Quản trị tài chính và sức ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp 2022
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc của nhà quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu cũng như vai trò và chức năng của nó là gì? Hãy cùng SAM tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Quản trị tài chính doanh nghiệp có tên Tiếng Anh là Financial Management trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.
Quản trị tài chính doanh nghiệp gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính (mà cụ thể là bảng cân đối kế toán ở trong nó).
Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
2. Các yếu tố trong quản trị tài chính doanh nghiệp
+ Quyết định đầu tư
Bao gồm đầu tư vào tài sản cố định hay còn gọi là ngân sách vốn. Đầu tư vào tài sản hiện tại cũng là một phần của quyết định đầu tư được gọi là quyết định vốn lưu động.
+ Quyết định tài chính
Các quyết định này liên quan đến việc huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác nhau, sẽ phụ thuộc vào quyết định về loại nguồn vốn, chi phí tài chính và lợi tức lúc đó.
+ Quyết định cổ tức
Người làm công tác quản lý tài chính phải đưa ra quyết định liên quan đến phân phối lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận ròng được chia thành 2 loại:
– Cổ tức cho cổ đông
– Lợi nhuận giữ lại
3. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
Việc quản trị tài chính thường có liên quan đến việc mua sắm, phân bổ và kiểm soát các nguồn tài chính. Các mục tiêu của việc quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên và đầy đủ đảm bảo hoạt động kinh doanh
+ Đảm bảo lợi nhuận đầy đủ cho các cổ đông sẽ phụ thuộc vào khả năng thu nhập, giá thị trường của cổ phiếu, kỳ vọng của cổ đông.
+ Đảm bảo sử dụng quỹ tối ưu, sử dụng tiền với hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu.
+ Đảm bảo an toàn về đầu tư, có nghĩa là các quỹ cần phải được đầu tư vào các dự án an toàn để có thể đạt được tỷ lệ lợi nhuận đầy đủ.
+ Cần có sự quy hoạch để đảm bảo sự cân bằng giữa chủ đầu tư và vốn chủ sở hữu.
– Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế chính là chỉ tiêu lợi nhuận quan trọng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có lãi hay không, nhưng chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế này chưa chắc đã đánh giá được giá trị của cổ động doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn góp rồi dùng số tiền huy động được để đầu tư vào trái phiếu thu lợi nhuận, lợi nhuận sẽ gia tăng tuy nhiên lợi nhuận trên vốn cổ phần giảm vì số lượng cổ phần phát hành tăng. Do đó, cần bổ sung thêm chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.
– Tối đa hóa lợi nhuận trên cổ phần của doanh nghiệp: Mục tiêu này có thể bổ sung hạn chế trên của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định như không xét đến yếu tố thời giá tiền tệ và yếu tố rủi ro. Vì vậy mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là mục tiêu thích hợp nhất của quản trị tài chính công ty vì nó chú ý nhiều yếu tố như độ dài thời gian, rủi ro, chính sách cổ tức và những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
4. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
Ước tính các yêu cầu về vốn
Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.
Xác định thành phần vốn
Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.
Lựa chọn nguồn vốn
Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như:
– Phát hành cổ phiếu và trái phiếu
– Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính
– Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu
– Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và thời gian tài trợ.
Đầu tư của các quỹ
Người quản trị phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.
Quăng bỏ thặng dư
Quyết định về lợi nhuận ròng phải được thực hiện bởi người quản trị tài chính. Điều này có thể được thực hiện theo 2 cách dưới đây:
– Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng.
– Lợi nhuận giữ lại: Phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty
Quản lý tiền mặt
Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu…
Kiểm soát tài chính
Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…
5. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một vài nguyên tắc dưới đây:
– Trade-off: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao
Việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận.
– Tác động của thuế
Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.
– Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính
Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh song đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh nghiệp.
6. Phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
+ Thứ nhất: Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Để là được điều này, các bạn cần phải dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, sau đó tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp thông qu các số liệu và tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn thấy tình hình thực tế và cơ hội kinh doanh khởi nghiệp mới để nắm bắt và có phương pháp đầu tư hiệu quả.
+ Thứ hai: Các nhà quản trị doanh nghiệp phải chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Bởi cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát triển các hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào để đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.
+ Thứ ba: Các nhà quản trị doanh nghiệp phải tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.
+ Thứ tư: Phải đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM