QUY LUẬT GIÁ TRỊ và ý NGHĨA của VIỆC NGHIÊN cứu vấn đề này – Tài liệu text
QUY LUẬT GIÁ TRỊ và ý NGHĨA của VIỆC NGHIÊN cứu vấn đề này
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.2 KB, 19 trang )
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY.
I. CHẤT GIÁ TRỊ.
Để tìm hiểu về giá trị Mác bắt đầu từ hàng hoá. Trước tiên là tìm
hiểu về giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và sau đó là giá trị của hàng
hoá. Vì thế, để tìm hiểu chất của giá trị phải bắt đầu từ hàng hoá.
Hàng hoá được Mác chọn làm phạm trù xuất phát để nghiên cứu là
vì “Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi
phối thì của cải biểu hiện ra là một “đống hàng hoá khổng lồ”, còn
từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố củ của cải
ấy. Vì vậy công cuộc nghiên cứu của chúng ta bắt đầu bằng việc phân
tích hàng hoá”.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu của
con người thông qua trao đổi mua bán. Hàng hoá có hai thuộc tính là
giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính này là do tính chất hai mặt của
lao động sản xuất hàng hoá quyết định. Vì vậy, để tìm hiểu giá trị phải
tìm hiểu giá trị sử dụng.
a. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng hay tính có ích của vật nhằm thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người, Mác viết “Hàng hoá trước hết là
một vật dụng bên ngoài, là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà
thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”.
Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Tính có ích là do thuộc
tính tự nhiên của vật quy định: “Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở
thành một giá trị sử dụng… Tính có ích đó do thuộc tính của vật thể hàng hoá
quyết định, nó không tồn tại được ở bên ngoài vật thể hàng hoá này. Tính chất
ấy của nó không phụ thuộc vào việc người ta phải mất nhiều hay ít lao động để
chiếm lấy những thuộc tính có ích ấy”.
1
Mỗi vật thể là tổng thể của thuộc tính tự nhiên, nên nó có nhiều
công dụng khác nhau. Nhưng việc tìm ra các công dụng này là tùy
thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật: “Mỗi một vật có ích như sắt, giấy… đều có thể xét về hai
mặt, mặt chất và mặt lượng. Mỗi một vật như thế là một tổ ng thể của
nhiều thuộc tính và vì vậy mà có thể có ích về nhiều mặt khác nhau.
Tìm ra các mặt khác nhau đó, và do đó tìm ra các công dụng nhiều
mặt của các vật, là công việc của lịch sử” . Khoa học kỹ thuật càng phát
triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi
dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở
việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng
là phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm là giá trị sử dụng cho người
khác, tức là giá trị sử dụng cho xã hội, nên nó là vật mang giá trị trao đổi:
“Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng”. Trong
kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
b. Giá trị
Để nghiên cứu giá trị, Mác bắt đầu nghiên cứu từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ
trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1 m vải =
10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về chất, tại
sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào đó. Mác
viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số
lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao
đổi với những giá trị sử dụng loại khác, quan hệ này luôn luôn thay
đổi theo thời gian và địa điểm”.
Hai hàng hoá khác nhau muốn trao đổi được với nhau thì giữa chúng
phải có cơ sở chung giống nhau. Cái chung đó không thể là thuộc tính tự
nhiên, không thể là giá trị sử dụng, mà cái chung đó là chúng đều là sản phẩm
2
của lao động. Nhờ cái chung đó mà tất cả các hàng hoá trao đổi được với
nhau. Điều này đã được Mác chứng minh rất dễ hiểu thông qua ví dụ: “ví dụ
một quác-tơ lúa mì bằng A tạ sắt. Phương trình ấy nói lên điều gì? Nói lên
rằng trong hai vật khác nhau – tức là trong một quác-tơ lúa mì và A tạ sắt –
có một cái gì chung có cùng đại lượng. Vậy cả hai vật đó bằng một vật thứ ba
nào đó, vật thứ ba này bản thân lại không phải là vật thứ nhất mà cũng không
phải là vật thứ hai. Như vậy là mỗi vật trong hai vật ấy, với tư cách là giá trị
trao đổi, phải có thể quy thành vật thứ ba đó. Thực chất của trao đổi hàng hoá
cho nhau là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hoá khác.
Mác nói: “Là những giá trị sử dụng, các hàng hoá khác trước hết
về chất; là những giá trị trao đổi, các hàng hoá chỉ có thể khác nhau
về lượng mà thôi, do đó chúng không chứa đựng một mảy may giá trị
sử dụng nào cả.
lao động”. Một vật thể dù có giá trị sử dụng rất cao nhưng nếu
không phải là sản phẩm của lao động thì cũng không thể mang giá trị.
Nếu gác giá trị sử dụng của vật thể hàng hoá ra một bên, thì vật thể
hàng hoá chỉ còn có một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản
phẩm của
“Ngay trong quan hệ trao đổi giữa các hàng hoá, giá trị trao đổi
của chúng thể hiện ra đối với chúng ta như là một cái gì hoàn toàn
không phụ thuộc vào giá trị sử dụng của chúng. Nếu chúng ta thực sự
gác qua một bên giá trị sử dụng của các sản phẩm lao động, thì chúng
ta sẽ có giá trị của chúng”.
Như vậy, cơ sở chung của trao đổi là lao động hao phí tạo ra hàng
hoá đó kết tinh trong hàng hoá. Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản
xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản
phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó
không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng
nhiều thì giá trị càng cao. “Như thế là cái chung, biểu hiện trong quan hệ
3
trao đổi hay trong giá trị trao đổi của các hàng hoá, chính là giá trị
của chúng”.
Giá trị hàng hoá là một phạm trù lịch sử, có sản xuất hàng hoá và
hàng hoá thì mới có giá trị hàng hoá. “… một vật không thể là một giá
trị được, nếu nó không phải là một vật phẩm tiêu
dùng”. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của
giá trị, còn giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Như vậy hàng hoá có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Hai
thuộc tính này làm tiền đề và điều kiện cho nhau, nó cùng tồn tại và
thống nhất với nhau trong hàng hoá, nếu thiếu một trong hai thuộc tính
thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá. Tuy nhiên, để trở thành
hàng hoá thì một vật trước hết phải là sản phẩm của lao động, nếu
không thì “Một vật có thể là một giá trị sử dụng mà lại không phải là
một giá trị. Đó là trường hợp khi sự có ích của vật ấy đối với con
người không phải do lao động tạo ra”. Kế đến, nó phải là vật thỏa
mãn được một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua
bán “Một vật có thể có ích và là sản phẩm lao động của con người,
nhưng lại không phải là hàng hoá. Người nào làm ra sản phẩm để
thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình thì người đó chỉ tạo ra một giá
trị sử dụng chứ không phải tạo ra hàng hoá”.
“Muốn sản xuất ra hàng hoá người đó không những phải sản xuất
ra một giá trị sử dụng, mà là một giá trị sử dụng cho người khác, tức
là một giá trị sử dụng xã hội… Muốn trở thành hàng hoá thì sản phẩm
phải được chuyển vào tay những người khác, những người làm nó
bằng giá trị sử dụng, bằng con đường trao đổi”.
c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị
4
trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản
phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn dấu trong hàng
hoá với nhau. Thực chất của việc trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động
hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan
hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử,
gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên
thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.
Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá
trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá,
họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng
mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà
thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải
trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng
phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực
hiện được giá trị sử dụng.
II. LƯỢNG GIÁ TRỊ
Giá trị hàng hoá là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hoá nên lượng giá trị hàng hoá là do lượng lao
động tiêu hao để làm ra hàng hoá quyết định. Lượng lao động tiêu hao
được tính bằng thời gian lao động như ngày, giờ, tuần, tháng… Mác viết:
“Hiển nhiên là đo bằng lượng của cái “thực thể tạo ra giá trị” chứa
đựng ở trong đó, bằng lượng lao động. Bản thân số lượng lao động thì đo
bằng thời gian lao động, còn thời gian lao động thì lại đo bằng những
phần nhất định của thời gian như giờ, ngày…”.
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hoá,
nhưng lại sản xuất trong những điều kiện khác nhau, năng suất lao
động khác nhau. Do đó, thời gian để sản xuất ra hàng hoá đó là khác
nhau, tức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Vậy làm thế nào đo được
5
đại lượng giá trị của nó? Mác nói: “Nếu giá trị của một hàng hoá là
do lượng lao động đó hao phí trong thời gian sản xuất ra hàng hoá đó
quyết định thì người ta có thể tưởng rằng người sản xuất ra hàng hoá
càng lười biếng hay càng vụng về bao nhiêu, thì giá trị hàng hoá của
anh ta lại càng lớn bấy nhiêu vì anh ta càng phải dùng nhiều thời gian
hơn để sản xuất ra hàng hoá đó”.
Tuy nhiên, lượng giá trị không phải do lượng lao động cá biệt hay
thời gian lao động cá biệt quyết định mà do lượng lao động trung bình
hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra
hàng hoá quyết định: “… để sản xuất ra một hàng hoá nhất định, nó
chỉ dùng một thời gian trung bình cần thiết hay thời gian lao động xã
hội cần thiết”… “Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng
mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy” ) .
Mác đưa ra khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết: “Thời
gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất
bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một
cường độ trung bình trong xã hội đó” ) .
“Vì vậy, những hàng hoá chứa đựng những lượng lao động ngang
nhau, hay có thể được sản xuất ra trong một thời gian lao động giống
nhau, thì đều có một đại lượng giá trị ngang nhau”.
“Với tư cách là những giá trị, thì tất cả mọi hàng hoá đều chỉ là
những lượng thời gian lao động nhất định đã kết đọng lại”.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là một lượng không cố định,
do đó lượng giá trị hàng hoá cũng không cố định. Mác viết: “Đại
lượng giá trị của một hàng hoá sẽ không thay đổi, nếu như thời gian
lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó không thay đổi” . Sự
thay đổi của lượng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào năng suất lao động
và cường độ lao động.
6
Về năng suất lao động, nếu năng suất lao động tăng thì thời gian
lao động xã hội cần thiết giảm, do đó lượng giá trị và hàng hoá giảm
và ngược lại. Mác viết: “Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng
hoá thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng
hoá đó và theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó” . Còn
đối với cường độ lao động, nếu cường độ lao động tăng thì trong một
đơn vị thời gian sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn và nhiều sản phẩm hơn, do
đó giá trị cá biệt của một hàng hoá không thay đổi.
Khi phân tích về lượng giá trị Mác đưa ra một số khái niệm khác
liên quan đến việc tạo lượng giá trị như khái niệm về lao động giản
đơn và lao động phức tạp. Trong nền kinh tế hàng hoá, để xác định
lượng giá trị hàng hoá, theo C.Mác còn phải quy mọi
lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Và để lý giải cho việc
làm thế nào để trao đổi ngang bằng với những hàng hoá là sản phẩm
của lao động phải tốn công đào tạo, học tập, rèn luyện với hàng hoá
của lao động giản đơn mà chỉ cần sức lao động bình thường cũng tạo
ra được, Mác đã đưa ra luận điểm: “Lao động phức tạp chỉ là bội số
của lao động giản đơn, hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn nhân
bội lên, thành thử một lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương
đương với một lượng lao động giản đơn lớn hơn”
III. CÁC HÌNH THÁI CỦA GIÁ TRỊ
Giá trị hàng hoá là do lao động trừu tượng tạo ra, nó không hề có
một nguyên tử vật chất nào, nên người ta không thể nhìn thấy được mà
phải thông qua trao đổi mới được bộc lộ qua các hình thái biểu hiện
của nó. Trong lịch sử phát triển của trao đổi hàng hoá, hình thái của
giá trị cũng phát triển từ thấp tới cao, từ hình thái giản đơn ngẫu nhiên
tới hình thái mở rộng, hình thái chung, hình thái tiền tệ. “Các hàng
hoá ra đời dưới hình thái những giá trị sử dụng hay vật thể hàng hoá,
như sắt, vải, lúa mì… Đó là hình thái tự nhiên thô thiển của chúng.
7
Nhưng sở dĩ chúng trở thành hàng hoá, thì đó chỉ là do tính chất hai
mặt của chúng, do chúng vừa là vật phẩm tiêu dùng vừa là cái mang
giá trị. Cho nên chúng chỉ là hàng hoá, hay chỉ mang hình thái hàng
hoá, trong chừng mực mà chúng có một hình thái hai mặt – hình thái
tự nhiên và hình thái giá trị”
1. Hình thái đơn giản, đơn nhất, hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn
đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người
ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Mác nghiên cứu sự ra đời của
giá trị trong sự tồn tại của giá trị trao đổi, và giá trị trao đổi này là sự
mở đầu cho việc chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá.
“Chúng ta xuất phát từ giá trị trao đổi hay từ quan hệ trao đổi của
hàng hoá để lần mò ra vết tích của giá trị ẩn nấp trong những hàng
hoá đó. Bây giờ chúng ta phải trở lại cái hình thái biểu hiện ấy của
giá trị”.
Mác bắt đầu công việc nghiên cứu từ hình thái giản đơn của giá trị, hình
thái giá trị này phù hợp với việc bắt đầu chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh
tế hàng hoá. Nhưng ngay trong hình thái giản đơn ấy đã bộc lộ ra mọi đặc
điểm của hình thái giá trị. Hình thái vật ngang giá có ba đặc điểm: giá trị sử
dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trở thành
hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình
thức biểu hiện lao động xã hội. “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều năm ở
trong hình thái đơn giản đó của giá trị. Cho nên điều khó khăn chính là việc
phân tích hình thái này”.
Hình thái giản đơn là hình thái mà giá trị hàng hoá này được biểu
hiện ở hàng hoá khác. “Hình thái đơn g iản của giá trị hàng hoá nằm
trong mối quan hệ giá trị giữa nó với một loại hàng ho á khác, hay
nằm trong mối quan hệ trao đổi giữa nó với loại hàng hoá này”.
8
Khi phân tích hình thái này, Mác đã đưa ra một ví dụ “x hàng hóa
A = y hàng hoá B, hay: x hàng hóa A giá trị bằng y
hàng hoá B. (20 acsin vải = 1 cái cáo, hay: 20 acsin vải trị giá
bằng một cái áo)”. Hình thái này xuất hiện khi xã hội công xã nguyên
thủy tan rã, trao đổi lúc đầu mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp, ở đây
hàng hoá A được biểu hiện ở hàng hoá, còn hàng hoá B dùng làm hình
thái biểu hiện giá trị của hàng hoá A. Như vậy là giá trị sử dụng của
hàng hoá này trở thành hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá khác.
Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên
quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập
của một phương trình giá trị. Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu
nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định.
Cũng với ví dụ trên, hai hàng hoá A và B rõ ràng là khác nhau.
“Vải thì biểu hiện giá trị của nó bằng cái áo, còn cái áo thì dùng làm
vật liệu cho biểu hiện giá trị đó. Hàng hoá thứ nhất đóng vai trò chủ
động, còn hàng hoá thứ hai đóng vai trò thụ động. Giá trị của hàng
hoá thứ nhất được biểu hiện như là một giá trị tương đối, hay hàng
hoá đó đang ở trong hình thái tương đối của giá trị. Hàng hoá thứ hai
thì làm chức năng một vật ngang giá, hay là đang ở trong hình thái
ngang giá”. Hình thái ngang giá và hình thái tương đối là hai cực biểu
hiện của giá trị, đó là hai mặt liên quan với nhau, quyết định lẫn nhau,
không thể tách rời nhau, nhưng đồng thời cũng đối lập và không dung
nhau. “Hai cực đó bao giờ cũng được phân phối giữa những hàng hoá
khác nhau mà biểu hiện giá trị làm cho chúng quan hệ với nhau” .
Khi hàng hoá ở vào hình thái tương đối “Hình thái của giá trị
không những phải biểu hiện giá trị nói chung, mà còn phải biểu hiện
một giá trị đã xác định về mặt lượng, hay một đại lượng giá trị” .
“Giá trị tương đối của hàng hoá có thể thay đổi mặc dầu giá trị
của hàng hoá đó không thay đổi. Giá trị tương đối của hàng hoá đó có
thể không thay đổi mặc dầu giá trị của nó thay đổi; và cuối cùng
9
những sự thay đổi cùng một lúc của đại lượng giá trị và của biểu hiện
tương đối của đại lượng giá trị đó tuyệt nhiên không phải bao giờ
cũng hoàn toàn nhất trí với nhau”.
Khi hàng hoá ở vào hình thái ngang giá. “Hình thái ngang giá của
một hàng hoá chính là hình thái trong đó nó có thể trực tiếp trao đổi
lấy một hàng hoá khác”.
Mác đã nghiên cứu ba đặc điểm của hình thái ngang giá, “… giá
trị sử dụng đã trở thành hình thái biểu hiện của cái độc lập với nó, tức
là của giá trị”; “lao động cụ thể đã trở thành hình thái biểu hiện của
cái đối lập của nó, tức là của giá trị”; “lao động cụ thể đã trở thành
hình thái của cái đối lập với nó, tức là trở thành lao động dưới hình
thái xã hội trực tiếp”.
Việc nghiên cứu hình thái giản đơn của giá trị chính là nghiên cứu
hình thái giá trị nói chung và những hình thái giản đơn của giá trị. Mác
kết luận: “Hình thái giá trị đơn giản của hàng hoá đồng thời cũng là
hình thái hàng hoá đơn giản của sản phẩm lao động, và vì vậy, sự
phát triển của hình thái hàng hoá cũng nhất trí với sự phát triển của
hình thái giá trị”. Hình thái này
là mầm mống phôi thai của hình thái tiền tệ, còn hàng hóa lúc này
đóng vai trò vật ngang giá – hình thái phôi thai của tiền tệ.
2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng
Lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội phát triển
làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư làm ra nhiều
hơn do đó trao đổi trở nên đều đặn và thường xuyên hơn. Tương ứng với
giai đoạn này là hình thái đầy đủ hay mở rộng. Giá trị có hình thái đầy đủ
hay mở rộng.
Mác đưa ra ví dụ: Z hàng hoá A = u hàng hoá B hay = v hàng hoá
C, hay w hàng hoá D, hay x hàng hoá E, hay = v.v…
10
Trong hình thái này giá trị của một hàng hoá được biểu hiện ở giá
trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác nhau có tác dụng làm vật ngang
giá. Hình thái biểu hiện giá trị của một hàng hoá đã được mở rộng.
“Giá trị của một hàng hoá, của vải chẳng hạn, bây giờ được biểu hiện
bằng vô số nguyên tố khác của thế giới hàng hoá”.
Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá
khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
Mác nêu ra thiếu sót của hình thái mở rộng.
“Biểu hiện tương đối của giá trị một hàng hoá chưa được hoàn
tất”; “một sợi dây xích như thể cấu thành một bức khảm sặc sỡ gồm
những biểu hiện giá trị rời rạc và không thuần nhất”; “hình thái giá
trị tương đối của mỗi hàng hoá sẽ là một chuỗi biểu hiện giá trị vô
cùng tận”.
3. Hình thái chung
Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao
động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn.
Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng
người có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trực
tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi. Trong tình hình đó, người
ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó
được nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi
vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người
ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện. “Bây giờ các hàng hoá
biểu hiện giá trị của chúng một cách đơn giản, bởi vì chúng biểu hiện
giá trị của chúng bằng một hàng hoá hóa duy nhất, và một cách thống
nhất”. Hình thái chung của giá trị ra đời. “Hình thái giá trị của chúng
là hình thái giản đơn chung cho tất cả các hàng hoá, do đó nó là hình
thái giá trị phổ biến”. Để trình bày về hình thái chung của giá trị Mác
nêu ra ví dụ:
11
1 cái áo
=
10 li-vơ-rơ chè
=
40 li-vơ-rơ cà phê =
20 acsin vải
1 quác-tơ lúa mì
=
x hàng hoá A
=
v.v…
=
Trong hình thái này các hàng hoá biểu hiện giá trị của mình ở giá trị
sử dụng của một hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung.
“Hình thái tương đối phổ biến của thế giới hàng hoá đem lại cho hàng
hoá – vật ngang giá đã bị gạt ra khỏi thế giới ấy, tức là cho vải, cái tính
chất một vật ngang giá phổ biến. Hình thái tự nhiên của
bản thân nó trở thành cái hình dáng chung của giá trị của thế giới
đó, và vì vậy mà vải có thể trực tiếp trao đổi với tất cả các hàng hoá
khác”.
Tuy nhiên vật ngang giá chung chưa thống nhất ở một loại hàng hoá
nào, các địa phương khác nhau thì dùng hàng hoá khác nhau làm vật
ngang giá chung.
12
IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất, quan trọng nhất
của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong tác phẩm chống Đuy-Rinh,
Ăngghen đã nói: “… Quy luật giá trị này chính là quy luật cơ bản của
nền sản xuất hàng hoá, do đó cũng là quy luật cơ bản cái hình thức
cao nhất của sản xuất hàng hoá, tức là sản xuất tư bản chủ nghĩa”
Quy luật này đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá được thực hiện
theo hao phí lao động xã hội cần thiết. Điều đó có nghĩa
là quy luật đòi hỏi số lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra một
hàng hoá phải ngang với lượng lao động trong bình của xã hội hay thời
gian lao động xã hội cần thiết. Do vậy trong lưu thông, quy luật giá trị
đòi hỏi mọi người phải trao đổi, ngang giá, tức phải tuân theo mệnh
lệnh giá cả thị trường.
Dưới tác động của quy luật giá trị hình thành nên giá cả thị
trường. Giá cả thị trường hình thành thông qua sự cạnh tranh giữa nhà
tư bản trong cùng một ngành, sản xuất kinh doanh cùng một loại hàng
hoá nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch.
Tuy giá trị cá biệt của mỗi hàng hoá là khác nhau nhưng trên thị
trường mỗi loại hàng hoá đều phải bán theo một giá thống nhất. Đó là
giá cả thị trường dựa trên cơ sở giá trị thị trường. “Giá cả thị trường
của tất cả các hàng hoá cùng loại đều như nhau, dù cho những điều
kiện sản xuất của những người sản xuất có khác nhau như thế nào
chăng nữa. Giá cả thị trường chỉ biểu hiện lượng lao động xã hội
trung bình càn thiết trong những điều kiện trung bình của sản xuất, để
cung cấp cho thị trường một khối lượng nhất định những hàng hoá
13
nhất định. Giá cả đó được tính cho toàn bộ khối lượng hàng hoá thuộc
một loại nhất định.
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường ta sẽ thấy được hoạt
động của quy luật giá trị. “… những biến động không ngừng của giá
cả hàng hoá đi trệch ra ngoài giá trị hàng hoá là điều kiện tất yếu và
chỉ do điều kiện đó thì giá trị của hàng hoá mới có thể tồn tại được” .
Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở
thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phát
sinh tác dụng lên thị trường thông qua cạnh tranh, cung cầu, sức
mua của đồng tiền.
Mác viết “chỉ có do những biến động của cạnh tranh và, do đó,
của giá cả hàng hoá, quy luật giá trị mới được thực hiện trong sản
xuất hàng hoá, sự quy định giá trị theo thời gian lao động xã hội tất
yếu mới trở thành một hiện thực. Nếu như hình thức biểu hiện của giá
trị, nếu như giá cả theo lệ thường có một bề ngoài khác hẳn giá trị, đó
chỉ là một vận mệnh giống như vận mệnh của phần lớn những quan hệ
xã hội mà thôi”.
Mác đưa ra nhận xét về giá cả: “Giá cả, tự nó chẳng qua chỉ là
biểu hiện bằng tiền của giá trị”.
“Vậy giá cả hay những số lượng vàng mà giá trị các hàng hoá đã
chuyển thành trong ý niệm, thì bây giờ lại được biểu hiện bằng những
tên gọi tiền tệ hay là những tên gọi của tiêu chuẩn vàng dùng để tín
toán và do pháp luật quy định”.
“Giá cả là tên tiền tệ của số lao động đã vật hóa trong hàng hoá”
2. Tác dụng của quy luật giá trị
Thông qua sự phân tích của Mác về mối quan hệ giữa giá trí và giá
cả ta thấy sự tác động của quy luật giá trị.
a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
14
Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ phân bố lại sức lao động và tư liệu
sản xuất giữa các ngành. Sự điều tiết này tiến hành một cách tự phát
thông qua giá cả thị trường và quan hệ cung cầu.
Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị do đó có lãi nhiều
người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, một số người khác chuyển
sang sản xuất mặt hàng này. Như vậy tư liệu sản xuất và sức
lao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác.
Khi cung lớn hơn cầu sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu xã
hội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa không bán được dẫn đến thua lỗ.
Tình hình đó buộc người sản xuất thu hẹp quy mô hoặc chuyển sang sản
xuất kinh doanh mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động
ở ngành này giảm đi.
Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà còn điều tiết cả lưu
thông qua sự biến động của giá cả. Hàng hóa được đưa từ nơi giá cả thấp
đến nơi giá cả cao, nhờ đó mà tạo ra một sự cân đối tạm thời giữa cung
và cầu hàng hóa.
b) Kích thích cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển
Các hàng hoá sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giá
trị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường đòi hỏi moi phải tuân theo
giá trị và giá cả thị trường. Muốn đứng vững trong cạnh tranh và làm ăn
phát tài, họ phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá của mình nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị của xã hội. Do đó họ tìm cách cải tiến kỹ thuật, tổ chức
lại sản xuất, tăng năng suất lao động. Lúc đầu chỉ có một số người đi
tiên phong, sau trở thành phổ biến trên toàn xã hội. Như vậy, do tác
dụng của quy luật giá trị đã thúc đẩy những người sản xuất hàng hóa cải
tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất.
15
c) Phân hóa những người sản xuất hàng hóa
Quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải đảm bảo thời
gian lao động xã hội cần thiết. Do vậy người nào có giá trị cá biệt của
hàng hóa của mình nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ giàu có nhanh chóng.
Ngược lại, người nào có giá trị cá biệt của hàng hóa cao hơn giá trị xã
hội sẽ bất lợi, làm ăn thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Như
vậy, do tác dụng của quy luật giá trị đã đưa tới sự phân hóa người sản
xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo.
Như vậy là sự vận động của giá cả là do quy luật giá trị chi phối
vì mỗi khi số lao động cần thiết cho sản xuất giảm xuống hay tăng lên
thì đều làm cho giá cả sản xuất giảm hay tăng.
“Tóm lại, quy luật giá trị của Mác có giá trị một cách phổ biến –
trong chừng mực mà những quy luật kinh tế có giá trị như thế, – đi với
suốt cả thời kỳ sản xuất hàng hoá giản đơn, tức là cho đến lúc nền sản
xuất hàng hoá giản đơn bị biến đổi do sự xuất hiện của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ trước tới lúc đó, các giá cả đều xoay
quanh những giá trị nhất định, theo quy luật của Mác, và lên xuống
chung quanh giá trị ấy; thành thử sản xuất hàng hoá giản đơn càng
phát triển thì giá cả trung bình lưu hành trong những thời kỳ khá dài,
– những giá cả không bị một sự biến động dữ dội ngoại lai nào làm rối
loạn, – lại càng phù hợp với giá trị, mà không có những sự chênh lệch
đáng kể. Vậy là về mặt kinh tế, quy luật giá trị của Mác có giá trị phổ
biến đối với một thời kỳ bắt đầu khi sự trao đổi xuất hiện…”.
16
V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY.
1. Vai trò của lý luận giá trị.
Lý luận giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội. Sự tác động của lý luận
này một mặt thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế mặt khác gây ra các hệ
quả tiêu cực đối với nền kinh tế vì vậy phát huy được mặt tích cực,
đẩy lùi các mặt tiêu cực còn là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào vai trò
quản lý vĩ mô của nhà nước và nhận thức của mỗi công dân.
Học thuyết kinh tế của Mác cùng với sự đóng góp của Ăngghen và
sự phát triển của Lênin thực sự là một học thuyết khoa học và cách
mạng không chỉ có ý nghĩa đương đại mà còn giữ nguyên giá trị cho
đến ngày nay.
Kinh tế chính trị của Mác – Lênin là kim chỉ nam cho hoạt động
của Đảng Cộng sản và công nhân các nước. Nó soi sáng cho nhân dân
lao động con đường giải phóng khỏi ách áp bức của tư bản.
Trên những thành tựu rực rỡ mà học thuyết Mác mang lại ngày
nay lý luận giá trị vẫn được vận dụng và chiếm một vị trí xứng đáng.
Lý luận giá trị – lao động được coi là hòn đã thử vàng của học
thuyết kinh tế, là xuất phát điểm của nhiều nguyên lý kinh tế chính trị.
Lý luận giá trị – lao động bao gồm lý luận về hàng hóa, lý luận về lao
động về giá trị, quy luật giá trị và tiền tệ. Đây chính là bản chất xã hội
hóa sản xuất thông qua kinh tế hàng hóa. Cho đến nay tính đúng đắn
của lý luận này vẫn giữ nguyên giá trị và thể hiện tính hoàn thiện đến
mức chưa có một nhà kinh tế nào đưa ra nội dung nào khác.
Đối vớ việc nghiên cứu học thuyết kinh tế của Mác để hiểu bản
chất và quá trình hoạt động của tư bản giúp cho ta thêm kiên định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Chính
vì thế Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII quyết định lấy chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành
động.
17
Kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng cũng không thể không
tính đến “vòng quay của bánh xe tư bản” và những quy luật ngặt nghèo
của tích lũy mà Mác nêu ra.
Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội,
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chề thị
trường có thể quản lý của Nhà nước thì việc khai thác và vận dụng các
lí luận kinh tế của Mác đặc biệt là lý luận giá trị là vô cùng quan
trọng.
Để làm rõ cơ sở khoa học của vấn đề này cần tiếp cận nó dựa
trên lý luận về giá trị của Mác. Khi xây dựng lý luận giá trị Mác đã
làm sáng tỏ vẫn đề tri thức của con người kết tinh vào trong sản phẩm
lao động. Từ lý luận giá trị của Mác ta thấy nhân loại đã xây dựng nền
sản xuất hàng hóa từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã. Sản xuất
hàng hóa đã phát triển trong các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa rồi chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, nền sản xuất hàng hóa
vẫn là nền sản xuất xã hội đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới.
Nền sản xuất hàng hóa đã và đang lần lượt trải qua bốn trình độ phát
triển đều lấy giá trị là cơ sở so sánh, trao đổi.
Từ sự tiếp cận lý luận giá trị của Mác, chúng ta có thể nói: kinh tế
tri thức là một phạm trù của nền sản xuất hàng hóa là quá trình tổ chứ
sản xuất hoạt động ngày càng tạo ra nhiều hàng hóa, là quá trình tổ
chức hiện đại tạo nhiều hàng hóa dịch vụ có hàm lượng chất xám cao,
gắn liền với việc nâng cao tri thức của người lao động và sử dụng các
công nghệ tiên tiến. Do đó mục tiêu của chúng ta là phải đưa nền sản
xuất hàng hóa của nước ta đạt tới
– giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
– chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực nâng cao hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
18
MỤC LỤC
IV. QUY LU ẬT GIÁ TR Ị…………………………………………………………………13
19
Mỗi vật thể là tổng thể của thuộc tính tự nhiên, nên nó có nhiềucông dụng khác nhau. Nhưng việc tìm ra các công dụng này là tùythuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoahọc kỹ thuật: “Mỗi một vật có ích như sắt, giấy… đều có thể xét về haimặt, mặt chất và mặt lượng. Mỗi một vật như thế là một tổ ng thể củanhiều thuộc tính và vì vậy mà có thể có ích về nhiều mặt khác nhau.Tìm ra các mặt khác nhau đó, và do đó tìm ra các công dụng nhiềumặt của các vật, là công việc của lịch sử” . Khoa học kỹ thuật càng pháttriển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợidụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ởviệc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụnglà phạm trù vĩnh viễn.Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm là giá trị sử dụng cho ngườikhác, tức là giá trị sử dụng cho xã hội, nên nó là vật mang giá trị trao đổi:“Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng”. Trongkinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.b. Giá trịĐể nghiên cứu giá trị, Mác bắt đầu nghiên cứu từ giá trị trao đổi.Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệtrao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1 m vải =10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về chất, tạisao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào đó. Mácviết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về sốlượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được traođổi với những giá trị sử dụng loại khác, quan hệ này luôn luôn thayđổi theo thời gian và địa điểm”.Hai hàng hoá khác nhau muốn trao đổi được với nhau thì giữa chúngphải có cơ sở chung giống nhau. Cái chung đó không thể là thuộc tính tựnhiên, không thể là giá trị sử dụng, mà cái chung đó là chúng đều là sản phẩmcủa lao động. Nhờ cái chung đó mà tất cả các hàng hoá trao đổi được vớinhau. Điều này đã được Mác chứng minh rất dễ hiểu thông qua ví dụ: “ví dụmột quác-tơ lúa mì bằng A tạ sắt. Phương trình ấy nói lên điều gì? Nói lênrằng trong hai vật khác nhau – tức là trong một quác-tơ lúa mì và A tạ sắt –có một cái gì chung có cùng đại lượng. Vậy cả hai vật đó bằng một vật thứ banào đó, vật thứ ba này bản thân lại không phải là vật thứ nhất mà cũng khôngphải là vật thứ hai. Như vậy là mỗi vật trong hai vật ấy, với tư cách là giá trịtrao đổi, phải có thể quy thành vật thứ ba đó. Thực chất của trao đổi hàng hoácho nhau là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hoá khác.Mác nói: “Là những giá trị sử dụng, các hàng hoá khác trước hếtvề chất; là những giá trị trao đổi, các hàng hoá chỉ có thể khác nhauvề lượng mà thôi, do đó chúng không chứa đựng một mảy may giá trịsử dụng nào cả.lao động”. Một vật thể dù có giá trị sử dụng rất cao nhưng nếukhông phải là sản phẩm của lao động thì cũng không thể mang giá trị.Nếu gác giá trị sử dụng của vật thể hàng hoá ra một bên, thì vật thểhàng hoá chỉ còn có một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sảnphẩm của“Ngay trong quan hệ trao đổi giữa các hàng hoá, giá trị trao đổicủa chúng thể hiện ra đối với chúng ta như là một cái gì hoàn toànkhông phụ thuộc vào giá trị sử dụng của chúng. Nếu chúng ta thực sựgác qua một bên giá trị sử dụng của các sản phẩm lao động, thì chúngta sẽ có giá trị của chúng”.Như vậy, cơ sở chung của trao đổi là lao động hao phí tạo ra hànghoá đó kết tinh trong hàng hoá. Vậy giá trị là lao động xã hội của người sảnxuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sảnphẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nókhông có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càngnhiều thì giá trị càng cao. “Như thế là cái chung, biểu hiện trong quan hệtrao đổi hay trong giá trị trao đổi của các hàng hoá, chính là giá trịcủa chúng”.Giá trị hàng hoá là một phạm trù lịch sử, có sản xuất hàng hoá vàhàng hoá thì mới có giá trị hàng hoá. “… một vật không thể là một giátrị được, nếu nó không phải là một vật phẩm tiêudùng”. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài củagiá trị, còn giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.Như vậy hàng hoá có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Haithuộc tính này làm tiền đề và điều kiện cho nhau, nó cùng tồn tại vàthống nhất với nhau trong hàng hoá, nếu thiếu một trong hai thuộc tínhthì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá. Tuy nhiên, để trở thànhhàng hoá thì một vật trước hết phải là sản phẩm của lao động, nếukhông thì “Một vật có thể là một giá trị sử dụng mà lại không phải làmột giá trị. Đó là trường hợp khi sự có ích của vật ấy đối với conngười không phải do lao động tạo ra”. Kế đến, nó phải là vật thỏamãn được một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, muabán “Một vật có thể có ích và là sản phẩm lao động của con người,nhưng lại không phải là hàng hoá. Người nào làm ra sản phẩm đểthỏa mãn nhu cầu của bản thân mình thì người đó chỉ tạo ra một giátrị sử dụng chứ không phải tạo ra hàng hoá”.“Muốn sản xuất ra hàng hoá người đó không những phải sản xuấtra một giá trị sử dụng, mà là một giá trị sử dụng cho người khác, tứclà một giá trị sử dụng xã hội… Muốn trở thành hàng hoá thì sản phẩmphải được chuyển vào tay những người khác, những người làm nóbằng giá trị sử dụng, bằng con đường trao đổi”.c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóaGiữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trịtrao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sảnphẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn dấu trong hànghoá với nhau. Thực chất của việc trao đổi là người ta trao đổi lượng lao độnghao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quanhệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử,gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiênthì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giátrị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá,họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụngmà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị màthôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng đểthoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phảitrả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụngphải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thựchiện được giá trị sử dụng.II. LƯỢNG GIÁ TRỊGiá trị hàng hoá là do lao động trừu tượng của người sản xuất hànghoá kết tinh trong hàng hoá nên lượng giá trị hàng hoá là do lượng laođộng tiêu hao để làm ra hàng hoá quyết định. Lượng lao động tiêu haođược tính bằng thời gian lao động như ngày, giờ, tuần, tháng… Mác viết:“Hiển nhiên là đo bằng lượng của cái “thực thể tạo ra giá trị” chứađựng ở trong đó, bằng lượng lao động. Bản thân số lượng lao động thì đobằng thời gian lao động, còn thời gian lao động thì lại đo bằng nhữngphần nhất định của thời gian như giờ, ngày…”.Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hoá,nhưng lại sản xuất trong những điều kiện khác nhau, năng suất laođộng khác nhau. Do đó, thời gian để sản xuất ra hàng hoá đó là khácnhau, tức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Vậy làm thế nào đo đượcđại lượng giá trị của nó? Mác nói: “Nếu giá trị của một hàng hoá làdo lượng lao động đó hao phí trong thời gian sản xuất ra hàng hoá đóquyết định thì người ta có thể tưởng rằng người sản xuất ra hàng hoácàng lười biếng hay càng vụng về bao nhiêu, thì giá trị hàng hoá củaanh ta lại càng lớn bấy nhiêu vì anh ta càng phải dùng nhiều thời gianhơn để sản xuất ra hàng hoá đó”.Tuy nhiên, lượng giá trị không phải do lượng lao động cá biệt haythời gian lao động cá biệt quyết định mà do lượng lao động trung bìnhhay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất rahàng hoá quyết định: “… để sản xuất ra một hàng hoá nhất định, nóchỉ dùng một thời gian trung bình cần thiết hay thời gian lao động xãhội cần thiết”… “Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, haythời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụngmới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy” ) .Mác đưa ra khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết: “Thờigian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sảnxuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuấtbình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và mộtcường độ trung bình trong xã hội đó” ) .“Vì vậy, những hàng hoá chứa đựng những lượng lao động ngangnhau, hay có thể được sản xuất ra trong một thời gian lao động giốngnhau, thì đều có một đại lượng giá trị ngang nhau”.“Với tư cách là những giá trị, thì tất cả mọi hàng hoá đều chỉ lànhững lượng thời gian lao động nhất định đã kết đọng lại”.Thời gian lao động xã hội cần thiết là một lượng không cố định,do đó lượng giá trị hàng hoá cũng không cố định. Mác viết: “Đạilượng giá trị của một hàng hoá sẽ không thay đổi, nếu như thời gianlao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó không thay đổi” . Sựthay đổi của lượng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào năng suất lao độngvà cường độ lao động.Về năng suất lao động, nếu năng suất lao động tăng thì thời gianlao động xã hội cần thiết giảm, do đó lượng giá trị và hàng hoá giảmvà ngược lại. Mác viết: “Như vậy là đại lượng giá trị của một hànghoá thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hànghoá đó và theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó” . Cònđối với cường độ lao động, nếu cường độ lao động tăng thì trong mộtđơn vị thời gian sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn và nhiều sản phẩm hơn, dođó giá trị cá biệt của một hàng hoá không thay đổi.Khi phân tích về lượng giá trị Mác đưa ra một số khái niệm khácliên quan đến việc tạo lượng giá trị như khái niệm về lao động giảnđơn và lao động phức tạp. Trong nền kinh tế hàng hoá, để xác địnhlượng giá trị hàng hoá, theo C.Mác còn phải quy mọilao động phức tạp thành lao động giản đơn. Và để lý giải cho việclàm thế nào để trao đổi ngang bằng với những hàng hoá là sản phẩmcủa lao động phải tốn công đào tạo, học tập, rèn luyện với hàng hoácủa lao động giản đơn mà chỉ cần sức lao động bình thường cũng tạora được, Mác đã đưa ra luận điểm: “Lao động phức tạp chỉ là bội sốcủa lao động giản đơn, hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn nhânbội lên, thành thử một lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tươngđương với một lượng lao động giản đơn lớn hơn”III. CÁC HÌNH THÁI CỦA GIÁ TRỊGiá trị hàng hoá là do lao động trừu tượng tạo ra, nó không hề cómột nguyên tử vật chất nào, nên người ta không thể nhìn thấy được màphải thông qua trao đổi mới được bộc lộ qua các hình thái biểu hiệncủa nó. Trong lịch sử phát triển của trao đổi hàng hoá, hình thái củagiá trị cũng phát triển từ thấp tới cao, từ hình thái giản đơn ngẫu nhiêntới hình thái mở rộng, hình thái chung, hình thái tiền tệ. “Các hànghoá ra đời dưới hình thái những giá trị sử dụng hay vật thể hàng hoá,như sắt, vải, lúa mì… Đó là hình thái tự nhiên thô thiển của chúng.Nhưng sở dĩ chúng trở thành hàng hoá, thì đó chỉ là do tính chất haimặt của chúng, do chúng vừa là vật phẩm tiêu dùng vừa là cái manggiá trị. Cho nên chúng chỉ là hàng hoá, hay chỉ mang hình thái hànghoá, trong chừng mực mà chúng có một hình thái hai mặt – hình tháitự nhiên và hình thái giá trị”1. Hình thái đơn giản, đơn nhất, hay ngẫu nhiênĐây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạnđầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, ngườita trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Mác nghiên cứu sự ra đời củagiá trị trong sự tồn tại của giá trị trao đổi, và giá trị trao đổi này là sựmở đầu cho việc chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá.“Chúng ta xuất phát từ giá trị trao đổi hay từ quan hệ trao đổi củahàng hoá để lần mò ra vết tích của giá trị ẩn nấp trong những hànghoá đó. Bây giờ chúng ta phải trở lại cái hình thái biểu hiện ấy củagiá trị”.Mác bắt đầu công việc nghiên cứu từ hình thái giản đơn của giá trị, hìnhthái giá trị này phù hợp với việc bắt đầu chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinhtế hàng hoá. Nhưng ngay trong hình thái giản đơn ấy đã bộc lộ ra mọi đặcđiểm của hình thái giá trị. Hình thái vật ngang giá có ba đặc điểm: giá trị sửdụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trở thànhhình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hìnhthức biểu hiện lao động xã hội. “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều năm ởtrong hình thái đơn giản đó của giá trị. Cho nên điều khó khăn chính là việcphân tích hình thái này”.Hình thái giản đơn là hình thái mà giá trị hàng hoá này được biểuhiện ở hàng hoá khác. “Hình thái đơn g iản của giá trị hàng hoá nằmtrong mối quan hệ giá trị giữa nó với một loại hàng ho á khác, haynằm trong mối quan hệ trao đổi giữa nó với loại hàng hoá này”.Khi phân tích hình thái này, Mác đã đưa ra một ví dụ “x hàng hóaA = y hàng hoá B, hay: x hàng hóa A giá trị bằng yhàng hoá B. (20 acsin vải = 1 cái cáo, hay: 20 acsin vải trị giábằng một cái áo)”. Hình thái này xuất hiện khi xã hội công xã nguyênthủy tan rã, trao đổi lúc đầu mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp, ở đâyhàng hoá A được biểu hiện ở hàng hoá, còn hàng hoá B dùng làm hìnhthái biểu hiện giá trị của hàng hoá A. Như vậy là giá trị sử dụng củahàng hoá này trở thành hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá khác.Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liênquan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lậpcủa một phương trình giá trị. Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫunhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định.Cũng với ví dụ trên, hai hàng hoá A và B rõ ràng là khác nhau.“Vải thì biểu hiện giá trị của nó bằng cái áo, còn cái áo thì dùng làmvật liệu cho biểu hiện giá trị đó. Hàng hoá thứ nhất đóng vai trò chủđộng, còn hàng hoá thứ hai đóng vai trò thụ động. Giá trị của hànghoá thứ nhất được biểu hiện như là một giá trị tương đối, hay hànghoá đó đang ở trong hình thái tương đối của giá trị. Hàng hoá thứ haithì làm chức năng một vật ngang giá, hay là đang ở trong hình tháingang giá”. Hình thái ngang giá và hình thái tương đối là hai cực biểuhiện của giá trị, đó là hai mặt liên quan với nhau, quyết định lẫn nhau,không thể tách rời nhau, nhưng đồng thời cũng đối lập và không dungnhau. “Hai cực đó bao giờ cũng được phân phối giữa những hàng hoákhác nhau mà biểu hiện giá trị làm cho chúng quan hệ với nhau” .Khi hàng hoá ở vào hình thái tương đối “Hình thái của giá trịkhông những phải biểu hiện giá trị nói chung, mà còn phải biểu hiệnmột giá trị đã xác định về mặt lượng, hay một đại lượng giá trị” .