Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh không giống nhau

Đánh giá post

Cứ tưởng chừng, quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh tương tự nhau, nhưng bản chất nó lại có những điểm không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt này.

Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh tương tự nhưng không giống nhau

Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh khác nhau

Chương trình đào tạo

Quản trị doanh nghiệp

Nội dung đào tạo ngành quản trị doanh nghiệp thường tích hợp song song giữa kiến thức lý thuyết với thực tế kinh doanh: nó không chỉ bao gồm các thông tin về khoa học cơ bản của nhóm ngành kinh tế, kinh doanh mà còn đào tạo về công việc thực tế kinh doanh tại doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo quản trị doanh nghiệp cung cấp cho người học sau khi tốt nghiệp các kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở thực tiễn, kiến thức chuyên môn. Người học sẽ có năng lực thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến những chủ đề được đào tạo, có khả năng thích ứng cao với nền kinh tế luôn biến động.

Quản trị kinh doanh

Chương trình kiến thức chuyên ngành chính: quản trị Marketing, quản trị cung ứng dịch vụ, quản trị danh mục kế hoạch đầu tư, quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, hành vi người tiêu dùng, kiến thức luật kinh tế, nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp, quản trị bán hàng,…

Các kiến thức cơ sở: về kinh tế lượng, Marketing cơ bản, kiến thức kinh tế vi mô – vĩ mô, nguyên lý chuyên ngành kế toán, thống kê…

Ngoại ngữ: Các kiến thức tiếng anh chuyên ngành cần có

Tin học: tin học ứng dụng và văn phòng.

Xem thêm bài viết: quản trị kinh doanh marketing sale

Nguyên tắc

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Nguyên tắc hoạch định những chiến lược cụ thể, rõ ràng:

Hoạch định các chiến lược là quá trình quản lý xác định những mục tiêu kinh doanh, tầm nhìn cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc chuyên môn hóa, phân công lao động:

Nguyên tắc này có thể hiểu là mức độ ở đó các công việc trong doanh nghiệp được phân chia thành những bước công việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau được làm bởi những nhân sự khác nhau.

Nguyên tắc thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng:

Thẩm quyền được hiểu là quyền được xem xét và đưa ra quyết định một vấn đề, với việc một người có quyền ra quyết định cho một công việc thì người đó cũng là người sẽ chịu trách nhiệm với các quyết định của họ

Nguyên tắc kỉ luật

Kỉ luật là các tiêu chuẩn cần có trong hành động của các nhân viên mà doanh nghiệp quy định để mọi người thực hiện , đảm bảo mọi người đều phải thực hiện nghiêm túc và quyền lợi của mọi người là bình đẳng.

Thống nhất về các mệnh lệnh, về đường lối.

Doanh nghiệp đều phải được hoạt động dựa trên một hệ thống nhất, mục tiêu duy nhất và cố định, không thể doanh nghiệp hôm nay làm việc vì mục tiêu này nhưng mai thấy không phù hợp lại thay đổi.

Nguyên tắc lợi ích chung được đặt lên trên hết

Mọi người nhân viên trong doanh nghiệp phải đặt lợi ích chung của công ty, doanh nghiệp lên hàng đầu để cùng nhau thực hiện vì mục tiêu vì sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm bài viết: kỹ năng nhà quản trị

Nguyên tắc quản trị kinh doanh

  • Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Chấp hành pháp luật là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong quản trị kinh doanh.

Pháp luật là những bắt buộc của Nhà nước và các đơn vị quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải kinh doanh theo định hướng, mục tiêu của sự phát triển xã hội.

  • Nguyên tắc phải xuất phát từ khách hàng

Phân phối hàng hóa theo cơ chế thị trường tại thời điểm này, kết quả cuối cùng phụ thuộc hầu như vào quyết định vào người mua. Mọi một doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối lượng khách hàng cần có để có thể hoạt động và phát triển.

  • Nguyên tắc biệt tận dụng thời cơ và môi trường bán hàng

Bất kỳ công ty nào dù lớn và hùng mạnh tới đâu cũng có những mặt hạn chế và nhược điểm cố hữu. Vì thế phải biết nhìn nhận và tận dụng thị trường.

  • Nguyên tắc biết dừng lại đúng lúc

Vấn đề này có nghĩa là khi doanh nghiệp hoạt động ở bất kỳ một kế hoạch cụ thể hay một phương án nào đấy thì cũng chỉ nên có mức độ cụ thể.

  • Kỉ luật

Nhìn chung, kỉ luật được coi là yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Nếu như không có yếu tố kỉ luật bao gồm có các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc, nội quy và các giá trị, thì không doanh nghiệp nào có khả năng phát triển.

  • Nguyên tắc thống nhất về mệnh lệnh

Từ lâu, các phương châm quản trị đều cho rằng nhân viên chỉ nên theo lệnh từ một lãnh đạo độc nhất. Tại thời điểm hiện nay, với khá nhiều phương pháp và mô hình quản lý khác nhau về kiểu ma trận đan xen nhau trong một doanh nghiệp.

Nhiều khi chỉ cùng một ngành nghề nhưng nhân viên sẽ phải báo cáo với từ hai hoặc nhiều hơn cấp quản lý hay bên khách hàng.

Xem thêm: Tâm sự Ceo

Trên đây là bài so sánh quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh với những điểm khác biệt cụ thể. Hi vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích khi tìm đọc vấn đề này.