Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục mầm non không ngừng cải tiến và phát triển. Việc nghiên cứu giáo dục mầm non phải tuân theo yếu tố thực tiễn, giá trị định hướng, đáp ứng được nhu cầu về sự phát triển. Nghiên cứu giáo dục mầm non thực chất là một ngành khoa học có mục đích, đối tượng cụ thể. Có thể dựa vào các phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non để thực hiện nghiên cứu dễ dàng hơn.

Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu nhanh nhất.

Kết quả của quá trình quan sát còn bị tác động bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài. Nhìn chung kết quả quan sát sư phạm bị tắc động bởi yếu tố chủ quan từ người quan sát. Nếu trang bị mặt kiến thức và cách thức nghiên cứu còn yếu kém thì kết quả quan sát sẽ thiếu khách quan, dẫn tới sai lệch dữ liệu. 

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

Phương pháp quan sát sư phạm được phân thành nhiều loại:

– Quan sát trực tiếp – quan sát gián tiếp

– Quan sát toàn diện – quan sát có bố trí

– Quan sát dài hạn – quan sát ngắn hạn

– Quan sát thực nghiệm – quan sát kiểm nghiệm

Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)

Phương pháp trò chuyện hay đàm thoại là cách thu thập thông tin thông qua các câu trả lời được ghi nhận từ đối tượng khảo sát. 

Cách đặt ra các câu hỏi trong quá trình trò chuyện phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Kết quả của câu trả lời phải được ghi nhận tỉ mỉ, đảm bảo không có sai sót hay nhầm lẫn. Có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: máy quay, máy ghi âm,… Tùy vào địa điểm, tình huống và đối tượng mà gợi mở các câu hỏi khảo sát khác nhau.

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

Phương pháp trò chuyện được phân thành các loại:

– Trò chuyện trực tiếp – trò chuyện gián tiếp

– Trò chuyện đường thẳng – trò chuyện đường vòng

– Trò chuyện bổ sung – trò chuyện đi sâu

– Trò chuyện phát hiện – trò chuyện kiểm nghiệm.

Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là cách thức thu thập thông tin kết quả từ các nhóm câu hỏi. Ý kiến thu thập có thể được ghi nhận lại hoặc được tường thuật từ người điều tra.

Dựa trên phương pháp này có thể thu thập thông tin nhanh chóng và trên diện rộng. Tuy nhiên, kết quả thu được hầu hết dựa trên ý kiến chủ quan từ người được phỏng vấn. Để có thể có được các kết quả chính xác, có thể sử dụng nhóm câu hỏi có hệ thống và mang tính ràng buộc nhau. Ngoài ra, cần thu thập lượng thông tin lớn mới có thể xác định tính chính xác. 

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp này là cách thức phân tích kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, phương hướng giảng dạy, phương pháp thực hiện mà đưa ra các lý luận. Ứng dụng các cơ sở lý luận đến từ chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ đạo từ Nhà nước, phương hướng của Bộ giáo dục và các tri thức thực tiễn vốn có. 

Cần xác định chính xác đối tượng nghiên cứu, chính là các kinh nghiệm đã đạt được. Không bao gồm các dự định và việc làm dang dở. Các lý luận sau khi đút kết cần được đánh giá lại và xem xét về tính thực tế của lý luận.

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Phương pháp này dựa trên sự phân tích các sản phẩm được tạo ra bởi đối tượng nghiên cứu. 

Việc nghiên cứu các sản phẩm này phải bao gồm cả quá trình hình thành sản phẩm. Có nghĩa là phải xác định được điều kiện, hoàn cảnh và ghi nhận được quá tình hoàn thành sản phẩm.

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

 

Nghiên cứu theo phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khả năng quan sát tốt và thời gian dài. 

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu sự tác động của giáo dục lên vấn đề nghiên cứu. Đặc điểm của phương pháp này là nhà nghiên cứu phải tự tạo ra điều kiện nghiên cứu và có thể lặp lại nếu cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu.

Có 2 phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm:

Thực nghiệm tự nhiên

Là thực nghiệm được tiến hành tự nhiên trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Là thực hiện được tiến hành trong các điều kiện chóng chế nhằm xác định được mặt định tính, định lượng và bản chất của giáo dục.

Việc nghiên cứu giáo dục mầm non, đòi hỏi người nghiên cứ phải nắm bắt được các bản chất của việc nghiên cứu, không được gây đảo lộn quá trình sư phạm. Từ đó, cải tiến các phương pháp giảng dạy tại trường mầm non.