Quản trị rủi ro là gì? 6 bước của quy trình quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro có lẽ chưa bao giờ quan trọng hơn bây giờ. Bởi những rủi ro mà các tổ chức hay doanh nghiệp phải đối mặt ngày càng lớn và phức tạp hơn. Vậy quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro bao gồm những bước nào? Bài viết dưới đây của ISOCERT sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là một thực tiễn kinh doanh quan trọng giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và đo lường các rủi ro hiện hữu trong môi trường kinh doanh để ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà chúng có thể ảnh hưởng đến tổ chức, từ đó đưa ra các hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.

Quy trình quản trị rủi ro – 6 bước cơ bản

Quy trình quản trị rủi ro là một tập hợp các bước mà một tổ chức nên thực hiện thường xuyên, theo thói quen, để đánh giá và giảm thiểu các mối nguy có trong tổ chức và ngành nghề kinh doanh của bạn.

Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 6 bước: Xác định bối cảnh, nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro. Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào 6 bước của quá trình quản trị rủi ro, các bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Xác định bối cảnh

Xác định bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro. Tổ chức phải hiểu bối cảnh mà phần còn lại của quá trình quản trị rủi ro sẽ diễn ra. Ngoài ra, tổ chức nên thiết lập các tiêu chí sẽ sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xác định cấu trúc phân tích của mình.

Bước 2: Nhận dạng rủi ro

Tổ chức phải xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một quá trình hoặc dự án cụ thể của tổ chức.

Bước 3: Phân tích rủi ro

Sau khi đã xác định được các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, tổ chức phải xem xét tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả nó mang lại ra sao. Mục tiêu của việc phân tích rủi ro là để hiểu rõ hơn về từng trường hợp rủi ro cụ thể, và cách nó ảnh hưởng như thế nào đến các dự án và mục tiêu của doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá rủi ro

Sau khi hoàn thành việc phân tích rủi ro, cần tiến hành đánh giá rủi ro. Tổ chức đánh giá thêm từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định được khả năng rủi ro tiềm tàng sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả mà nó mang lại ra sao. Điều này cho phép công ty quyết định liệu một rủi ro có thể chấp nhận và liệu họ có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không?

Bước 5: Xử lý và ứng phó rủi ro

Trong bước này, công ty sẽ xem xét các rủi ro được xếp hạng cao nhất của mình và phát triển một kế hoạch để giảm thiểu những rủi ro này bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể. Các kế hoạch đó bao gồm các quy trình giảm thiểu rủi ro, các chiến thuật phòng ngừa rủi ro và các kế hoạch dự phòng để xử lý các rủi ro nếu chúng xảy ra. 

Bước 6: Giám sát rủi ro 

Điều quan trọng cần lưu ý là quản trị rủi ro là một quá trình liên tục và không kết thúc khi rủi ro đã được xác định và giảm thiểu. Các chính sách, kế hoạch quản trị rủi ro của tổ chức cần được xem xét lại hàng năm để đảm bảo các chính sách luôn được cập nhật và phù hợp.

Những lợi ích và thách thức của quản trị rủi ro là gì?

Quản lý hiệu quả các rủi ro có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực đến nguồn vốn và thu nhập của doanh nghiệp. Nó cũng đưa ra những thách thức, ngay cả đối với các công ty có chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng. Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua một số lợi ích và thách thức của quản trị rủi ro.

Lợi ích của quản trị rủi ro trong tổ chức

  • Nâng cao nhận thức về rủi ro trong toàn bộ tổ chức

  • Tin tưởng hơn vào các mục tiêu của tổ chức vì rủi ro được tính vào chiến lược

  • Ngăn chặn dòng tiền được sử dụng phung phí

  • Cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các quy trình và kiểm soát rủi ro nhất quán hơn

  • Cải thiện an toàn và an ninh tại nơi làm việc cho nhân viên và tổ chức

  • Tạo nên sự cạnh tranh khác biệt trên thị trường.

Thách thức khi tổ chức quản trị rủi ro

  • Chi phí ban đầu tăng lên do các chương trình quản trị rủi ro có thể yêu cầu phần mềm và dịch vụ đắt tiền

  • Việc tăng cường chú trọng quản trị cũng đòi hỏi các đơn vị kinh doanh phải đầu tư thời gian và tiền bạc để tuân thủ

  • Đạt được sự đồng thuận về mức độ nghiêm trọng của rủi ro và cách xử lý nó có thể là một bài tập khó, gây tranh cãi và đôi khi dẫn đến việc phân tích rủi ro bị tê liệt

  • Rất khó để nhìn và hiểu được bức tranh toàn cảnh về rủi ro tích lũy

  • Các chính sách quản trị rủi ro của một tổ chức còn non nớt, chưa được phát triển và khó có thể đưa ra các đánh giá chính xác.

Dù biết việc quản trị rủi ro trong tổ chức là không hề đơn giản và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, một công ty có kế hoạch cho những rủi ro tiềm ẩn sẽ có thể phản ứng nhanh hơn với những tiềm ẩn đó. Và một nhà quản lý dự án thành công nên hiểu rằng việc quản trị rủi ro là vô cùng quan trọng vì các dự án thành công thường phụ thuộc vào việc lập kế hoạch, chuẩn bị, kết quả và đánh giá. Vì vậy, với sự đầu tư và hiểu biết mạnh mẽ về tổ chức, quy trình quản trị rủi ro có thể là bổ ích.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về quy trình quản trị rủi ro. Hy vọng sẽ giúp cho Quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các bước trong quy trình cũng như tầm quan trọng của nó trong công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ tận tình nhất! ISOCERT rất hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên con đường gặt hái thành công! 

Ngày cập nhật: 24-10-2021