Phương pháp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp để thành công

Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp đang được xem là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp bứt phát thành công trong kỷ nguyên số. Cùng WEONE tìm hiểu về phương pháp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!

đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpđổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo là gì?

Theo định nghĩa gốc, đổi mới sáng tạo (tiếng anh là innovation) là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Đổi mới sáng tạo được nhắc đến nhiều lần trong thời gian gần đây

“Đổi mới sáng tạo là việc/quá trình chuyển ý tưởng, tri thức thành một kết quả cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, quy trình… mang lại lợi ích gia tăng cho kinh tế xã hội”. Khi một ý tưởng hay tri thức, dù có hấp dẫn và tiềm năng đến đâu, nếu chưa được chuyển thành các kết quả cụ thể để mang lại giá trị thì chưa được coi là đổi mới sáng tạo. 

Chức năng của đổi mới sáng tạo chính là đưa sự sáng tạo và tính mới thâm nhập vào hệ thống kinh tế xã hội nhằm tạo ra các giá trị mới. Nếu không có đổi mới sáng tạo, nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” và không tạo ra được giá trị mới cho phát triển. Do đó, đổi mới sáng tạo đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội.

Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm trong tư duy, mà còn bao gồm cả việc ứng dụng tư duy đó vào thực tế. Đối mới sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường, vì chúng tạo ra những thay đổi khác biệt và hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề của khách hàng.

Tại sao doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo?

Để thích ứng với sự thay đổi không ngừng trong bối cảnh của thời đại

Những dẫn chứng cụ thể để doanh nghiệp thấy được rằng, đổi mới sáng tạo thực sự quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Nokia – thương hiệu điện thoại hàng đầu những năm 1990 không ngờ được sự bùng nổ và soán ngôi của hàng loạt thương hiệu mới nổi như Apple và Samsung. Họ đã xây dựng đế chế công nghệ khổng lồ trên thị trường trong khi Nokia không chịu thay đổi, vẫn giữ nguyên cơ chế hoạt động cũ.

đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpđổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpCuộc CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều sự thay đổi có tính bước ngoặt với thế giới

Chiếc xe tự lái đầu tiên được Google lên kế hoạch sản xuất vào năm 2014 và ra mắt vào năm 2020. Và chỉ không lâu sau, hàng loạt các hãng cũng đồng thời cho ra mắt sản phẩm tương tự, dự kiến sẽ có một cuộc đổi ngôi giữa dòng xe cũ và mới. 

Theo Tom Goodwin: “Uber, công ty taxi lớn nhất thế giới, không sở hữu chiếc xe nào. Facebook, nhà sở hữu phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới, không tạo ra nội dung nào. Alibaba, nhà bán lẻ có giá trị lớn nhất thế giới, không có tí hàng lưu kho nào. Và Airbnb, nhà cung cấp phòng ở cho thuê lớn nhất thế giới, không có chút bất động sản nào”. Và chỉ chưa đầy một thập kỷ từ khi dịch vụ Airbnb.com ra đời ở Mỹ, dịch vụ chia sẻ loại này đã bùng nổ thành nền kinh tế chia sẻ có mặt trên toàn thế giới. 

Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, thật khó để có thể tồn tại nếu doanh nghiệp chỉ đi theo lối mòn và sự thật là Nokia đã phải trả một cái giá đắt cho việc ngại sáng tạo, ngại thay đổi. Doanh nghiệp không thể chủ quan bởi đối thủ cạnh tranh của họ ngày một mạnh hơn từng ngày. 

Nhập cuộc với những biến động lớn trong nền kinh tế, nhân sự, trải nghiệm khách hàng

Càng tiếp xúc nhiều với công nghệ, mong muốn của khách hàng về những loại trải nghiệm dịch vụ lại càng thay đổi nhiều hơn. Chẳng hạn như trong thời điểm hiện tại, khách hàng có xu hướng không muốn nghe doanh nghiệp tự quảng cáo về sản phẩm mà biết đến sản phẩm khách quan qua trung gian là các KOL, KOC. Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến mạng xã hội mới nổi như TikTok, hay những nền tảng như Facebook, Instagram thay vì Website. Hay đơn giản họ thích được trải nghiệm, tương tác và để hiểu điều này, doanh nghiệp cần phải bắt kịp với xu hướng liên tục. 

đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpđổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpBắt kịp xu thế là mục tiêu của những người làm doanh nghiệp nếu không muốn bị thụt lùi

Chiến lược của doanh nghiệp cần thay đổi theo hướng đổi mới sáng tạo để gia tăng sức cạnh tranh, bằng không sẽ ì ạch và vô cùng trì trệ. Chiến lược chỉ tập trung chủ yếu vào cắt giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo.

