Quảng cáo Amazon là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo Amazon mới nhất – ONBRAND

Quảng cáo Amazon phương pháp tuyệt vời giúp bạn đổ traffic về listing của mình ngay lập tức khi sản phẩm vừa launching, hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, dựa vào đó tìm kiếm khách hàng tiềm năng và biến họ thành những khách mua hàng thường xuyên của bạn. Nhưng làm cách nào để chạy quảng cáo Amazon hiệu quả và tối ưu chi phí?

Trong cuộc chơi đốt tiền này, đâu là hướng đi tối ưu nhất? Hãy cũng Onbrand tìm hiểu.

 

1. Quảng cáo Amazon là gì?

Nói một cách đơn giản, quảng cáo trên Amazon cũng giống như quảng cáo trên Google Ads.

Khi chúng ta nhập một từ khóa trên Amazon.com, kết quả sẽ xuất hiện, và một số kết quả được hiển thị dưới dạng Brand hoặc có chữ “sponsored” chính là sản phẩm đang sử dụng quảng cáo của Amazon.

Ví dụ: Khi chúng ta tìm kiếm từ khóa Robusta Coffee kết quả trả về sẽ như sau:

Quảng cáo có thể nằm ở đây:

quang-cao-amazon-la-gi

Hoặc ở đây, khi chúng ta cuộn xuống dưới:

quang-cao-cua-amazon

Người bán hàng muốn tăng hiện diện sản phẩm thì phải đấu thầu cho những vị trí này ứng với một từ khóa cụ thể. Chi phí sẽ được tính phụ thuộc vào từng cái nhấp chuột của người tiêu dùng. Chúng ta gọi đây là: PAY PER CLICK.

Trong khi Google và Facebook chỉ có thể suy ra ý định mua hàng thì Amazon có vô số dữ liệu chứng minh điều này. Chính vì vậy quảng cáo của Amazon hiệu quả hơn rất nhiều.

Vấn đề là doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng loại quảng cáo nào trên Amazon?

 

2. AMS và AAP/ASP

Thực tế, Amazon cung cấp rất nhiều giải pháp quảng cáo, từ việc quảng cáo trên chính nền tảng Amazon.com cho đến những quảng cáo khác trên Blog Amazon, Youtube của Amazon hay thông qua các thiết bị Alexa của họ.

cac-loai-quang-cao-amazon

Xem thêm về các giải pháp quảng cáo của Amazon!

Nhìn chung thì có nền tảng: AMS và AAP/DSP

 

2.1. Amazon Marketing Services (AMS)

AMS cung cấp 3 loại quảng cáo PPC (Pay Per Click)  khác nhau:

amazon-marketing-services

Nhà bán hàng có thể thiết lập và quản lý các chiến dịch quảng cáo này thông qua AMS dashboard (đối với Vendors) và Seller Central account (đối với người bán thông thường).

 

2.2. Amazon Advertising Platform (AAP)/ Amazon’s Demand Side Platform (DSP)

Nền tảng quảng cáo của Amazon hoặc của bên thứ ba cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng thông qua:

  • Quảng cáo hiển thị trên web máy tính và di động

  • Banner ads trên điện thoại

  • Interstitial ads trên điện thoại

  • Video ads

Các quảng cáo này có thể hiển thị trên các Amazon.com và trên các trang web khác ngoài Amazon

 

2.3. Bạn phù hợp với nền tảng quảng cáo nào? AMS hay AAP/DSP?

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, điều kiện và cả kế hoạch phát triển của doanh nghiệp để đề ra mục tiêu đang nhắm đến trong phễu marketing.

  • Các chiến dịch AMS hiệu quả đối với mục đích chuyển đổi để bán hàng, ở thời điểm khách hàng đã có hành vi tìm kiếm để mua hàng.

  • AAP/DSP phù hợp với việc branding, tăng nhận diện thương hiệu. Quảng cáo này sẽ xuất hiện trên các trang web của Amazon và ngoài Amazon, phù hợp với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bạn.

