[Pie Chart] The proportions of British students able to speak other languages – English for Greater Opportunities

Hôm nay mình tiếp tục gửi đến các bạn một bài mẫu cho dạng bài Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 mà mình sử dụng để hướng dẫn viết cho các bạn theo học tại lớp Luyện thi IELTS của mình. Đây là dạng bài có tần suất ra đề cao giống như dạng đề Line Graph, các bạn chú ý luyện tập viết dạng bài này cho thành thục nhé.   

Lưu ý nhỏ với các bạn là khi gặp bất kỳ đề nào cũng không nên vội viết ngay mà nên khảo sát và xây dựng chiến lược cho bài trước. Tại lớp học của mình, các bạn theo học được hướng dẫn dành 3 phút đầu tiên đọc hiểu kỹ yêu cầu của đề bài và xây dựng chiến lược viết. Đến lúc viết chỉ là viết ra thôi chứ không cần suy nghĩ quá nhiều cần viết gì nữa.

Để làm được vậy việc luyện tập kỹ năng đánh dấu ký hiệu để không bỏ sót thông tin là vô cùng quan trọng. Bạn nên chọn những ký hiệu đơn giản, trực quan và dễ hiểu. Dưới đây là hình ảnh xây dựng chiến lược mà các bạn theo học tại lớp thực hiện trước khi bắt tay vào viết bài. 

Đối với dạng bài này, chiến thuật đơn giản và dễ đạt điểm cao là detail 1 so sánh các đối tượng trong năm thứ nhất. Detail 2 cho thấy xu hướng ở năm thứ hai. Chính vì vậy,  các ký hiệu cũng được đánh dấu để thuận tiện cho việc triển khai bài như vậy.

Ký hiệu cho mục Overview:

  • Tam giác hướng lên  – chỉ đối tượng có phần trăm cao hơn so với các đối tượng khác trong mỗi năm.

  • Mũi tên – chỉ xu thế các đối tượng qua thời gian.

Ký hiệu cho Pie thứ nhất: detail 1

  • Các con số 2, 3 – dùng để thể hiện sự so sánh định lượng (gấp nhiều lần).

  • Đối với phần không đánh số thì sử dụng so sánh định tính. 

Ký hiệu cho Pie thứ hai: detail 2

  • Mũi tên – chỉ xu thế thay đổi của các đối tượng qua thời gian.

The charts below show the proportions of British students at one university in England who were able to speak other languages in addition to English, in 2000 and 2010.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant

The two pie charts compare what and how many languages English students spoke at a university located in England over two different years, 2000 and 2010.

Overall, Spanish was more prevalent among students compared to the other languages in both years. It is also clear that students speaking German stabilised at 10% over the period shown, while the remaining student groups witnessed significant changes.

In 2000, Spanish was spoken by 30% of students, which was also the largest proportion in that year. This was double the figures for French and another language and treble the figures for German and two other languages. In comparison, the number of students who could not communicate in any language except for the native one was also lower but not much, accounting for one-fifth.

In 2010, there was a mere 5% rocket in students speaking Spanish, another language, and two other languages to 35%, 20%, and 15%, respectively. Spanish’s figure continued amounting to the largest percentage in 2010. In contrast, the figures for no other language and French plummeted considerably to 10%, comprising one-fifth of the students in total.  

(185 Words) – ieltsgiang.com