“Giá trị tương đối của hàng hoá có thể thay đổi mặc dầu giá trịcủa hàng hoá đó không thay đổi. Giá trị tương đối của hàng hoá đó cóthể không thay đổi mặc dầu giá trị của nó thay đổi; và cuối cùngnhững sự thay đổi cùng một lúc của đại lượng giá trị và của biểu hiệntương đối của đại lượng giá trị đó tuyệt nhiên không phải bao giờcũng hoàn toàn nhất trí với nhau”.Khi hàng hoá ở vào hình thái ngang giá. “Hình thái ngang giá củamột hàng hoá chính là hình thái trong đó nó có thể trực tiếp trao đổilấy một hàng hoá khác”.Mác đã nghiên cứu ba đặc điểm của hình thái ngang giá, “… giátrị sử dụng đã trở thành hình thái biểu hiện của cái độc lập với nó, tứclà của giá trị”; “lao động cụ thể đã trở thành hình thái biểu hiện củacái đối lập của nó, tức là của giá trị”; “lao động cụ thể đã trở thànhhình thái của cái đối lập với nó, tức là trở thành lao động dưới hìnhthái xã hội trực tiếp”.Việc nghiên cứu hình thái giản đơn của giá trị chính là nghiên cứuhình thái giá trị nói chung và những hình thái giản đơn của giá trị. Máckết luận: “Hình thái giá trị đơn giản của hàng hoá đồng thời cũng làhình thái hàng hoá đơn giản của sản phẩm lao động, và vì vậy, sựphát triển của hình thái hàng hoá cũng nhất trí với sự phát triển củahình thái giá trị”. Hình thái nàylà mầm mống phôi thai của hình thái tiền tệ, còn hàng hóa lúc nàyđóng vai trò vật ngang giá – hình thái phôi thai của tiền tệ.2. Hình thái đầy đủ hay mở rộngLực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội phát triểnlàm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư làm ra nhiềuhơn do đó trao đổi trở nên đều đặn và thường xuyên hơn. Tương ứng vớigiai đoạn này là hình thái đầy đủ hay mở rộng. Giá trị có hình thái đầy đủhay mở rộng.Mác đưa ra ví dụ: Z hàng hoá A = u hàng hoá B hay = v hàng hoáC, hay w hàng hoá D, hay x hàng hoá E, hay = v.v…10Trong hình thái này giá trị của một hàng hoá được biểu hiện ở giátrị sử dụng của nhiều hàng hoá khác nhau có tác dụng làm vật nganggiá. Hình thái biểu hiện giá trị của một hàng hoá đã được mở rộng.“Giá trị của một hàng hoá, của vải chẳng hạn, bây giờ được biểu hiệnbằng vô số nguyên tố khác của thế giới hàng hoá”.Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hoákhác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.Mác nêu ra thiếu sót của hình thái mở rộng.“Biểu hiện tương đối của giá trị một hàng hoá chưa được hoàntất”; “một sợi dây xích như thể cấu thành một bức khảm sặc sỡ gồmnhững biểu hiện giá trị rời rạc và không thuần nhất”; “hình thái giátrị tương đối của mỗi hàng hoá sẽ là một chuỗi biểu hiện giá trị vôcùng tận”.3. Hình thái chungVới sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công laođộng xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn.Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưngngười có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trựctiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi. Trong tình hình đó, ngườita phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nóđược nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khivật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều ngườiưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện. “Bây giờ các hàng hoábiểu hiện giá trị của chúng một cách đơn giản, bởi vì chúng biểu hiệngiá trị của chúng bằng một hàng hoá hóa duy nhất, và một cách thốngnhất”. Hình thái chung của giá trị ra đời. “Hình thái giá trị của chúnglà hình thái giản đơn chung cho tất cả các hàng hoá, do đó nó là hìnhthái giá trị phổ biến”. Để trình bày về hình thái chung của giá trị Mácnêu ra ví dụ:111 cái áo10 li-vơ-rơ chè40 li-vơ-rơ cà phê =20 acsin vải1 quác-tơ lúa mìx hàng hoá Av.v…Trong hình thái này các hàng hoá biểu hiện giá trị của mình ở giá trịsử dụng của một hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung.“Hình thái tương đối phổ biến của thế giới hàng hoá đem lại cho hànghoá – vật ngang giá đã bị gạt ra khỏi thế giới ấy, tức là cho vải, cái tínhchất một vật ngang giá phổ biến. Hình thái tự nhiên củabản thân nó trở thành cái hình dáng chung của giá trị của thế giớiđó, và vì vậy mà vải có thể trực tiếp trao đổi với tất cả các hàng hoákhác”.Tuy nhiên vật ngang giá chung chưa thống nhất ở một loại hàng hoánào, các địa phương khác nhau thì dùng hàng hoá khác nhau làm vậtngang giá chung.12IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ1. Nội dung của quy luật giá trịQuy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất, quan trọng nhấtcủa sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong tác phẩm chống Đuy-Rinh,Ăngghen đã nói: “… Quy luật giá trị này chính là quy luật cơ bản củanền sản xuất hàng hoá, do đó cũng là quy luật cơ bản cái hình thứccao nhất của sản xuất hàng hoá, tức là sản xuất tư bản chủ nghĩa”Quy luật này đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá được thực hiệntheo hao phí lao động xã hội cần thiết. Điều đó có nghĩalà quy luật đòi hỏi số lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra mộthàng hoá phải ngang với lượng lao động trong bình của xã hội hay thờigian lao động xã hội cần thiết. Do vậy trong lưu thông, quy luật giá trịđòi hỏi mọi người phải trao đổi, ngang giá, tức phải tuân theo mệnhlệnh giá cả thị trường.Dưới tác động của quy luật giá trị hình thành nên giá cả thịtrường. Giá cả thị trường hình thành thông qua sự cạnh tranh giữa nhàtư bản trong cùng một ngành, sản xuất kinh doanh cùng một loại hànghoá nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch.Tuy giá trị cá biệt của mỗi hàng hoá là khác nhau nhưng trên thịtrường mỗi loại hàng hoá đều phải bán theo một giá thống nhất. Đó làgiá cả thị trường dựa trên cơ sở giá trị thị trường. “Giá cả thị trườngcủa tất cả các hàng hoá cùng loại đều như nhau, dù cho những điềukiện sản xuất của những người sản xuất có khác nhau như thế nàochăng nữa. Giá cả thị trường chỉ biểu hiện lượng lao động xã hộitrung bình càn thiết trong những điều kiện trung bình của sản xuất, đểcung cấp cho thị trường một khối lượng nhất định những hàng hoá13nhất định. Giá cả đó được tính cho toàn bộ khối lượng hàng hoá thuộcmột loại nhất định.Thông qua sự vận động của giá cả thị trường ta sẽ thấy được hoạtđộng của quy luật giá trị. “… những biến động không ngừng của giácả hàng hoá đi trệch ra ngoài giá trị hàng hoá là điều kiện tất yếu vàchỉ do điều kiện đó thì giá trị của hàng hoá mới có thể tồn tại được” .Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trởthành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phátsinh tác dụng lên thị trường thông qua cạnh tranh, cung cầu, sứcmua của đồng tiền.Mác viết “chỉ có do những biến động của cạnh tranh và, do đó,của giá cả hàng hoá, quy luật giá trị mới được thực hiện trong sảnxuất hàng hoá, sự quy định giá trị theo thời gian lao động xã hội tấtyếu mới trở thành một hiện thực. Nếu như hình thức biểu hiện của giátrị, nếu như giá cả theo lệ thường có một bề ngoài khác hẳn giá trị, đóchỉ là một vận mệnh giống như vận mệnh của phần lớn những quan hệxã hội mà thôi”.Mác đưa ra nhận xét về giá cả: “Giá cả, tự nó chẳng qua chỉ làbiểu hiện bằng tiền của giá trị”.“Vậy giá cả hay những số lượng vàng mà giá trị các hàng hoá đãchuyển thành trong ý niệm, thì bây giờ lại được biểu hiện bằng nhữngtên gọi tiền tệ hay là những tên gọi của tiêu chuẩn vàng dùng để tíntoán và do pháp luật quy định”.“Giá cả là tên tiền tệ của số lao động đã vật hóa trong hàng hoá”2. Tác dụng của quy luật giá trịThông qua sự phân tích của Mác về mối quan hệ giữa giá trí và giácả ta thấy sự tác động của quy luật giá trị.a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:14Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ phân bố lại sức lao động và tư liệusản xuất giữa các ngành. Sự điều tiết này tiến hành một cách tự phátthông qua giá cả thị trường và quan hệ cung cầu.Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị do đó có lãi nhiềungười sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, một số người khác chuyểnsang sản xuất mặt hàng này. Như vậy tư liệu sản xuất và sứclao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác.Khi cung lớn hơn cầu sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu xãhội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa không bán được dẫn đến thua lỗ.Tình hình đó buộc người sản xuất thu hẹp quy mô hoặc chuyển sang sảnxuất kinh doanh mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao độngở ngành này giảm đi.Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà còn điều tiết cả lưuthông qua sự biến động của giá cả. Hàng hóa được đưa từ nơi giá cả thấpđến nơi giá cả cao, nhờ đó mà tạo ra một sự cân đối tạm thời giữa cungvà cầu hàng hóa.b) Kích thích cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triểnCác hàng hoá sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giátrị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường đòi hỏi moi phải tuân theogiá trị và giá cả thị trường. Muốn đứng vững trong cạnh tranh và làm ănphát tài, họ phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá của mình nhỏ hơnhoặc bằng giá trị của xã hội. Do đó họ tìm cách cải tiến kỹ thuật, tổ chứclại sản xuất, tăng năng suất lao động. Lúc đầu chỉ có một số người đitiên phong, sau trở thành phổ biến trên toàn xã hội. Như vậy, do tácdụng của quy luật giá trị đã thúc đẩy những người sản xuất hàng hóa cảitiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất.15c) Phân hóa những người sản xuất hàng hóaQuy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải đảm bảo thờigian lao động xã hội cần thiết. Do vậy người nào có giá trị cá biệt củahàng hóa của mình nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ giàu có nhanh chóng.Ngược lại, người nào có giá trị cá biệt của hàng hóa cao hơn giá trị xãhội sẽ bất lợi, làm ăn thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Nhưvậy, do tác dụng của quy luật giá trị đã đưa tới sự phân hóa người sảnxuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo.Như vậy là sự vận động của giá cả là do quy luật giá trị chi phốivì mỗi khi số lao động cần thiết cho sản xuất giảm xuống hay tăng lênthì đều làm cho giá cả sản xuất giảm hay tăng.“Tóm lại, quy luật giá trị của Mác có giá trị một cách phổ biến –trong chừng mực mà những quy luật kinh tế có giá trị như thế, – đi vớisuốt cả thời kỳ sản xuất hàng hoá giản đơn, tức là cho đến lúc nền sảnxuất hàng hoá giản đơn bị biến đổi do sự xuất hiện của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ trước tới lúc đó, các giá cả đều xoayquanh những giá trị nhất định, theo quy luật của Mác, và lên xuốngchung quanh giá trị ấy; thành thử sản xuất hàng hoá giản đơn càngphát triển thì giá cả trung bình lưu hành trong những thời kỳ khá dài,- những giá cả không bị một sự biến động dữ dội ngoại lai nào làm rốiloạn, – lại càng phù hợp với giá trị, mà không có những sự chênh lệchđáng kể. Vậy là về mặt kinh tế, quy luật giá trị của Mác có giá trị phổbiến đối với một thời kỳ bắt đầu khi sự trao đổi xuất hiện…”.16V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY.1. Vai trò của lý luận giá trị.Lý luận giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng xã hội. Sự tác động của lý luậnnày một mặt thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế mặt khác gây ra các hệquả tiêu cực đối với nền kinh tế vì vậy phát huy được mặt tích cực,đẩy lùi các mặt tiêu cực còn là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào vai tròquản lý vĩ mô của nhà nước và nhận thức của mỗi công dân.Học thuyết kinh tế của Mác cùng với sự đóng góp của Ăngghen vàsự phát triển của Lênin thực sự là một học thuyết khoa học và cáchmạng không chỉ có ý nghĩa đương đại mà còn giữ nguyên giá trị chođến ngày nay.Kinh tế chính trị của Mác – Lênin là kim chỉ nam cho hoạt độngcủa Đảng Cộng sản và công nhân các nước. Nó soi sáng cho nhân dânlao động con đường giải phóng khỏi ách áp bức của tư bản.Trên những thành tựu rực rỡ mà học thuyết Mác mang lại ngàynay lý luận giá trị vẫn được vận dụng và chiếm một vị trí xứng đáng.Lý luận giá trị – lao động được coi là hòn đã thử vàng của họcthuyết kinh tế, là xuất phát điểm của nhiều nguyên lý kinh tế chính trị.Lý luận giá trị – lao động bao gồm lý luận về hàng hóa, lý luận về laođộng về giá trị, quy luật giá trị và tiền tệ. Đây chính là bản chất xã hộihóa sản xuất thông qua kinh tế hàng hóa. Cho đến nay tính đúng đắncủa lý luận này vẫn giữ nguyên giá trị và thể hiện tính hoàn thiện đếnmức chưa có một nhà kinh tế nào đưa ra nội dung nào khác.Đối vớ việc nghiên cứu học thuyết kinh tế của Mác để hiểu bảnchất và quá trình hoạt động của tư bản giúp cho ta thêm kiên định conđường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Chínhvì thế Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII quyết định lấy chủ nghĩaMác- Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh làm kim chỉ nam cho mọi hànhđộng.17Kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng cũng không thể khôngtính đến “vòng quay của bánh xe tư bản” và những quy luật ngặt nghèocủa tích lũy mà Mác nêu ra.Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội,phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chề thịtrường có thể quản lý của Nhà nước thì việc khai thác và vận dụng cáclí luận kinh tế của Mác đặc biệt là lý luận giá trị là vô cùng quantrọng.Để làm rõ cơ sở khoa học của vấn đề này cần tiếp cận nó dựatrên lý luận về giá trị của Mác. Khi xây dựng lý luận giá trị Mác đãlàm sáng tỏ vẫn đề tri thức của con người kết tinh vào trong sản phẩmlao động. Từ lý luận giá trị của Mác ta thấy nhân loại đã xây dựng nềnsản xuất hàng hóa từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã. Sản xuấthàng hóa đã phát triển trong các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản chủnghĩa rồi chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, nền sản xuất hàng hóavẫn là nền sản xuất xã hội đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới.Nền sản xuất hàng hóa đã và đang lần lượt trải qua bốn trình độ pháttriển đều lấy giá trị là cơ sở so sánh, trao đổi.Từ sự tiếp cận lý luận giá trị của Mác, chúng ta có thể nói: kinh tếtri thức là một phạm trù của nền sản xuất hàng hóa là quá trình tổ chứsản xuất hoạt động ngày càng tạo ra nhiều hàng hóa, là quá trình tổchức hiện đại tạo nhiều hàng hóa dịch vụ có hàm lượng chất xám cao,gắn liền với việc nâng cao tri thức của người lao động và sử dụng cáccông nghệ tiên tiến. Do đó mục tiêu của chúng ta là phải đưa nền sảnxuất hàng hóa của nước ta đạt tới- giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.- chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huytối đa nội lực nâng cao hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và địnhhướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.18MỤC LỤCIV. QUY LU ẬT GIÁ TR Ị…………………………………………………………………1319