Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là?
Để thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu tăng trưởng nền kinh tế mạnh mẽ, cùng với đó là hình thành nền kinh tế tri thức- nền kinh tế dựa trên kĩ thuật, công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã xuất hiện và giải quyết những bức thiết đó. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cuộc cách mạng khoa cụ thể hơn là Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê nhé!
1. Tổng quan về cuộc cách mạng khoa học – Kỹ thuật hiện đại
– Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật
+ Do đòi hỏi cuả cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần cho con người.
+ Sự bùng nổ dân số và sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của chiến tranh cũng như do phục vụ đời sống con người,…
+ Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai và cách mạng công nghệ bùng nổ cũng vì nhu cầu phục vụ xã hội, đời sống don người và sự phát triển kinh tế.
– Thời gian: Từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.
– Đặc điểm:
+ Khoa học- kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học.
+ khoa học gắn liền với kĩ thuật và đi trước mở đường cho sự phát triển của kĩ thuật, công nghệ. Kĩ thuật tiếp tục phát triển để mở đường cho sản xuất.
+ Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguyên nhân, nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, thâm nhập sâu sắc vào sự phát triển của sản xuất.
– Hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại:
+ Giai đoạn thứ nhất: Từ những năm 40 đến nửa đầu của những năm 70 của thế kỉ XX. Do cuộc chiến tranh thế giới lần thữ hai (1939-1945) đặt ra yêu cầu phát triển các phương tiện chiến tranh tối tân hơn nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng lưới chỉ huy và thông tin liên lạc hiệu quả cùng những vũ khí hiện đại có tính sát thương lớn.
+ Giai đoạn thứ hai: Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành giá trị cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật nên giai đoạn này được gọi là cách mạng khao học- công nghệ. Giai đoạn này ra sự khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết như đẩy mạng nghiên cứu khoa học- kỹ thuật theo chiều sâu nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển kinh tế.
– Thành tựu:
Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách majgn khao học- kĩ thuật hiện đại có những bước nhảy vọt với những tiến bộ lớn:
+ Trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đặt được những phát min hto lớn: Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học, các khoa học về Trái đất. Dựa vào những phát minh này con người đã vận dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
- Vật Lý với sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức Anbe Anhxtanh.
+ Những phát minh về công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghiac quan trọng bật nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, rada, hàng không, điện ảnh,…
+ Tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,…trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
+ Sáng chế những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang bị cạn kiệt dần như chất polymer- giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như các ngành công nghiệp.
+ Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều vấn nạn về lương thực, nạn đói kéo dài.
+ Tiến bộ về lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với các loại máy bay siêu âm khổng lồ,những tàu hỏa tốc độ cao,… những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo như hệ thống Định vi toàn cầu GPS.
+ Đi đầu công cuộc chinh phục vũ trụ.
+ Sản xuất vũ khí hiện đại.
Mỹ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đi đầu khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và đạt những thành tự vô cùng to lớn, từ đó giúp nền kinh tế Mỹ đặt mức tăng trưởng tốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từ đó không ngừng thay đổi với những công nghệ hiện đại hơn.
– Ý nghĩa:
+ Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật hiện đại đã mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.
+ Bước ngoặt cho sự phát triển của xã hội, bước nhảy vọt trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động và thay đổi hoàn toàn cơ cấu các ngành kinh tế ở nhiều khu vực.
+ Sự tự động hóa cao độ của nền sản xuất dựa trên việc điện tử hóa, chuyển từ sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.
+ Nhưng chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới, bên cạnh đó còn tác động trực tiếp đến môi trường như tình trạng ô nhiễm, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh dịch mới,…
2. Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
Câu 1: Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là?
A. Anh
B. CHLB Đức
C. Mỹ
D. Nhật Bản
Đáp án: C
Giải thích: Mỹ là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại với phát minh đầu tiên là chế tạo chiếc máy tính điện tử vào năm 1946, sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới, chinh phục vũ trụ,…
Câu 2: Cuộc cách mạng do Mỹ khởi đầu diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Đầu những năm 40 của thế kỉ XX
B. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX
C. Đầu thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XVIII
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại lần thứu hai của Mỹ khởi đầu và đặt được nhiều thành tựu bắt đầu vào giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
Câu 3: Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là?
A. Do nhu cầu xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc
B. Do nhu cầu khám phá thế giới
C. Do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công
D. Do nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người
Đáp án: D
Giải thích: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỉ XX bắt nguồn từ những nhu cầu ngày càng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử của bùng nổ dân số thế giới và sự cạn kiệt nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong khi sức lực và khả năng sinh học của con người có hạn không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu ngày càng tăng đó. Những đòi hỏi này đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phải giải quyết, trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra vật liệu mới.
Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX đến nay trai qua mấy giai đoạn phát triển?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ những năm 1940 tới giữa những năm 1970. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đến nay, với đặc điểm khoa họ kĩ thuật phát triển theo chiều sâu, trọng tâm đặt nhiều vào sự phát triển về nghiên cứu các loại công nghệ và cách mạng về công nghệ được nâng lên hàng đầu.
Câu 5: Phát minh quan trọng về công cụ sản xuất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là?
A. Robot
B. Máy tự động
C. Máy tính điện tử
D. Hệ thống máy tự động
Đáp án: C
Giải thích: Thành tự mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đặt được là những phát minh to lớn về công cụ sản xuất mới, trong đó ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử.
Câu 6: Vì sao trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật con người cần phải tìm ra những nguồn năng lượng mới?
A. năng lượng mặt trời, năng lượng gió có sẵn trong tự nhiên
B. Nguồn năng lượng nguyên tử ngày càng phổ biến
C. Nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt
D. Nguồn năng lượng thiên nhiên có sẵn
Đáp án: C
Giải thích: Do tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên có giới hạn về số lượng và đặc tính trong khi những yêu cầu mới nảy sinh trong cuộc sống ngày càng tăng dẫn đến việc không thể đáp ứng kịp. Trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn kiệt nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, chiến tranh mang tính cấp bách đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kĩ thuật, công nghệ để khắc phục khó khăn và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng đắt đỏ của nhân loại và phải sống gắn bó với các hiện tượng tự nhiên như mua, gió, sấm,… vì thế buộc con người phải tìm ra những nguồn năng luợng mới.
Trên đây là lý thuyết và những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài viết Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là? Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc chưa hiểu hết nội dung, hãy gọi tổng đài điện thoại: 1900.6162, Luật Minh Khuê rất mong hỗ trợ bạn kịp thời. Chúc các bạn có trải nhiệm tham khảo bài tập tốt trước khi đến lớp. Trân thành cảm ơn!