Quản Lý Thu Chi Doanh Nghiệp Là Gì? 4 Cách Quản Lý Hiệu Quả Nhất

Trong hoạt động kinh doanh, buôn bán, nếu không  biết cách quản lý dòng tiền hiệu quả, chính xác, bạn sẽ không thể tạo ra lợi nhuận mong muốn và đưa doanh nghiệp của mình phát triển. Với thời đại kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, quản lý thu chi doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng, cần được chú ý. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc lợi ích và cách quản lý thu chi hiệu quả nhất.

Quản lý thu chi doanh nghiệp và lợi ích mang lại

Quản lý thu chi doanh nghiệp hay quản lý thu chi nội bộ được hiểu là việc quản lý nguồn thu, chi và dòng tiền của doanh nghiệp. Bạn cần phân tích các thông tin phản ánh về dòng tiền và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, đưa ra được kế hoạch chi tiêu phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh được tối ưu và hiệu quả. Đồng thời bạn còn cần xây dựng kế hoạch thu chi dài hạn hoặc ngắn hạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý thu chi doanh nghiệp là việc quản lý nguồn thu, chi và dòng tiềnQuản lý thu chi doanh nghiệp là việc quản lý nguồn thu, chi và dòng tiền

Việc quản lý thu chi doanh nghiệp cụ thể, chi tiết mang đến nhiều lợi ích cho tổ chức, công ty, bao gồm:

  • Tránh quá tải công việc cho kế toán: Thông thường tại các doanh nghiệp lớn sẽ có đội ngũ riêng để phân tích tình hình tài chính, kinh doanh. Trong khi đó, các công ty quy mô nhỏ sẽ phải tự làm và bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện là kế toán. Điều này dẫn đến tình trạng kế toán không đủ chuyên môn phân tích tài chính, thường bị quá tải và không đảm bảo được hiệu quả công việc.
  • Dễ dàng thống kê dòng tiền: Khi quản lý thu chi, chủ doanh nghiệp sẽ biết được chính xác doanh thu, lợi nhuận, đồng thời đưa ra quyết định có tiếp tục chi trả các khoản thuê mặt bằng, văn phòng, mua sắm thiết bị hay không. Ngoài ra, các thông tin tài chính được cập nhật liên tục, giúp người quản lý đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp.

4 cách quản lý thu chi doanh nghiệp hiệu quả nhất

Việc quản lý thu chi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một tổ chức. Tuy nhiên thực tế không phải công ty nào cũng biết cách quản lý hiệu quả. Do đó đây được xem là vấn đề đau đầu của các tổ chức hiện nay. Để dễ dàng khắc phục tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo 4 cách quản lý thu chi doanh nghiệp hiệu quả để dễ dàng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản lý thu chi được các doanh nghiệp quan tâm nhiềuQuản lý thu chi được các doanh nghiệp quan tâm nhiều

Thống kê chi tiết các khoản thu và chi của doanh nghiệp

Để có thể quản lý thu chi chính xác, doanh nghiệp cần xác định rõ sơ đồ quản lý. Khi các khoản thu chi và quỹ doanh nghiệp được ghi chép một cách rõ ràng, công việc quản lý cũng trở nên đơn giản hơn.

Các khoản thu của doanh nghiệp thường đến từ các nguồn sau:

  • Doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh: Đây là khoản thu chính từ công việc kinh doanh của các công ty.
  • Doanh thu từ việc chuyển nhượng: Khoản thu này có được từ việc chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, bất động sản, chứng khoán, chuyển nhượng quyền sở hữu.
  • Doanh thu đến từ việc cho thuê tài sản.
  • Doanh thu đến từ việc thanh lý tài sản.
  • Khác khoản thu đến từ khoản nợ khó đòi.

Khoản chi:

  • Chi tiền lương, tiền công và các khoản bảo hiểm cho công nhân viên.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Chi phí cho việc khấu hao tài sản cố định.
  • Phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí dịch vụ khác.

Các loại quỹ phổ biến trong doanh nghiệp:

  • Quỹ đầu tư và phát triển của tổ chức.
  • Quỹ khen thưởng.
  • Quỹ phúc lợi.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Những quỹ khác thuộc vốn của chủ sở hữu.

Từ các khoản thu chi kể trên, có thể thấy đối với các tổ chức quy mô lớn, việc quản lý thu chi sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ. Khi đó nhà quản lý phải có kỹ năng và kinh nghiệm để theo dõi và kiểm soát hiệu quả.

Xem thêm: TOP 10+ Phần Mềm Quản Lý Sản Xuất Chuyên Nghiệp, Phổ Biến

Cần thống kê chi tiết các khoản thu và chi của doanh nghiệpCần thống kê chi tiết các khoản thu và chi của doanh nghiệp

Quản lý dòng tiền

Theo từng giai đoạn nhất định, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khoản thu chi đòi hỏi chủ công ty phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề thu chi để cắt giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, có thể thực hiện các hoạt động sau:

  • Phân chia dòng tiền cho nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau với tiền lương, tiền thu nợ. Bên cạnh đó bạn nên đóng các tài khoản không còn hoạt động hoặc đồng bộ các tài khoản ít hoạt động. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những chi phí không cần thiết.
  • Nên thương lượng với các bên ngân hàng về điều kiện gửi tốt nhất như lệ phí, lãi suất,…
  • Cân đối các tài khoản ngân hàng một cách thường xuyên và liên tục theo dõi các khoản chênh lệch.
  • Chú ý làm việc với các tài khoản ngân hàng một cách chặt chẽ và giám sát cụ thể các giao dịch, số dư ngân hàng.
  • Tối ưu hóa các khoản thanh toán cho nhà cung cấp thông qua việc sử dụng điều kiện tín dụng và lập trình thanh toán đúng hạn.

Kiểm soát hoạt động sử dụng tài sản của công ty

Bên cạnh quản lý chặt chẽ dòng tiền, doanh nghiệp cần chú ý đến việc kiểm soát tình hình sử dụng tài sản trong công ty, có thể hướng dẫn hoặc yêu cầu toàn bộ nhân viên thực hiện để đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa:

  • Nên tắt đèn, thiết bị điện, vật dụng gây tiêu hao năng lượng khi không sử dụng. Bạn có thể lựa chọn hệ thống tắt đèn tự động hoặc khuyến khích nhân viên hạn chế tăng ca ngoài giờ làm để đảm bảo sức khỏe, tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm được chi phí phát sinh.
  • Cần kiểm soát việc sử dụng thiết bị văn phòng, để thiết bị ở nơi an toàn, có trật tự và chỉ định người chịu trách nhiệm quản lý để tránh thất thoát tài sản.
  • Kiểm soát việc sử dụng điện thoại một cách hợp lý cho hoạt động kinh doanh. Bạn có thể đào tạo nhân viên về kịch bản gọi điện chào hàng để mang lại hiệu quả cao, tránh gia tăng cước phí gọi điện thoại.
  • Thực hiện phạm vi bảo hiểm đầy đủ, bao gồm những rủi ro. Chú ý những khoản khấu trừ cao hơn cho sự cố rủi ro thấp có thể làm giảm chi phí bảo hiểm.
  • Đối với vấn đề sử dụng ô tô của công ty,  chỉ dùng cho công việc chung như chăm sóc khách hàng, đi ký kết hợp đồng, tuyệt đối không sử dụng cho những mục đích cá nhân.

Kiểm soát tốt hoạt động sử dụng tài sản của công tyKiểm soát tốt hoạt động sử dụng tài sản của công ty

Sử dụng phần mềm hỗ trợ

Một trong những cách để bạn quản lý thu chi doanh nghiệp hiệu quả đó là sử dụng phần mềm hỗ trợ. Thực tế đã cho thấy, khi quản lý bằng phương pháp thủ công có thể gây ra nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí và không đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu xảy ra trường hợp mất sổ, mất dữ liệu trong file excel, nhân viên quên ghi chú hoặc ghi nhầm có thể dẫn đến doanh thu của cửa hàng thất thoát đáng kể.

Để giảm thiểu rủi ro hiện nay, các tổ chức sử dụng công cụ hỗ trợ thông minh, bao gồm: Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp, phần mềm quản lý thu chi hay phần mềm quản lý bán hàng.

Tham khảo: 13 Phần Mềm Quản Lý Kế Toán Doanh Nghiệp Tốt Nhất Hiện Nay

Phần mềm quản lý thu chi

Đây là công cụ vô cùng cần thiết giúp việc quản lý cũng như quá trình thực hiện công việc trở nên đơn giản, chính xác và nhanh chóng hơn. Thông qua phần mềm này, bạn hoàn toàn có thể ghi chép, thống kê các khoản thu chi để quản lý chúng hiệu quả. Bên cạnh đó, phần mềm cũng hỗ trợ người dùng trong việc thống kê, báo cáo doanh thu và có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý tài chính thông minh cho doanh nghiệp

Phần mềm thông minh này có thể giúp nhà quản trị xây dựng hệ thống quản lý tài chính một cách toàn diện, chuyên nghiệp. Bạn sẽ dễ dàng xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả và phù hợp với từng giai đoạn, đồng thời kiểm soát sự lưu động dòng tiền một cách chặt chẽ, từ đó quản lý vấn đề thu chi hiệu quả nhất.

Thông qua các tính năng mà phần mềm cung cấp, bạn còn có thể phân tích chuyên sâu mọi khía cạnh của tài chính và trở nên nhạy bén với sự biến động của thị trường, từ đó nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.

Quản lý thu chi doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó nhà quản trị cần có phương án phù hợp để kiểm soát tốt nguồn thu, chi và dòng tiền của tổ chức, cắt giảm tối đa chi phí và gia tăng lợi nhuận để tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.