Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là gì?

1. Tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Thông qua bài tiểu luận bạn sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận bạn sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học và cao đẳng.

2. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là gì?

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là những cách thức giúp tác giả bài nghiên cứu thu thập số liệu, kiến thức hoặc thông tin nhằm tìm ra một hệ thống tri thức từ thực tiễn.

Mục đích: Nghiên cứu tiểu luận nhằm giúp tìm ra quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng liên quan đến chủ đề lựa chọn, từ đó xây dựng nên một khung lý thuyết mới, hoặc sàng lọc loại bỏ giả thuyết của một đề tài khoa học.

Phân loại: Các phương pháp nghiên cứu tiểu luận được chia thành 2 nhóm:

  • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3. 3 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tiểu luận

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tiểu luận dựa vào lý thuyết hoặc các bài nghiên cứu trước đó nhằm chứng minh cho những luận điểm đưa ra trong bài nghiên cứu là có cơ sở và đáng tin cậy.

3.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp tổng hợp những bài nghiên cứu hoặc những mô hình lý thuyết trước đó về vấn đề đưa ra, sau đó thực hiện phân tích và lựa chọn lý thuyết phù hợp nhất với bài tiểu luận.

Nội dung: Trong quá trình nghiên cứu và phân tích vấn đề, bạn cần tổng hợp lại các lý thuyết tìm hiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác. Đặc biệt cần nắm rõ những lưu ý hay ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng.

Cách áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong phần mở đầu hoặc kết thúc bài tiểu luận, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện trong phần bàn luận vấn đề.

3.2. Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là một phương pháp sử dụng các lập luận của mình để dự đoán về bản chất của vấn đề, đối tượng nghiên cứu và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.

Mục đích: Phương pháp giả thuyết được sử dụng trong các bài tiểu luận

  • Có 2 mục chức năng: dự báo và dẫn đường
  • Đóng vai trò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học

Cách áp dụng: Phương pháp được ứng dụng nhiều nhất khi đưa ra những giả thuyết khi xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu

3.3.Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện các dữ kiện, diễn biến trong quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như đã diễn ra trong lịch sử.

Nhiệm vụ: Sử dụng các nguồn tư liệu từ quá khứ, phương pháp này nhằm phục dựng các điều kiện hình thành và quá trình diễn biến về sự việc, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực nhất của sự vật, hiện tượng như đã từng xảy ra.

Cách áp dụng: Trong phần tổng hợp lý thuyết, phương pháp này được ứng dụng nhiều nhất đặc biệt khi so sánh và đánh giá về các vấn đề trong quá khứ.

4. Cách liệt kê phương pháp nghiên cứu tiểu luận chính xác

Trong bài tiểu luận của mình, bạn hãy trình bày tất cả các phương pháp nghiên cứu tiểu luận đã được sử dụng trong bài làm của mình. Để trình bày chuẩn nhất, trong mỗi phương pháp được liệt kê cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

  • Tên phương pháp nghiên cứu
  • Nội dung phương pháp nghiên cứu
  • Cách tiến hành phương pháp nghiên cứu

5. Cách trình bày tiểu luận đẹp mắt

– Tips để trình bày một bài tiểu luận trông đẹp mắt, dễ chịu khi nhìn vào, thì việc đầu tiên bạn sẽ phải chứ ý đến các mục lục, mục lớn ra mục lớn mục nhỏ ra mục nhỏ, sắp xếp bố cục phải khoa học và hợp lý, thì chưa cần phải đọc bài cũng bạn thì giảng viên cũng sẽ có cái nhìn thiện cảm từ ban đầu rồi đấy.

Tùy vào yêu cầu mỗi bài mà có cách trình bày khác nhau, nên theo dõi hướng dẫn của giảng viên nhé.

Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.

– Font chữ: Times new Roman.

– Định dạng lề (canh lề):

+ Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm

+ Lề phải: 2,0 cm

+ Lề trái: 3.0->3,5 cm.

– Cỡ chữ (phần nội dung): 13.

– Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 (thường là 13)

– Bảng mã: Unicode.

– Dãn dòng: 1.2-1.3 lines.

– Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục). Thường thì độ dài sẽ có quy định riêng của trường, các bạn lưu ý về độ dài, trung bình 1 bài tiểu luận khoảng 15-25 trang.

– Đánh số trang.

– Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.

– Sử dụng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.