 

3. Loại quảng cáo phổ biến trên Amazon

3.1. Amazon Sponsored Ads

  • Quảng cáo tài trợ trên Amazon là quảng cáo hiển thị sản phẩm hoặc thương hiệu trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột.  (Quảng cáo sản phẩm trên Amazon) Mục tiêu khách hàng được nhắm đến dựa trên từ khóa. 

  • Amazon sẽ đề xuất từ khóa để đặt giá bid hoặc có thể nhắm mục tiêu như các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn.

  • Báo cáo thông tin chi tiết về hiệu suất quảng cáo, có thể thay đổi từ khóa và điều chỉnh giá bid nếu cần. Thậm chí bạn có thể cho ngưng quảng cáo nếu thấy tỷ lệ chuyển đổi của từ khóa đó quá thấp mặc dù tỷ lệ nhấp hoặc lượt hiển thị cao.

Sponsored Products

Bạn có thể thiết lập quảng cáo theo các loại từ khóa:

  • Từ khóa chung/ rộng: ví dụ “White hand mixers”

  • Từ khóa cụm từ: ví dụ “Stainless steel hand mixer” cho biết bạn bán máy trộn cầm tay bằng thép không gỉ, nhưng “stainless steel mixer”có thể hiện ra những máy trộn thép không gỉ nhưng chưa chắc là loại cầm tay.

  • Từ khóa chính xác: chỉ khi tìm kiếm chính xác từ khóa này thì quảng cáo mới được hiển thị.

Xem thêm cách chạy quảng cáo Amazon Sponsored Products (Quảng cáo sản phẩm trên Amazon) đầy đủ ở bài viết sau!

 

Sponsored Brands (Headline Search Ads)

Bạn có thể nhắm đến mục tiêu dựa trên 3 loại từ khóa:

  • Từ khóa sản phẩm có thương hiệu

  • Từ khóa đi kèm: ột nhóm gồm hai sản phẩm riêng lẻ thường được bán cùng nhau vì đáp ứng nhu cầu chung của khách hàng.

  • Tự động: Từ khóa đã thành công khi chạy các chiến dịch quảng cáo sản phẩm tài trợ.

Loại quảng cáo này có thể dẫn đến Store của thương hiệu. Vì vậy bạn cần đầu tư cho cửa hàng của mình, nói lên được câu chuyện thương hiệu và góp phần điều hướng khách hàng.

Nên đưa đặc điểm nổi bật của sản phẩm lên đầu dòng tiêu đề sản phẩm. Không chứa các từ khóa mang nghĩa như “#1” ha “Best Seller” (quảng cáo sẽ không được chấp nhận).

Xem thêm cách chạy quảng cáo Amazon Sponsored Brands đầy đủ ở bài viết sau!

 

Amazon Product Display Ads

quang-cao-hien-thi-amazon

Quảng cáo này xuất hiện trên các trang bán hàng của đối thủ mỗi khi khách hàng nhấp vào khi tìm kiếm bằng một từ khóa cụ thể.

Trên tiêu đề quảng cáo được chứa các từ như “Exclusive”, “New”, “Buy Now”, “Save Now” nhưng không được chứa “#1” hay “Best Seller”.

3.2. Amazon Display Ads

Quảng cáo này có thể xuất hiện trên các trang web, ứng dụng, thiết bị của Amazon và các trang web của bên thứ 3. Doanh nghiệp quản lý chiến dịch thông qua Amazon DSP.

3.3. Amazon Video Ads

Quảng cáo video là nhằm vào mục đích branding. Nó cho phép doanh nghiệp kể câu chuyện và kết nối cảm xúc với khách hàng ở giai đoạn đầu tiếp cận.

Quảng cáo video không chỉ xuất hiện trên nền tảng mua sắm Amazon mà còn được giới thiệu trên những trang web khác.

  • Tăng nhận thức thương hiệu: đưa video lên các trang như IMDp, Fire TV

  • Phạm vi tiếp cận lớn, vượt ra ngoài quảng cáo truyền hình truyền thống

  • Tạo kết nối với khách hàng bằng cách ghép các video với hình ảnh để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm

 

4. Tại sao nên quảng cáo trên Amazon?

300 triệu người dùng Amazon và ước tính có 80 triệu người Mỹ là thành viên của Amazon Prime. Con số này không ngừng tăng lên!

Và với số lượng người mua hàng đông đảo như vậy, họ đã thu thập được một nguồn dữ liệu vô cùng lớn về thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Amazon là 1 trong 3 nhà quảng cáo hàng đầu Hoa Kỳ vào năm 2019 về tổng chi tiêu quảng cáo quốc gia. Một lượng chi tiêu đáng kể của quảng cáo Amazon được chi cho Amazon Prime Day.

chi-phi-cho-quang-cao-amazon

Qua thống kê trên chúng ta cũng thấy được chi phí được chi cho quảng cáo Amazon. Và muốn bán hàng trên Amazon, việc chạy quảng cáo là điều không cần bàn cãi, chúng tôi cũng cần đưa ra quá nhiều lý do cho điều này.

 

5. Các thuật ngữ xung quanh việc chạy quảng cáo Amazon

Trong khi có hơn 5 triệu người bán trên Amazon trên toàn thế giới thì ở Hoa Kỳ chỉ có 140000 người bán đang có doanh thu hơn $100000. Vì vậy việc chạy đua cho quảng cáo trên Amazon là điều hiển nhiên.

Dưới đây là những con số thống kê của một người bán hàng trung bình trên Amazon. Lưu ý, nó không chia theo ngành hay bất kỳ ngách nào.

cac-chi-so-the-hien-su-hieu-qua-cua-quang-cao-amazon

Dựa vào bản trên, chúng ta có những thuật ngữ sau đây quyết định đến quảng cáo Amazon: CTR, CPC, CVR, ACOS, Daily Impressions, Daily Clicks, Daily Conversions, Daily Ad Spend, Daily Revenue.

 

5.1. Click Through Rate (CTR)

CTR là tỷ lệ nhấp chuột, bằng tổng số nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được trên tổng số lần hiển thị.

CTR = TOTAL CLICKS / TOTAL IMPRESSIONS

Ví dụ: Nếu bạn nhận được 1 nhấp chuột trên tổng số 100 lần hiển thị thì CTR là 1%

CTR trung bình trên Amazon là: 0,41%

Nếu CTR của bạn thấp, có nghĩa là người mua trên Amazon không thấy sản phẩm của bạn hấp dẫn so với nhu cầu của họ. Lúc này, bạn cần cải thiện:

  • Chất lượng ảnh chính

  • Chất lượng tiêu đề

  • Số lượt đánh giá

  • Review score

  • Hình thức vận chuyển (FBA hay FBM)

  • Giá

CTR-Amazon

5.2. Cost Per Click (CPC)

CPC (Giá mỗi lần nhấp chuột)

Mô hình: PPC (đấu giá trên mỗi lượt nhấp, giá bid càng cạnh tranh thì khả năng hiển thị phù hợp càng cao)

Chi phí được khấu trừ trực tiếp từ tài khoản bán hàng của bạn. Chi phí chỉ được tính khi có lượt nhấp chuột.

Cách đặt giá bid: Nếu như bạn đặt giá bid cho từ khóa A là $2 (và bạn đang là người cao nhất), trong khi người đặt giá bid cao thứ 2 là $1 thì thực tế bạn chỉ cần đặt $1.01.

Mặc dù người đặt giá bid cao nhất có cơ hội thắng cao nhất nhưng CPC thấp có nghĩa là ROI sẽ cao.

CPC trung bình trên Amazon là: $0,71

Nếu bạn nhận được CPC thấp hơn con số trung bình này, chiến dịch của bạn có thể đang tốt!

ty-le-CPC-trong-quang-cao-amazon

5.3. Conversion Rate (CVR)

CVR (tỷ lệ chuyển đổi)

CVR = TOTAL CONVERSIONS / TOTAL CLICKS

CVR trung bình trên Amazon là: 9,55%

Và đương nhiên con số trung bình này rất khác với chỉ số của từng ngành cụ thể.

Với Amazon, các sản phẩm đắt tiền hơn (> $100) sẽ có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với các sản phẩm khác.

Làm sao để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi?

  • Xem lại từ khóa có thật sự liên quan đến sản phẩm không? Hoặc nó có quá rộng không? Lời khuyên là nên đi những từ khóa ngách, ít người cạnh tranh, độ liên quan cực kì cao.

  • Trường hợp khác, nếu khách hàng nhấp vào trang bán hàng của bạn nhưng họ không đưa ra quyết định mua hàng. Lúc này bạn cần xem xét tối ưu lại trang bán hàng của mình (tất cả các yếu tố dù là nhỏ nhất).

Lưu ý:

  • Chọn thời gian và mẫu lớn sẽ tăng độ chính xác của tỷ lệ chuyển đổi

  • Đối với ngành/ sản phẩm/ từ khóa có độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng thấp

  • Luôn chú ý đến lợi nhuận. Luôn kiểm tra xem tỷ lệ chuyển đổi này có mang lại đủ doanh thu để bù đắp lại chi phí quảng cáo.

ty-le-chuyen-doi-trong-quang-cao-amazon

5.4. Advertising Cost of Sales (ACOS)

ACOS là tổng chi tiêu cho quảng cáo chia cho tổng doanh số bán hàng.

ACOS – TOTAL AD SPEND / TOTAL SALES

Ví dụ: Nếu ACOS của bạn là 20%, bạn đang chi $0,2 cho quảng cáo để kiếm được $1 doanh số.

ACOS trung bình trên Amazon là: 27,59%

Nếu biết được ACOS mục tiêu, bạn sẽ suy ra được giá bid phù hợp.

Làm cách nào để tính ACOS mục tiêu?

Đây là một chủ đề phức tạp và Onbrand sẽ trình bày ở bài sau!

ty-le-chi-phi-quang-cao-tren-doanh-thu-trong-quang-cao-amazon

5.5. Daily Impressions

Lần hiển thị là số lần sản phẩm được xuất hiện trên trang tìm kiếm của Amazon bất kể có được nhấp vào hay không.

Số lần hiển thị hàng ngày trung bình trên Amazon là: 101265

Đối với các sản phẩm mới, bạn vừa listing, điều bạn nên làm chính là sử dụng quảng cáo của Amazon để tăng khả năng hiển thị. Đến khi sản phẩm đã có lượng traffic tương đối, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển sang những cách góp phần tăng hiển thị tự nhiên.

 

5.6. Daily Clicks

Số lần nhấp chuột trung bình hàng ngày trên Amazon là: 382

Khi chạy quảng cáo, bạn buộc phải tối ưu hình ảnh chính, tiêu đề, giá và các yếu tố khác để khách hàng nhấp chuột. Nhưng vấn đề là sau khi nhấp chuột, sản phẩm và trang bán hàng của bạn phải thuyết phục được khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nếu không chi phí cho một lần nhấp chuột trên là hoàn toàn vô nghĩa.

ty-le-click-trong-quang-cao-amazon

5.7. Daily Conversion

Chuyển đổi trung bình mỗi ngày cho Amazon Ads là: 382

Đừng nhầm lẫn con số này với các đơn vị đã bán. Một lần nhấp chuột và một lần mua hàng được tính là 1 chuyển đổi, và họ có thể mua 10 đơn vị hàng hóa trong 1 lần chuyển đổi này.

 

5.8. Daily Ad Spend

Số tiền chi cho quảng cáo một ngày có thể được đo lường ở cấp độ tài khoản, chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc từ khóa. Nó tùy thuộc vào cách doanh nghiệp quản lý.

Chi tiêu trung bình mỗi ngày cho Amazon Ads là : $268,21

 

5.9. Daily Revenue

Doanh thu trung bình nhận được từ Amazon Ads là : $987,77

Doanh thu bán hàng của bạn là số tiền bạn nhận được, đã bao gồm chiết khấu, khấu trừ và hoàn tiền (nếu có). Tất cả các chỉ số đã nói ở những phần trên sẽ cho chúng ta biết vấn đề nằm ở đâu để nâng con số này lên.

Lưu ý lần nữa: Đây chỉ là con số trung bình trên Amazon được thống kê tương đối, không chia cụ thể ở phân khúc hay ngành nghề nào. Nó chỉ mang tính tham khảo.

 

6. Các bước tiến hành một chiến dịch quảng cáo trên Amazon

Ở đây, Onbrand chỉ đề cập đến quảng cáo được tài trợ trên Amazon dưới hình thức PPC.

6.1. Nghiên cứu đối thủ, từ khóa

6.2. Tối ưu Amazon listing

Xem bài viết về tối ưu hóa Listing tại đây:

6.2. Tạo chiến dịch quảng cáo

Những điều cần chuẩn bị:

  • List sản phẩm sẽ chạy quảng cáo

  • Loại quảng cáo muốn chạy

  • Danh sách từ khóa sẽ chạy quảng cáo

  • Ngân sách tối đa bạn có thể chi ra cho quảng cáo Amazon

  • Mức giá thầu cho một lượt click chuột

  • Thời gian của chiến dịch

Bạn có thể chạy chiến dịch không cố định ngày kết thúc và điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình thực hiện.

Các bước thiết lập quảng cáo Amazon Sponsored Products:

  • Mở tài khoản

    Seller Central

    của bạn lên và click vào

    Advertising > Campain Manager

Amazon-campain-manager

  • Một cửa sổ mới hiện ra và bạn bắt đầu chọn loại quảng cáo muốn thiết lập:

Choose-your-Amazon-campain-type

  • Khởi tạo chiến dịch:

Chọn tên chiến dịch, ngày bắt đầu, ngày kết thúc (không nên thiết lập ngày kết thúc để tránh quảng cáo bị dừng đột ngột trong quá trình thử nghiệm hoặc quảng cáo đang hoạt động tốt).

Chọn ngân sách: Điều này phụ thuộc vào điều kiện, kế hoạch và khả năng đầu tư của bạn.

Mục tiêu: Bạn có thể chọn mục tiêu tự động do Amazon đề xuất, nhưng thông thường không ai làm vậy cả, đó là lý do có bước nghiên cứu từ khóa ở trên. Chọn Manual targeting.

Create-Amazon-campaign

  • Lời khuyên là không nên chọn giá thầu cố định. Điều này khiến doanh nghiệp không thể điều chỉnh ngân sách trong quá trình chạy quảng cáo. Chọn

    Dynamic bids – down only

Campaign-bidding-strategy

  • Chọn sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm muốn quảng cáo:

Create-an-ad-group

  • Bạn có thể chọn mục tiêu tự động hoặc tự chọn, có thể bật tắt campain không hiệu quả dựa vào từ khóa negative:

Automatic-target

set-up-amazon-ads

  • Nhấn

    Launch Campign

6.3. Kiểm tra, đo lường và điều chỉnh

Nếu bạn tiến hành quảng cáo Sponsored Product thì nó sẽ được chạy ngay lập tức, còn đối với Sponsored Brands thì phải qua quá trình kiểm duyệt từ Amazon.

Thường xuyên theo dõi báo cáo để điều chỉnh ngay nếu có từ khóa không hiệu quả.

6.4. Hiểu được thị trường và chuẩn bị cho đợt chạy quảng cáo Amazon sau hiệu quả hơn

 

7. Nên chi bao nhiêu cho quảng cáo trên Amazon?

Thật khó để đưa ra lời khuyên cho điều này, vì nó thật sự phụ thuộc vào kế hoạch, điều kiến và định hướng của doanh nghiệp. Hơn nữa, tùy vào từng ngành hàng, ngách sản phẩm khác nhau, lại có một chiến lược khác nhau về ngân sách quảng cáo; và tùy vào từng từ khóa và từng thời điểm, lại có có bid khác nhau.

Tìm hiểu về toàn bộ chi phí bán hàng trên Amazon để có kế hoạch cân đối ngân sách phù hợp!

 

8. Bật mí 7 tips tối ưu quảng cáo Amazon hiệu quả, ít chi phí

8.1. Điều chỉnh giá bid (giá thầu) hợp lý để tối ưu chi phí quảng cáo trên Amazon

8.2. Lựa chọn từ khóa phù hợp

Từ khóa phủ định chính là chìa khóa để cắt giảm chi tiêu lãng phí từ các nhấp chuột không mang lại chuyển đổi.

Tham khảo dịch vụ Nghiên cứu từ khóa của Onbrand tại đây:

8.3. Xác định mục tiêu ACOS

Nó phụ thuộc vào giai đoạn bán hàng của bạn. Nếu bạn chưa từng chạy quảng cáo cho sản phẩm vừa mới list thì ACOS sau chiến dịch đầu tiên thường dao động 80%. Nhưng những chiến dịch sau đó, khi đã có kinh nghiệm, bạn phải tăng mục tiêu lên. ACOS tốt phải dưới 35%..

8.4. Chọn đúng thời điểm để chạy PPC

Về lý thuyết, bạn có thể chạy PPC bất cứ khi nào bạn muốn. Nhưng nếu là sản phẩm vừa mới list, chưa có đơn và chưa có review nào, bạn không nên chạy quảng cáo. Vì khi khách hàng đến trang đích, bạn bị tính phí cho mỗi click chuột, nhưng khách hàng lại không đưa ra quyết định mua hàng do trang bán hàng chưa có review (không có cơ sở tham khảo).

Liên hệ ngay với Onbrand về dịch vụ Tối ưu quảng cáo trên Amazon!

8.3. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh

Bạn phải thường xuyên theo dõi, đọc số liệu, đưa những từ khóa không tốt thành từ khóa phủ định.

Sau một thời gian chạy quảng cáo, bạn biết định hành vi của khách hàng là thường mua vào khoảng thời gian nào. Ví dụ: khách hàng của bạn thường tìm kiếm mua hàng vào ban đêm, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh ngân sách $0 vào ban ngày, đến đêm bạn lại tăng ngân sách lên.

8.4. Tối ưu trang bán hàng

Việc tối ưu khả năng hiển thị quảng cáo, nhưng lại không có tỷ lệ nhấp chuột, hoặc khi đã nhấp chuột nhưng họ lại không có ý định mua hàng thì mọi công sức bỏ ra phía trên hoàn toàn không có ý nghĩa. Trang bán hàng và sản phẩm của bạn quyết định điều này. Tối ưu trang bán hàng là điều bắt buộc phải làm.

Nếu bạn chạy quảng cáo, hình ảnh chính là yếu tố quyết định đến việc click chuột của khách hàng. Hình ảnh và thông tin chênh lệch đến 60000 lần về mức độ xử lý thông tin của khách hàng. Để thu hút sự quan tâm của người mua và đưa họ đến trang bán hàng của bạn, hãy chú trọng đến hình ảnh (nơi quyết định 15% tỷ lệ chuyển đổi).

 

Kết luận

Không ai thành công chỉ bằng cách chạy quảng cáo Amazon cả nhưng nó là điều bắt buộc phải làm đối với bất kỳ một kế hoạch bán hàng nào. Nó là cách tốt nhất để tăng khả năng hiển thị của sản phẩm với người tiêu dùng.

Tham khảo dịch vụ bán hàng trên Amazon của Onbrand tại đây:

Theo dõi Fanpage của Onbrand để cập nhật tin tức mới nhất!

Please follow and like Onbrand

error

fb-share-icon
Tweet

fb-share-icon

5/5

(2 Reviews)