Đổi mới là chìa khóa vượt qua thách thức

COVID-19 cùng những hệ lụy lâu dài, các cuộc xung đột chiến tranh toàn cầu, tăng trưởng chậm và biến đổi khí hậu không chỉ giới hạn trong bất kỳ quốc gia nào. Ai cũng đang phải gánh chịu hậu quả của các vấn đề này, trong đó có Việt Nam. Tính ổn định, bền vững giờ đây cần được xem xét lại, Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo như một lựa chọn mang tính sống còn. Trong thời điểm đó, tư duy mới cùng quá trình chuyển đổi số là chìa khóa để bứt phá thành công. 

Phương pháp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp? 

Trao quyền cho nhân viên

Thực tế cho thấy, trong quá trình vận hành doanh nghiệp, có những vấn đề lãnh đạo khó nắm bắt được tường tận và cụ thể. Trong khi đó nhân viên – những người trực tiếp thực hiện công việc thấu hiểu những thực trạng này, có những đề xuất tốt, tuy nhiên lại không có quyền quyết định. Điều mà mỗi nhà quản lý cần chính là một công cụ tác động lên lòng nhiệt thành của mỗi nhân viên, để tất cả cùng chung tay cải tiến công việc.

Trao quyền cho nhân viên trở thành xu hướng thời hiện đại

Điều lãnh đạo nên làm là khuyến khích, thúc đẩy người lao động để họ phát huy tối đa tiềm năng. Thay vì làm theo khuôn mẫu hay kích thích cho sự sáng tạo vượt ra khỏi những quy chuẩn rập khuôn thông thường để phát triển khả năng làm mới. 

Trao quyền cho nhân viên không có nghĩa để cho cấp dưới làm gì thì làm, bạn phải có phương pháp riêng cho mình. Tuy nhiên vẫn để họ có quyền được lựa chọn, quyết định theo chính kiến 

Dám nghĩ dám làm

Có rất nhiều ý tưởng hay, sáng tạo được đưa ra. Tuy nhiên vì nhiều lí do chủ quan, khách quan khác nhau mà những ý tưởng này không được lựa chọn hoặc được lựa chọn nhưng không thực hiện. 

đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpđổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpDám nghĩ, dám làm – tinh thần khởi nghiệp luôn cần có ở mọi doanh nghiệp

Tâm lý ngại thay đổi, sợ thất bại khiến những người lãnh đạo doanh nghiệp không dám đánh đổi. Tư duy này cần ngay lập tức thay đổi vì đã qua rồi cái thời người ta sợ hãi những sự đổi thay. Cuộc cách mạng 4.0 đã đến và sẽ được phát triển bởi nhiều phát kiến hơn nữa. Sự e dè, quan ngại sẽ chỉ đem đến thất bại và sự thụt lùi. 

Tư duy toàn cầu 

Hiện nay con người đang hướng đến mục tiêu trở thành công dân toàn cầu. Họ có đủ tinh thần bứt phá sáng tạo, bản lĩnh, sự tự tin, phong thái kèm những kỹ năng cơ bản cho cuộc đời mới. 

Tư duy toàn cầu – chìa khóa cho sự đổi thay trong cách nghĩ

Tư duy toàn cầu cho phép con người nghĩ lớn hơn, xa hơn, hợp thời hơn. Vì vậy những khóa học trang bị cho người lao động doanh nghiệp về tư duy mở, tư duy toàn cầu là vô cùng cần thiết cho sự thay đổi. Nếu không có những nền tảng mindset trên thì rất khó để thích nghi trong thời đại mới chứ đừng nói sẽ đổi mới sáng tạo. Chính vì lẽ đó, những kiến thức luôn là những điều kiện cốt lõi để con người tiến xa và nhanh hơn

Lãnh đạo thay đổi

Một trong những cản trở lớn nhất của doanh nghiệp lớn, lâu đời, đó là tư duy của bộ máy lãnh đạo. Những thế hệ người lao động trẻ có sự tương đồng song cũng khác biệt so với thế hệ những người dẫn dắt. Tư duy hai thế hệ khác nhau dẫn đến những bất đồng khó có thể giải quyết. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpđổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpNgười lãnh đạo hiện đại thay đổi để tạo nên nhiều đột phá

Thay vì đưa ra mệnh lệnh theo chiều dọc, lãnh đạo nên tham khảo ý kiến đóng góp của nhân viên. Bên cạnh đó chính lãnh đạo cũng là người nên học, cần học, không chỉ là chuyên môn để nâng cao tay nghề hay kỹ năng quản lý, mà cốt lõi là học cách chấp nhận sự thay đổi, học cách thích nghi, học cách linh hoạt trong thời đại mới hoặc học cách tư duy mở. 

Trên đây là những vấn đề xoay quanh việc đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng trên chặng đường sắp tới, doanh nghiệp có thể tự tạo cho mình cơ hội để bứt phá thành công!