Quái vật rừng Amazon – câu chuyện ghê rợn và sự thật
Bạn có biết, ẩn sau những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt và đầm lầy rộng lớn trải dài trên 9 quốc gia Nam Mỹ… có sự tồn tại của quái thú trăn Anaconda – một trong những loài sinh vật đáng sợ nhất Trái đất.
Kích thước khổng lồ có một không hai của trăn Anaconda.
Từ truyền thuyết và những câu chuyện lịch sử…
Câu chuyện bắt đầu từ tên gọi của loài quái thú này. Anaconda là tên quốc tế của loài rắn khổng lồ. Cái tên này bắt nguồn bằng một từ địa phương. Có giả thuyết cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “henakanday” trong thổ ngữ Sinhalese của Sri Lanka, có nghĩa là “rắn thần sấm”. Giả thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “anaikondran” trong ngôn ngữ Tamil, có nghĩa là “con voi giết người”. Những người Tây Ban Nha đi khai phá Nam Mỹ còn gọi nó là “matatoro” – con bò giết người. Những cái tên này đã cho thấy phần nào về kích thước cũng như tính cách của loài trăn khổng lồ.
Với “xuất thân” ly kỳ như trên, thật chẳng có gì khó hiểu khi Anaconda được đánh giá là “vua” của các loài quái thú hung bạo bậc nhất thế giới. Có rất nhiều ghi chép về kích thước của chúng. Các thổ dân Amazon đã miêu tả về một con trăn dài tới 15m, nặng hơn 1 tấn. Đến năm 1935, các nhà thám hiểm Anh cũng khẳng định rằng đã tận mắt trông thấy một con Anaconda xanh dài tới 50m. Thật đáng nể phải không nào?
Những truyền thuyết, tin đồn về chúng không ngừng phát tán ra khắp mọi nơi. Thân hình đồ sộ, tính cách hung bạo và kỹ năng ẩn nấp dưới đầm lầy Amazon đã khiến rắn khổng lồ trở thành sát thủ “thầm lặng” đáng gờm. Ngày 30/10/1990, tuần báo World News đã đăng loạt bức hình về một con rắn khổng lồ dài gần 7m, nặng hơn 150kg do các nhà nghiên cứu Nhật Bản bắt được tại Amazon. Theo những bức ảnh này, con trăn vừa xơi tái con mồi với cái bụng no căng tròn.
Liệu câu chuyện của thổ dân địa phương có đáng tin?
Ngày 8/1/1991, tờ báo trên đã cho đăng lại các bức ảnh cũ kèm theo chú thích cho biết con trăn là thủ phạm ăn thịt tới 6 em nhỏ. Tuy không dám khẳng định một cách chắc chắn nhưng chỉ cần nghe qua thông tin kia thôi, ai nấy cũng phải khiếp sợ trước con quái vật. Vậy sự thật là thế nào?
Anaconda thu hút rất nhiều các nhà thám hiểm trên toàn thế giới.
Anaconda thu hút rất nhiều các nhà thám hiểm trên toàn thế giới.
Anaconda dần trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Rất nhiều nhà thám hiểm đã tìm cách để nhìn tận mắt sinh vật này, hay thậm chí là cố bắt chúng. Jesos Rivas là một người như thế. Ông nổi tiếng bởi kỳ tích cùng đoàn thám hiểm của mình bắt tận 800 con Anaconda, trong đó phần lớn là trăn xanh trong vòng 10 năm (từ năm 1992). Theo Jesos, Anaconda quả thật là “ông vua” của đầm lầy Amazon:
“Con rắn là một khối cơ khổng lồ nên nếu nó cuộn khối cơ đó quanh con mồi, và rồi cuộc chơi sẽ chấm dứt”.
… đến sự thật kinh ngạc về “quái thú Amazon”
Rõ ràng, những câu chuyện xung quanh con vật kỳ lạ này đã khiến cả thế giới phải nể sợ nó. Nhưng sự thật thì chúng không hề hung tợn như tin đồn thêu dệt.
Loài trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống trong lưu vực sông Amazon thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, sông và rừng rậm của khu vực Nam Mỹ. Chúng gồm 4 loài: màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia. Trong đó, loài màu xanh có kích thước lớn nhất. Con trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng có lẽ chỉ thua kém một chút so với người “anh em” trong các loài bò sát, đó là giống trăn hoa châu Á.
Về tập quán sinh sống, Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Anaconda di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để bắt được con mồi. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Tuy vậy, tấm da lột thường nở ra khiến rất nhiều người lầm tưởng về kích thước thật của trăn Anaconda.
Món ăn khoái khẩu của Anaconda là cá sấu Nam Mỹ.
Món ăn khoái khẩu của Anaconda là cá sấu Nam Mỹ.
Quay trở lại với câu chuyện trăn Anaconda ăn thịt 6 em nhỏ. Đó hoàn toàn là tin đồn được thêu dệt bởi một nhiếp ảnh gia tên A.J “Mac” McBride. Ông này thú nhận đã sửa tấm ảnh chụp rắn khổng lồ ăn thịt một con dê chứ không phải 6 em nhỏ. Con rắn trong bức ảnh thậm chí chính là trăn hoa châu Á chứ đâu phải Anaconda. Những nhà nghiên cứu Nhật Bản thực chất chỉ là những binh sĩ mà thôi! Thật là “sốc” phải không nào?
Trăn Nam Mỹ nuốt chửng con mồi
Trăn Nam Mỹ nuốt chửng con mồi
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng, Anaconda vẫn là một trong những con vật đáng sợ nhất thế giới. Từ truyền thuyết đến sự thật tuy có nhiều hư cấu nhưng sự hấp dẫn của loài quái thú rừng Amazon là không thể phủ nhận. Nếu thật sự ham mê du lịch và khám phá, tại sao bạn không thử một lần đến Amazon để tìm hiểu về chúng nhỉ?
Câu chuyện bắt đầu từ tên gọi của loài quái thú này. Anaconda là tên quốc tế của loài rắn khổng lồ. Cái tên này bắt nguồn bằng một từ địa phương. Có giả thuyết cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “henakanday” trong thổ ngữ Sinhalese của Sri Lanka, có nghĩa là “rắn thần sấm”. Giả thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “anaikondran” trong ngôn ngữ Tamil, có nghĩa là “con voi giết người”. Những người Tây Ban Nha đi khai phá Nam Mỹ còn gọi nó là “matatoro” – con bò giết người. Những cái tên này đã cho thấy phần nào về kích thước cũng như tính cách của loài trăn khổng lồ.Với “xuất thân” ly kỳ như trên, thật chẳng có gì khó hiểu khi Anaconda được đánh giá là “vua” của các loài quái thú hung bạo bậc nhất thế giới. Có rất nhiều ghi chép về kích thước của chúng. Các thổ dân Amazon đã miêu tả về một con trăn dài tới 15m, nặng hơn 1 tấn. Đến năm 1935, các nhà thám hiểm Anh cũng khẳng định rằng đã tận mắt trông thấy một con Anaconda xanh dài tới 50m. Thật đáng nể phải không nào?Những truyền thuyết, tin đồn về chúng không ngừng phát tán ra khắp mọi nơi. Thân hình đồ sộ, tính cách hung bạo và kỹ năng ẩn nấp dưới đầm lầy Amazon đã khiến rắn khổng lồ trở thành sát thủ “thầm lặng” đáng gờm. Ngày 30/10/1990, tuần báo World News đã đăng loạt bức hình về một con rắn khổng lồ dài gần 7m, nặng hơn 150kg do các nhà nghiên cứu Nhật Bản bắt được tại Amazon. Theo những bức ảnh này, con trăn vừa xơi tái con mồi với cái bụng no căng tròn.Ngày 8/1/1991, tờ báo trên đã cho đăng lại các bức ảnh cũ kèm theo chú thích cho biết con trăn là thủ phạm ăn thịt tới 6 em nhỏ. Tuy không dám khẳng định một cách chắc chắn nhưng chỉ cần nghe qua thông tin kia thôi, ai nấy cũng phải khiếp sợ trước con quái vật. Vậy sự thật là thế nào?Anaconda dần trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Rất nhiều nhà thám hiểm đã tìm cách để nhìn tận mắt sinh vật này, hay thậm chí là cố bắt chúng. Jesos Rivas là một người như thế. Ông nổi tiếng bởi kỳ tích cùng đoàn thám hiểm của mình bắt tận 800 con Anaconda, trong đó phần lớn là trăn xanh trong vòng 10 năm (từ năm 1992). Theo Jesos, Anaconda quả thật là “ông vua” của đầm lầy Amazon:Rõ ràng, những câu chuyện xung quanh con vật kỳ lạ này đã khiến cả thế giới phải nể sợ nó. Nhưng sự thật thì chúng không hề hung tợn như tin đồn thêu dệt.Loài trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống trong lưu vực sông Amazon thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, sông và rừng rậm của khu vực Nam Mỹ. Chúng gồm 4 loài: màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia. Trong đó, loài màu xanh có kích thước lớn nhất. Con trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng có lẽ chỉ thua kém một chút so với người “anh em” trong các loài bò sát, đó là giống trăn hoa châu Á.Về tập quán sinh sống, Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Anaconda di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để bắt được con mồi. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Tuy vậy, tấm da lột thường nở ra khiến rất nhiều người lầm tưởng về kích thước thật của trăn Anaconda.Quay trở lại với câu chuyện trăn Anaconda ăn thịt 6 em nhỏ. Đó hoàn toàn là tin đồn được thêu dệt bởi một nhiếp ảnh gia tên A.J “Mac” McBride. Ông này thú nhận đã sửa tấm ảnh chụp rắn khổng lồ ăn thịt một con dê chứ không phải 6 em nhỏ. Con rắn trong bức ảnh thậm chí chính là trăn hoa châu Á chứ đâu phải Anaconda. Những nhà nghiên cứu Nhật Bản thực chất chỉ là những binh sĩ mà thôi! Thật là “sốc” phải không nào?Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng, Anaconda vẫn là một trong những con vật đáng sợ nhất thế giới. Từ truyền thuyết đến sự thật tuy có nhiều hư cấu nhưng sự hấp dẫn của loài quái thú rừng Amazon là không thể phủ nhận. Nếu thật sự ham mê du lịch và khám phá, tại sao bạn không thử một lần đến Amazon để tìm hiểu về chúng nhỉ?