Phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam – LVN Group
_Phương pháp duy vật biện chứng:
+Khi nghiên cứu về Luật Hiến pháp phải thấy các quy phạm, chế định, quan hệ của ngành Luật Hiến pháp là những bộ phận cấu thành của luật Hiến pháp; giữa chúng có sự thống nhất, hỗ trợ nhau, không được mâu thuẫn và đối lập nhau.
+Phép biện chứng được sử dụng để nghiên cứu sự vận động và phát triển của Luật Hiến pháp: quy phạm, chế định, quan hệ của Luật Hiến pháp và đặt chúng trong bối cảnh của sự vận động và phát triển không ngừng, từ đó rút ra những kết luận, chỉ ra sự kế thừa, phát triển của chúng.
_Phương pháp lịch sử:
+Phải nắm được các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, chế định, quan hệ đó ra đời và tồn tại, từ đó sẽ hiểu được đầy đủ nội dung của mỗi quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp khi được nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
_Phương pháp so sánh:
+Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với những vấn đề của Luật Hiến pháp trước đó để thấy được sự kế thừa và phát triển của Luật Hiến pháp.
+Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh với Luật Hiến pháp nước ngoài để thấy được đặc điểm của luật hiến pháp Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm luật Hiến pháp nước ngoài.
+Khi nghiên cứu Luật Hiến pháp hiện hành thì phải so sánh, đối chiếu với các ngành luật khác để thấy được tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và vai trò của Hiến pháp trong hệ thống đó.
_Phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng: Cho phép làm sáng tỏ vị trí, vai trò của từng quy phạm, chế định, quan hệ trong hệ thống ngành Luật.
_Phương pháp thống kê: Được sử dụng rộng rãi trong khoa học Luật Hiến pháp, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước; bằng phân tích các số liệu thống kê cụ thể trong các thời điểm khác nhau, sẽ rút ra được các kết luận cần thiết.
_Phương pháp khảo sát thực tế.
_Phương pháp thực nghiệm.
Tham khảo thêm: