Phương pháp nghiên cứu khoa học nào là quan trọng nhất?
Phương pháp nghiên cứu khoa học là yếu tố chính quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu là điều rất quan trọng. Bạn đã biết gì về chủ đề này? Hãy cùng Cẩm nang mua bán tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các phương pháp nghiên cứu khoa học với bài viết sau. Chắc chắn, bạn sẽ có thêm cho mình hàng loạt những thông tin hữu ích đấy.
Nội Dung Chính
Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học
Khoa học gì?
Khoa học là quá trình nghiên cứu để khám phá kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Đồng thời khám phá những kiến thức hoặc lý thuyết, những phương pháp mới để có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp.
Ví dụ: Khái niệm thực vật là vật vô nghĩa được thay thế bằng khái niệm thực vật sở hữu tri giác và cảm nhận được môi trường xung quanh.
Do đó, khoa học bao gồm một khối kiến thức về các quy luật vật chất và sự vận động của vật chất, quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư tưởng. Hệ thống kiến thức này được hình thành trong lịch sử và tiếp tục phát triển trên cơ sở thực tiễn của xã hội theo thời gian.
Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động. Nó bao gồm tìm kiếm, thu thập, phân tích, điều tra, thử nghiệm những thông tin, những vấn đề trong một lĩnh vực khoa học nào đó.
Muốn thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực mong muốn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc độc lập, khả năng tìm kiếm thông tin cũng là những yếu tố cần thiết. Hướng đến việc có thể thực hiện nghiên cứu hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?
Phương pháp nghiên cứu khoa học là những cách thức, con đường, công cụ riêng biệt. Chúng được ứng dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học.
Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin, số liệu, kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên cứu. Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra được những vấn đề mới. Hay, hướng đi mới. Và thậm chí là những giải pháp mới cho ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu.
Nói dễ hiểu hơn, phương pháp này là công cụ có hiệu quả để tìm hiểu sâu hơn vấn đề và cải tạo tốt hơn đối tượng nghiên cứu.
Các loại hình nghiên cứu khoa học phổ biến
Vậy các loại hình tổ chức nghiên cứu khoa học bao gồm những gì?
Đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học với đặc điểm là một nhiệm vụ nghiên cứu do một hoặc một nhóm người thực hiện. Các chủ đề chủ yếu tập trung trả lời các câu hỏi có ý nghĩa học thuật nhằm làm phong phú hệ thống tri thức khoa học.
Dự án
Dự án là loại chủ thể có mục đích ứng dụng kinh tế và xã hội với đối tượng cụ thể vào trong hoàn cảnh thực tiễn. Tùy thuộc vào các điều kiện và nguồn lực mà các dự án sẽ linh động thay đổi cho phù hợp. Do đó, nội dung nghiên cứu của đề tài thường chủ yếu là giải quyết các khuất mắc của đối tượng xuyên suốt hoạt động thực tiễn.
Chương trình
Chương trình là một tập hợp các chủ đề và / hoặc dự án, được lại với liên kết với nhau nhằm một chủ đích cụ thể. Các chủ đề và / hoặc dự án này đều mang đặc điểm là tính độc lập cá thể cao.
Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng. Có tính quyết định cao đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn một phương pháp không phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu sẽ dẫn đến hậu quả là đề tài nghiên cứu không đạt được mục đích cuối cùng.
Ngoài ra, lựa chọn phương pháp không phù hợp với bản thân người nghiên cứu cũng khiến họ dễ bị mệt mỏi. Nhiều hơn nữa là áp lực, nản chí. Kéo theo đó, có thể bỏ việc nghiên cứu đề tài.
>>>Xem thêm: Cách làm giàu nhanh? – Chìa khóa nằm ở bản thân bạn
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học có gì nổi bật?
Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần đi kèm với các công cụ hiện đại. Hay, phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Có độ chính xác cao.
Hai yếu tố này kết hợp, bổ trợ lẫn nhau. Hướng đến vì một mục tiêu chung là sự thành công của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp này còn có tính mục đích. Vì bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều hướng tới một mục đích cụ thể. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ làm cho mục đích đạt được nhanh chóng hơn, thậm chí vượt cả mong đợi ban đầu.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản thường được sử dụng
Tuỳ thuộc vào ngành đang nghiên cứu mà có hệ thống các phương pháp riêng. Có tính đặc thù cho ngành khoa học đó. Và không có phương pháp nào quan trọng nhất.
Ví dụ về phương pháp nghiên cứu khoa học đối với ngành khoa học pháp lý, có các phương pháp chủ yếu như: Phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, mô tả thực tế.
Cùng tìm hiểu các loại phương pháp nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc các dự án khoa học hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ở dạng “phi số” để có được thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, đồng thời là chi tiết và số liệu cụ thể từ các cuộc điều tra hoặc khảo sát. Gọi chung quy là đối tượng điều tra. Để phân tích hoặc nghiên cứu chuyên sâu, các dữ liệu và đối tượng phải được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lượng.
