Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì và nguyên tắc quản trị rủi ro doanh nghiệp
Đa phần chúng ta nhận biết được rủi ro khi nó đã xẩy ra. Nhưng để nhận biết được rủi ro tiền ẩn thì phải thông qua việc quản trị và phân tích. Hãy cùng Smartrain.vn tìm hiểu về Quản trị rủi ro doanh nghiệp và nguyên tắc quản trị rủi ro doanh nghiệp qua bài viết dưới đây:
Tìm hiểu quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là gì?
Đây là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và được thực hiện liên tục để xác định (identify), kiểm soát (control) và báo cáo (report) các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro được xem là một quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với từng nguy cơ.
Có hai quan điểm về quản trị rủi ro mà bạn nên biết, đó là:
Nhận thức về rủi ro một cách chính xác
Thứ nhất:
Quản trị rủi ro DN là 1 quy trình được thực thi bởi 1 hội đồng bao gồm những người quản lý, người điều hành và những người khác trong việc xây dựng chiến lược quản trị doanh nghiệp, xác định các sự kiện có khả năng tác động đến doanh nghiệp; đồng thời giới hạn mức độ rủi ro và các đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.
Thứ 2:
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một phương thức để quản lý các bất ổn thông qua việc đánh giá các bất ổn và xây dựng chiến lược xử lý để giảm thiểu thiệt hại từ các bất ổn.
Để quản trị rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ 04 nguyên tắc sau:
Tìm hiểu những nguyên tắc quản trị rủi ro doanh nghiệp
- Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết.
- Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp.
- Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí
- Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp
Doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường kinh doanh không ngừng vận động và thay đổi, do vậy cần quan tâm xem xét điều chỉnh các biện pháp đang thực hiện cho phù hợp với những biến đổi. Để làm được điều này doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá lại danh sách các rủi ro cùng với biện pháp ứng phó tương ứng cho phù hợp.
(Tổng hợp)