Quan điểm khác nhau trong lịch sử về phạm trù vật chất và giá trị khoa học của định nghĩa vật chất của Lê nin | Vatgia Hỏi & Đáp

doducngoc

doducngoc

Trả lời 14 năm trước

Hix vấn đề này tớ không rõ lắm thôi thì cứ trả lời vậy, tớ Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và nêu ý nghĩa khoa học của định nghĩa? Còn lại bạn tự suy luận các điểm khác nhau nhé! [:(]

1. Định nghĩa vật chất của Lênin:
Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản, nền tảng của CNDV, nó chứa đựng nội dung thế giới quan và phương pháp luận rất khái quát và sâu sắc.
Trong các học thuyết học trước Mác có nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này… Các nhà duy vật cổ đại quan niệm vật chất mang tính trực quan cảm tính và vì thế họ đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên của sự tồn tại. Hoặc các nhà triết học và khoa học tự nhiên do không hiểu phép biện chứng duy vật đã đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc vật chất với khối lượng – một thuộc tính phổ biến của các vật thể.
Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vật lý học đã có những phát minh rất quan trọng đem lại cho con người những hiểu biết mới và sâu sắc về cấu trúc của thế giới vật chất, (như phát hiện ra tia Rơn-ghen, hiện tượng phóng xạ, tìm ra điện tử,…). Chính các phát minh quan trọng này bị các nhà triết học duy tâm lợi dụng để cho rằng “Vật chất tiêu tan mất” và như thế toàn bộ nền tảng của CNDV sụp đổ hoàn toàn.
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và phê phán CNDT, Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin:
Khi nghiên cứu định nghĩa vật chất của Lê-nin chúng ta cần phải hiểu và nắm được 3 ý cơ bản sau:
– Vật chất là một phạm trù triết học: khi định nghĩa vật chất Lê-nin đòi hỏi cần phải phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù triết học với các khái niệm của KHTN về các đối tượng, sự vật cụ thể ở các trình độ kết cấu và tổ chức khác nhau và các thuộc tính khác nhau tương ứng của chúng. Vật chất ở đây được hiểu với nghĩa là một phạm trù rộng nhất trong hệ thống các phạm trù.
– Trong định nghĩa chúng ta cũng nhận thấy có hai mặt của một thuộc tính mà Lê-nin gọi là “đặc tính” duy nhất của vật chất đó là:
+ Vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác… và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Như vậy, chúng ta hiểu vật chất là thực tại khách quan, là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, với cảm giác, và đem lại cho chúng ta trong cảm giác, trong ý thức đều là vật chất. Thuộc tính này đã thể hiện lập trường của CNDV: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cảm giác, ý thức của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan.
+ Thực tại khách quan này con người có thể nhận thức được.
Tóm lại: Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã bao quát cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của CNDV biện chứng. Đây là định nghĩa đầy đủ nhất, toàn diện nhất, sâu sắc nhất và rộng nhất về vật chất. (3 điểm)
3. Ý nghĩa khoa học và cách mạng của định nghĩa: Định nghĩa vật chất của Lê-nin có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận sâu sắc đối với nhận thức khoa học và thực tiễn, vì: – Nó đã giải đáp một cách đầy đủ, khoa học hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học dựa trên quan điểm của CNDV biện chứng.
– Chống lại các quan điểm sai trái của CNDT khách quan và chủ quan, khắc phục được các thiếu sót của CNDV siêu hình quy vật chất vào vật thể cụ thể. Chống lại thuyết “bất khả tri luận” phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
– Định nghĩa đó đã làm rõ tính khái quát, tính phổ biến của phạm trù vật chất, bao quát cả dạng vật chất trong xã hội đó là tồn tại xã hội, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức xã hội. Khẳng định sự đúng đắn của nguyên lý về tính vô tận, vô hạn của thế giới vật chất.
– Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho các nghành khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Đồng thời có vai trò định hướng cho sự phát triển của nhận thức khoa học, tránh được sự khủng hoảng tương tự trong vật lý học vào cuối thế ky XIX và đầu thế kỷ XX.