Ngoài ra, thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hoặc thảo luận nhóm tập trung bằng các câu hỏi mở và thường được sử dụng trong các nhóm mẫu nhỏ trong quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu dưới dạng số học và thống kê để có được những thông tin cơ bản và tổng quát. Các thông tin trên sẽ tập trung chủ yếu vào đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích thống kê và phân tích. Hay nói cách khác là định lượng việc thu thập và phân tích dữ liệu. Thông tin và dữ liệu thường được thu thập thông qua các cuộc điều tra sử dụng bảng câu hỏi quy mô lớn và thường được áp dụng cho các tình huống mẫu lớn.
Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sử dụng các bằng chứng có thể kiểm chứng được để đi đến kết quả nghiên cứu. Nói cách khác, loại hình nghiên cứu này hoàn toàn dựa vào bằng chứng thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu quan sát hoặc khoa học.
Phương pháp phi thực nghiệm
Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập dữ liệu để tìm ra các mẫu trong đó dựa trên quan sát các sự kiện, sự vật đã hoặc đang tồn tại. Phương pháp này bao gồm tất cả các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học, v.v. thường được hỏi trong môn phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung.
Phương pháp phỏng vấn-trả lời
Một cuộc phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà nhà nghiên cứu hỏi người được phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn có thể có cấu trúc, nghĩa là nhà nghiên cứu hỏi các câu hỏi đã được xác định rõ. Một loại khác là không có cấu trúc, nghĩa là nhà nghiên cứu được phép trả lời (hoặc hướng dẫn) một số câu hỏi của người được phỏng vấn theo mong muốn.
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn dưới dạng viết, dựa trên bảng câu hỏi in sẵn. Phương pháp nghiên cứu khoa học này được tiến hành đồng thời với số lượng lớn đối tượng tham gia. Người được hỏi trả lời nhận xét của họ bằng cách đánh dấu vào các ô thích hợp theo các quy ước nhất định. Trong quá trình thực hiện, người phỏng vấn nên tham gia thuyết phục đối tượng trả lời.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Phương pháp tiếp cận chuyên gia là một phương pháp thu thập ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu khoa học khi xác định và đánh giá một sản phẩm, sự kiện hoặc vấn đề thực tế.
Phương pháp này tập hợp các ý kiến khác nhau của các chuyên gia và kiểm tra lẫn nhau để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề. Trong nghiên cứu thị trường, thu thập dữ liệu từ nguồn của các chuyên gia có thể được sử dụng trong bài có trích dẫn cụ thể nhằm cung cấp chi tiết hơn về một ngành hoặc sản phẩm cụ thể.
Phương pháp quan sát
Quan sát khoa học là cách mà người nghiên cứu tiếp thu thông tin về đối tượng nghiên cứu. Bằng cách quan sát trực tiếp đối tượng.
Ngoài ra, để nhận thức sâu và hiểu rõ được đối tượng, người nghiên cứu cũng cần quan sát các nhân tố khác. Cụ thể là nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến đối tượng đó.
Ưu điểm của phương pháp này là tính đơn giản, dễ thực hiện. Đồng thời, ít tốn kém chi phí.
Tuy nhiên, để thực hiện nghiên cứu đối tượng với quy mô lớn thì phương pháp này không được đánh giá cao. Vì vậy, đây là phương pháp thích hợp cho những đối tượng nghiên cứu có quy mô nhỏ, độ phức tạp không cao.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết là phương pháp phân chia thông tin thu thập được từ các tài liệu hiện có thành các phần khác nhau. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hoặc đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Theo cách tiếp cận này, những thông tin quan trọng có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được chọn lọc và lưu giữ. Đây là một cách liên kết và sắp xếp các tài liệu và thông tin lý thuyết đã thu được. Điều này tạo tiền đề, một hệ thống lý luận về đề tài nghiên cứu.
Phương pháp quy nạp và diễn giải
Quy nạp
Quy nạp là quá trình rút ra các nguyên tắc chung từ quan sát một loạt các sự vật riêng lẻ. Điều kiện khách quan của quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học quy nạp là tính lặp lại của một hiện tượng.
Quy nạp giúp khái quát kinh nghiệm thực tế của một sự vật cụ thể để có được kiến thức kết luận chung. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc khám phá các định luật và hình thành giả thuyết.
Diễn dịch
Diễn dịch là quá trình vận dụng các nguyên tắc chung để xem xét các chi tiết nhằm rút ra kết luận cụ thể từ các nguyên tắc chung đã biết. Tuy nhiên, để đi đến một kết luận đúng đắn thông qua suy luận, tiền đề đặt ra phải đúng, phải tuân theo các quy luật logic, và phải có quan điểm lịch sử – nhất là khi áp dụng cái chung cho cái riêng.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Phương pháp logic là phương pháp tổng hợp để nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên hoặc không có bằng chứng hoặc số liệu. Phương pháp này đồng thời bộc lộ bản chất, tính tất yếu, quy luật của sự vận động và phát triển khách quan.
Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện một cách chân thực bức tranh quá khứ của các sự vật, hiện tượng (quá trình sinh ra, phát triển và chết đi) theo đúng trật tự thời gian và không gian.
Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang ấp ủ công trình nghiên cứu khoa học của mình. Để cập nhật thêm các kiến thức, kinh nghiệm cũng như các vấn đề liên quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, bạn có thể truy cập Muaban.net ngay hôm nay.
Hồng Vân – Content Writer
>>>Xem thêm: