Phương Pháp Phỏng Vấn Trong Nghiên Cứu Khoa Học CHUẨN

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là gì? Đặc điểm, cách phân loại từ A-Z như thế nào? Khi làm một bài nghiên cứu khoa học, mọi người thường tìm kiếm dữ liệu bằng nhiều phương pháp. Với những đề tài nghiên cứu theo định tính thì phỏng vấn là cách được dùng nhiều nhất. Để giúp các bạn hình dung rõ về phương thức này, Jobdo sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết ở trong bài viết này. Cùng bắt đầu ngay nào. 

1. Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là gì?

Phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương pháp thuộc loại điều tra thực tiễn. Đối với phương thức này, người tiến hành thu thập số liệu sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra, có thể tiến hành bằng cách gián tiếp qua điện thoại, video call,… với những đối tượng mà đề tài nghiên cứu muốn hướng tới để lấy ý kiến từ người đó.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Cuộc phỏng vấn cần phải được chuẩn bị chu đáo. Nội dung và chiến thuật để dẫn dắt câu chuyện tốt. Điều này làm cho cuộc phỏng vấn diễn ra tự nhiên. Khi đó người được hỏi sẽ tự bộc lộ quan điểm, cảm xúc của bản thân. Nội dung thu thập được sẽ là các ý kiến giúp thu được kết quả một cách định tính. Phỏng vấn có thể ghi âm, tốc ký, quay phim nhằm thu dữ liệu đầy đủ chính xác.

2. Đặc điểm của phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học cũng có các ưu và nhược điểm riêng. Các điểm mạnh, yếu của các hình thức phỏng vấn được xác định theo mỗi đề tài. Tuy nhiên nhìn chung phương pháp này sẽ có những đặc điểm được trình bày dưới đây.

2.1 Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học chính là phương pháp sẽ giúp cho người hỏi tìm ra những quan điểm mới. Đây là một cách chuyên sâu giúp người phỏng vấn xác định được ý kiến của người được hỏi. Điều này mang đến cách nhìn đa chiều về từng đối tượng khác nhau. Những ý kiến này sẽ giúp người khảo sát xây dựng cơ sở lý thuyết. Từ đó, người thực hiện có thể mở rộng để tài nghiên cứu của mình.

phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Việc phỏng vấn cũng giúp cho người làm đề tài xác định rõ hơn về vấn đề cần nghiên cứu. Với các quan điểm được chia sẻ và tổng hợp trong khi tiến hành phỏng vấn. Người thực hiện có thể xác định rõ những mục đích của nghiên cứu khoa học. Từ đó đề tài sẽ được khách quan và toàn diện nhất.

2.2 Nhược điểm

Một khó khăn của việc phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học đó là việc chuẩn bị trước câu hỏi để thu thập ý kiến. Điều này có nghĩa là các câu hỏi được đặt ra phải khiến đối diện dễ hiểu và có thể trả lời được. Từ đó người này sẽ trả lời theo đúng hướng bạn mong muốn. Bởi các ý kiến mới phục vụ bài nghiên cứu phải được dùng đúng mục đích. Hơn nữa, những câu hỏi đặt ra cũng không được quá là riêng tư hay khó hiểu.

phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó, một cuộc phỏng vấn còn tốn khá nhiều thời gian. Bởi người phỏng vấn phải ngồi hỏi, nghe ý kiến. Đặc biệt là hệ thống hoá câu trả lời thu được thành dữ liệu mất nhiều thời gian. Hơn nữa người phỏng vấn cũng rất khó tìm. Không phải ai cũng có thời gian và sẵn lòng bỏ vài phút để chia sẻ quan điểm của mình.

>>>> TIN HAY KHÔNG NÊN BỎ: Phỏng vấn bao lâu có kết quả? Bí kíp “thăm dò” kết quả hay nhất

3. Cách phân loại phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Dựa vào tính chất của từng phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học, bạn có thể chia việc này thành từng loại nhỏ. Cụ thể đó là phân loại dựa vào đối tượng của phỏng vấn. Bên cạnh đó, bạn có thể là dựa trên tính trực tiếp của phương pháp phỏng vấn để dễ thực hiện hơn.

3.1 Theo tiêu chí đối tượng phỏng vấn

Đối tượng của cuộc phỏng vấn chính là người hay một nhóm người sẽ trả lời các câu hỏi. Dựa vào từng đối tượng cụ thể này, mọi người cũng có thể chia ra phương pháp phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn theo từng nhóm.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

3.1.1 Phỏng vấn cá nhân

Phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học theo từng người được tiến hành khi có các chủ thể. Đó là người nghiên cứu cùng một người sẽ trả lời câu hỏi. Đây là phương pháp tối ưu khi người nghiên cứu cần nghe nhiều quan điểm cá nhân. Từ đó người phỏng vấn sẽ tìm ra điều mới lạ cho đề tài. Tuy nhiên nếu làm theo cách này, bạn phải xác định trước những khó khăn trong khi chuẩn bị.

3.1.2 Phỏng vấn nhóm

Phương pháp phỏng vấn nhóm trong nghiên cứu khoa học là nhiều cá nhân được tập trung lại để thảo luận về vấn đề cụ thể nào đó. Phỏng vấn nhóm được thực hiện để thu thập thông tin từ những người bình thường ngoài xã hội. Mục đích của việc tổ chức phỏng vấn theo nhóm là để điều tra vấn đề quan tâm. Hay là về kinh nghiệm, thái độ liên quan đến chủ đề được xác định từ trước.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

3.2 Theo tiêu chí tính trực tiếp

Tính trực tiếp trong nghiên cứu khoa học hay còn được gọi là phương thức liên lạc của người nghiên cứu với đối tượng cần phỏng vấn. Dựa vào đặc điểm trên, người ta có thể phân chia phương pháp này. Đó là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

3.2.1 Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp là một phương pháp đã có từ lâu. Ở đó người tiến hành phỏng vấn, người được mời tham gia sẽ nói chuyện hay trao đổi trực tiếp.  Trong cuộc trò chuyện cả 2 sẽ thoải mái thảo luận về đề tài nghiên cứu được định sẵn. Cuộc phỏng vấn sẽ được lưu lại bằng nhiều cách để dùng làm dữ liệu cho bài nghiên cứu.

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Nội dung phỏng vấn đã được chuẩn bị từ trước, đây là một việc đã có chủ đích. Do vậy, khách mời được báo trước từ thời gian, địa điểm cũng như là nội dung. Người phỏng vấn có thể chuẩn bị sẵn các nội dung cần trao đổi dễ dàng hơn.
  • Người nghiên cứu sẽ có thể nắm các thông tin qua nhiều ngôn ngữ khác nhau của người được hỏi. Qua đó, người nghiên cứu đề tài có thể đưa ra những câu hỏi thích hợp. Đồng thời người này sẽ dẫn dắt vào buổi trò chuyện.
  • Có rất nhiều cách để người phỏng vấn lưu lại các thông tin trong suốt buổi phỏng vấn. Đó có thể là ghi chép lại, ghi âm, chụp hình,… Biên bản phỏng vấn được lập và sẽ thống nhất thông tin giữa các chủ thể tham gia phỏng vấn.

phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Nhược điểm:

  • Trích dẫn quan điểm từ người tham gia phỏng vấn thường ít dùng trong báo cáo nghiên cứu khoa học. Vì thế, phỏng vấn thường mang tính mở rộng và phát triển đề tài. Thay vì để làm luận điểm hay luận cứ ở trong nghiên cứu khoa học.
  • Người phỏng vấn nên có thái độ, ngôn từ khéo léo để dẫn dắt buổi nói chuyện. Qua các câu hỏi, người nghiên cứu cần nhận được câu trả lời thật xác đáng. Điều này nhằm để phục vụ cho mục đích của buổi phỏng vấn.
  • Khó khăn trong khi tiến hành liên lạc và đặt lịch hẹn với người được mời tham gia phỏng vấn. Các vấn đề như địa lý hay sự về thời gian rảnh rỗi khiến buổi phỏng vấn khó thực hiện.

3.2.2 Phỏng vấn gián tiếp

Đây là phương pháp phỏng vấn được áp dụng phổ biến hơn so với phỏng vấn gián tiếp. Phương pháp gián tiếp là cách trao đổi các thông tin giữa người phỏng vấn và người tham gia qua nhiều cách truyền thông tin khác nhau. Bằng cách nào thì phương pháp này cũng dễ thực hiện hơn nhiều so với phỏng vấn trực tiếp.

Ưu điểm của phỏng vấn gián tiếp:

  • Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp tổng hợp đủ các kỹ năng cần có ở phương pháp trực tiếp. Vì thế, khi nắm chắc phương pháp này sẽ giúp người nghiên cứu có thể sử dụng thành thạo những cách phỏng vấn còn lại.
  • Phương pháp này sẽ dễ dàng thực hiện hơn với những nhà nghiên cứu chưa nhiều kinh nghiệm. Việc không tiếp xúc một cách trực tiếp sẽ giúp người nghiên cứu giảm bớt căng thẳng. Đặc biệt dễ xử lý các vấn đề xảy ra trong khi phỏng vấn.
  • Phỏng vấn gián tiếp sẽ giúp tiết kiệm được thời gian. Kết quả sẽ bao quát nhất ở nhiều nhóm đối tượng. Với hình thức phỏng vấn bằng phiếu sẽ thu được kết quả từ nhiều đối tượng trong thời gian ngắn.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Nhược điểm:

  • Người nghiên cứu sẽ khó nắm bắt được sự nghiêm túc, thái độ của người trả lời phỏng vấn. Điều này khiến việc theo dõi và phán đoán tính chính xác của thông tin khó khăn hơn.
  • Không thể lấy được những kiến thức sâu hơn về chủ đề nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn gián tiếp này được diễn ra mang tính đại trà. Đặc việt là không phát triển đề tài cần tìm hiểu.
  • Có thể nhận lại các câu trả lời không như mong đợi. Thông qua phỏng vấn kiểu gián tiếp, nhà nghiên cứu và người tham gia trò chuyện khó trao đổi với nhau. Do vậy, người phỏng vấn sẽ khó dẫn dắt tốt buổi phỏng vấn để đạt được các thông tin cần thiết.

>>>> TIN NỔI BẬT: Phỏng vấn samsung dễ hay khó? Bí kíp “vàng” khi trả lời câu hỏi

3.3 Theo tiêu chí mức độ chuẩn bị

Ngoài cách chia theo đối tượng hay là tính trực tiếp của buổi trò chuyện. Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học còn có thể được phân thành ba loại. Đó là phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa, bán tiêu chuẩn và nghiên cứu tự do. Chi tiết bạn đọc có thể tham khảo bên dưới.

3.3.1 Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa

Ở phương pháp này vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích để làm sáng tỏ cho người được phỏng vấn về cuộc điều tra đang tiến hành. Bên cạnh đó là đặt các câu hỏi ở dạng nguyên bản như đã trình bày từ khi trước.

  • Ưu điểm: Số liệu thu thập được có thể dùng so sánh trực tiếp với nhau. Điều này giúp người thực hiện dễ tổng hợp với lại kiểm định giả thuyết.
  • Nhược điểm: Yêu cầu theo một trình tự kiểu gò bó nên sẽ ít khi được dùng để điều tra về mặt tâm lý. Hơn nữa, các câu hỏi được xây dựng, sắp xếp trật tự cũng như là cách thức tiến hành cần phải được quy định một cách chặt chẽ.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

3.3.2 Phỏng vấn bán tiêu chuẩn

Trong phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học theo kiểu bán tiêu chuẩn. Một số câu hỏi có tính quyết định sẽ được tiêu chuẩn hóa. Những câu còn lại có thể phát biểu tùy thuộc vào tình hình cụ thể.

Ưu điểm: Người tiến hành phỏng vấn cần giải thích cho người khảo sát về mục đích của buổi phỏng vấn, nội dung câu hỏi. Thông qua đó sẽ nâng cao tinh thần sẵn sàng trả lời của người được hỏi. Chức năng của những câu hỏi kiểm tra này là đánh giá đối tượng khảo sát dễ hơn.

phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Nhược điểm: Để thực hiện phỏng vấn những người phỏng vấn đã phải đào tạo kỹ lưỡng. Do vậy, chi phí để dành cho việc hướng dẫn cũng khá tốn kém. Trong nhiều trường hợp, phỏng vấn không khéo sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Từ đó làm cho người tham gia từ chối trả lời hoặc trả lời sai. Điều này khiến việc xử lý thông tin sẽ phức tạp và tốn kém.

3.3.3 Phỏng vấn nghiên cứu tự do

Đây là loại hình phỏng vấn không có tiêu chuẩn hóa hay còn gọi là phỏng vấn tự do. Hình thức này chỉ có câu hỏi khung là cố định. Câu thăm dò có thể thay đổi linh hoạt để cho phù hợp với người được phỏng vấn và ngữ cảnh.

  • Ưu điểm: Tạo được tâm lý thoải mái cho người điều tra cũng như người được điều tra.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi người điều tra cần phải có trình độ học vấn cao. Đặc biệt là biết cách nói chuyện và dẫn câu chuyện đi đúng hướng.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

>>>> LIÊN QUAN: 9 các câu hỏi phỏng vấn về thái độ “đốn tim” nhà tuyển dụng

4. Một số lưu ý đối với phỏng vấn trong nghiên cứu

Việc đặt ra các câu hỏi là điều không hề đơn giản. Vì vậy trước hết, mọi người cần nắm rõ những nguyên tắc đặt câu hỏi sau khi muốn phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học.

  • Đặt câu hỏi thì cần phải hợp lý, nên tập trung vào vấn đề. Đặc biệt nên tránh các câu tế nhị, liên quan đến cá nhân quá nhiều.
  • Những câu hỏi cần mang tính mở rộng.
  • Không nên hướng người được hỏi vào những câu trả lời đã có sẵn.
  • Người phỏng vấn nên hỏi từng câu một và để thời gian cho người được hỏi trả lời tránh hỏi dồn dập.

phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Bên cạnh cách đặt câu hỏi sao cho hợp lý, mọi người còn cần phải có kỹ năng lắng nghe và ghi nhận lại thông tin một cách chính xác:

  • Phải biết cách suy luận, chắt lọc cũng như tìm hiểu các chỉ bảo về những điều người nói còn băn khoăn, lo lắng. Đặc biệt, nên chú ý vào điều mà người nói đã tin tưởng, khẳng định.
  • Phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết trên sắc mặt cử chỉ khi người trả lời im lặng hay do dự. Đặc biệt là có các biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu nào đó.

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học sẽ giúp người làm đề tài xác định được yếu tố mới. Từ đó người thực hiện sẽ có thêm thông tin cần thiết và mở rộng phạm vi bài nghiên cứu của mình. Đó cũng là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng nội dung ở trên sẽ hữu ích đối với những ai quan tâm đến chủ đề này. Hãy theo dõi Jobdo nếu bạn quan tâm đến những chủ đề tương tự nhé! 

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: