[QC] Lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ như thế nào?

Không ít doanh nghiệp vẫn phân vân chưa rõ server nào là phù hợp với nhu cầu của mình, hoặc thậm chí liệu họ có cần sử dụng máy chủ hay không.

Các máy chủ hiện nay đã dần thay đổi cách vận hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả công việc. Vậy nên thay vì hỏi “Thời điểm nào thì doanh nghiệp cần trang bị một máy chủ?”, hãy bắt đầu với “Làm thế nào để lựa chọn máy chủ phù hợp?”. Có nên sử dụng máy chủ online, máy chủ ảo? Thương hiệu nào tốt nhất? Hãy cùng cân nhắc các tiêu chí sau đây.

Máy chủ đám mây

Hiện tại từ khóa “cloud” hoặc đám mây được xem là hot trend trong ngành công nghệ, nên cần cân nhắc liệu máy chủ vật lý có thực sự cần không? Đối với những doanh nghiệp có không gian làm việc hạn chế hoặc không có hệ thống IT cơ bản thì đây là lựa chọn khá hợp lý cho máy chủ web và email. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến những hạn chế của máy chủ đám mây khi số lượng người dùng và lưu lượng lưu trữ gia tăng. Và nhất là khi bạn cần một máy chủ lâu dài, có thể nâng cấp được và không hạn chế về tính năng thì máy chủ tại chỗ là một chọn lựa dần chiếm ưu thế.


Hình 1.jpg

Máy chủ đám mây là một lựa chọn cho các doanh nghiệp nhỏ, có không gian hạn chế và không có hệ thống IT cơ bản.


Bộ máy chủ tại chỗ: lắp sẵn hay tự ráp

Bộ máy chủ lắp sẵn hay tự lắp ráp đều có những điểm mạnh và yếu riêng. Khi tự ráp một dàn máy chủ bạn sẽ có cơ hội lựa chọn và tuỳ chỉnh nhiều hơn để phù hợp với việc sử dụng của mình. Còn với dàn máy lắp sẵn, bạn cũng được lựa chọn các option phù hợp và một loạt lợi ích kèm theo như phần mềm, bảo hành và hỗ trợ trực tiếp từ nhà sản xuất. Hoặc với máy chủ dạng pre-built, bạn chỉ cần tự cài đặt ổ cứng, RAM và các thiết bị khác.

Lời khuyên cho chúng tôi là nếu doanh nghiệp của bạn không có bộ phận IT đông đảo, hoặc chưa từng lắp ráp server trước đây thì nên mua những máy chủ đã được build sẵn trên thị trường từ những thương hiệu uy tín.

Cách sử dụng máy chủ

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phần cứng của server. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu để đầu tư hiệu quả và phù hợp nhất.


Hinh 2 (1).jpg

Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu sử dụng để đầu tư hiệu quả nhất

File Server hay NAS? – Nếu doanh nghiệp có khoảng 20 người dùng chung hệ thống thì không nhất thiết phải đầu tư cả một server Windows hay Linux. Sử dụng NAS – thiết bị lưu trữ gắn mạng sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí cho phần cứng và điện tiêu thụ. Còn hệ thống file server phù hợp với doanh nghiệp có nhiều nhân sự hơn và cần sử dụng các tính năng chuyên dụng như tự động back-up và truy cập VPN. Ngoài ra, file server còn hỗ trợ nhiều ổ cứng và SSD hơn NAS. Phần lớn chi phí đầu tư cho file server sẽ được sử dụng cho các thành phần lưu trữ, đặc biệt là RAID để giúp tăng tốc độ hoạt động.

Email – Để trang bị một máy chủ cho email, bạn sẽ cần một hệ thống đủ mạnh với bộ vi xử lý “cấp máy chủ”. Mặc dù bạn có thể sử dụng dạng máy trạm desktop kiểu cũ để tiết kiệm chi phí nhưng hệ thống này không đủ ổn định và tin cậy để sử dụng liên tục cho doanh nghiệp. Thông thường bạn sẽ cần bộ vi xử lý 4 nhân, ít nhất 4GB RAM trở lên và khả năng mở rộng cho 6 hoặc 8 ổ cứng khi kết hợp với máy chủ lưu trữ.

Khả năng ảo hoá – Tính năng này cho phép doanh nghiệp tận dụng hết khả năng của một máy chủ vật lý duy nhất. Nó giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự xây dựng được một hệ thống IT với các thành phần ảo hoá thay vì phải đầu tư 3 đến 4 máy chủ khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, bạn cần bộ vi xử lý hỗ trợ ảo hoá, bộ nhớ vật lý đủ lớn cũng như dung lượng lưu trữ. Và cuối cùng, có thể bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn một card mạng để tránh tình trạng nghẽn nút cổ chai khi nhiều máy chủ ảo chạy cùng lúc.

Đề xuất từ chúng tôi

hinh 3.jpg

Bộ máy chủ mới nhất Intel® Server System LSVRP4304ES6XX1 có giá khoảng 24 triệu đồng

Với doanh nghiệp dưới 100 người, cùng với ngân sách khoảng 25 – 30 triệu đồng, chúng tôi đề nghị server đồng bộ từ Intel: Intel® Server System LSVRP4304ES6XX1. Với phương án này chip Intel Xeon E3-1230 v5 (8M Cache, 3.4 GHz) chuyên dành cho máy chủ sẽ đảm bảo hiệu suất và tính ổn định của nó. Dòng board mạch Intel® Server Board S1200SPL là một lựa chọn khá hợp lý không chỉ về giá cả mà còn về hiệu suất dành cho doanh nghiệp. Với 4 khe cắm RAM hỗ trợ lên đến 64GB DDR4 (máy được trang bị sẵn 16GB), hỗ trợ 8 cổng SATA3 6Gbps và thêm 3 khe PCIe 3.0, dòng board này có thể được nâng cấp một cách linh hoạt để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp.

Một bộ phận rất quan trọng khác mà hầu hết khách hàng vẫn chưa chú ý đó là SSD dành cho máy chủ với tuổi thọ cao. LSVRP4304ES6XX1 được trang bị đính kèm là Intel® SSD DC S3510 Series (120GB, 2.5in SATA 6Gb/s, 16nm, MLC) có tuổi thọ đảm bảo từ nhà sản xuất là 70TWD và thời gian phát sinh lỗi đọc/ghi bình quân là 2 triệu giờ sử dụng. Với thông số “khủng” như vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn yên tâm với dữ liệu của mình được lưu trên SSD này.

Ngoài ra, hệ thống server này còn được trang bị cổng mạng quản trị độc lập (ngoài 2 cổng 1GbE) với Intel® Remote Management Module AXXRMM4LITE2 giúp cho ADMIN có thể quản trị và kiểm tra tình trạng hệ thống từ xa một cách dễ dàng.

Link tham khảo thông số sản phẩm:
http://ark.intel.com/products/95320/Intel-Server-System-LSVRP4304ES6XX1
http://ark.intel.com/products/86193/Intel-SSD-DC-S3510-Series-120GB-2_5in-SATA-6Gbs-16nm-MLC
http://www.intel.com/content/www/us/en/server-management/intel-remote-management-module.html

Để tham khảo thêm thông tin chi tiết và nhận được sự tư vấn trực tiếp, các bạn có thể đến những đại lý Intel trên toàn quốc.