Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng Tiêu Biểu

??Có rất nhiều bạn sinh viên liên hệ nhờ tư vấn về Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng, do công việc hỗ trợ các bạn quá nhiều, nên cho đến hôm nay chúng tôi mới hồi âm được cho các bạn, Không để các bạn phải chờ nữa ngay bây giờ chúng tôi sẽ chia sẻ miễn phí đến các bạn nội dung về Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng, để giúp các bạn có thêm tư liệu hữu ích trước khi tiến hành bài luận văn về tạo động lực làm việc và hoàn thành bài làm một cách hiệu quả nhất??

 ??? Nếu các bạn còn phân vân và mọi thứ vẫn còn mơ hồ đối với các bạn?‍♂️?‍♂️?‍♂️ thì đừng chừng chờ nữa hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ giá rẻ của Team Luận Văn qua ??? zalo/tele : 0909232620 để được cung cấp thêm tài liệu tham khảo miễn phí và hỗ trợ hoàn thành bài luận văn bạn nhé ???.

Trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập ở Chương 2, mô hình nghiên cứu đã được xây dựng cùng với các giả thuyết. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nêu trên.

1. Thiết kế nghiên cứu

Để đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

1.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện theo phương pháp thảo luận tay đôi với 03 cán bộ thuộc bộ phận kê khai thuế qua mạng của chi cục thuế quận Bình Tân, đồng thời thảo luận nhóm với 05 kế toán thuế tại 05 công ty trên địa bàn quận Bình Tân. Đề cương thảo luận đã được chuẩn bị trước. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các ý tưởng và điều chỉnh mô hình, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình, hiệu chỉnh các thang đo cho phù hợp với đặc tính Chính phủ điện tử tại Việt Nam, qua đó xây dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng.

  • Mô hình nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu của đã đề cập ở mục 2.10 của luận văn tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng người nộp thuế khi giao dịch điện tử với cơ quan thuế tại quận Bình Tân bao gồm 7 nhân tố cụ thể như sau: nhân tố Sử dụng dễ dàng (được đặt tên lại từ nhân tố Tính tiện lợi); nhân tố Giao diện Website; nhân tố Dịch vụ đảm bảo, tin cậy (đây chính là nhân tố Độ tin cậy được tác giả đặt tên lại cho phù hợp với đặc điểm ngành); nhân tố Tính hiệu quả; nhân tố Độ an toàn, bảo mật; nhân tố Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế (được tác giả đặt tên lại từ nhân tố Đáp ứng); Mức độ tin tưởng của người giao dịch (được đặt lại tên từ nhân tố Sự tin tưởng).

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của tác giả

XEM THÊM : Cách Làm Cơ Sở Lý Thuyết Trong Luận Văn, Khóa Luận

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

  • Các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Sử dụng dễ dàng và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Giao diện website và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Dịch vụ đảm bảo, tin cậy và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa Tính hiệu quả và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa Độ an toàn và bảo mật và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

Giả thuyết H7: Có mối quan hệ dương giữa Mức độ tin tưởng của người giao dịch và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.

1.2. Nghiên cứu định lượng

Trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằm phát hiện những sai sót trong bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng bảng câu hỏi có được từ nghiên cứu định tính trên 30 mẫu theo cách lấy mẫu thuận tiện.

Sau khi điều chỉnh bảng câu hỏi từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành. Nghiên cứu khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ thuế điện tử trên địa bàn quận Bình Tân nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 06 đến tháng 07 năm 2017. Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế của Tổng cục thuế. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được gửi trực tiếp tại nơi làm việc, fax, email và qua phương tiện khảo sát spreadsheet trên Google. Đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là các kế toán thuế hoặc kế toán trưởng tại các công ty đang sử dụng dịch vụ thuế điện tử (bao gồm dịch vụ kê khai thuế qua mạng và dịch vụ nộp thuế qua mạng).

1.3. Thiết kế mẫu

Tổng thể nghiên cứu là tất cả các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ thuế điện tử thông qua website trên địa bàn quận Bình Tân.

Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như:

–   Hair và cộng sự (1998): kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150.

–   Hoetler (1983): kích thước mẫu tới hạn phải là 200.

–   Hachter (1994): kích thước mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát.

–   Gorsuch (1983): nếu nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì kích thước mẫu ít nhất là 200.

–   Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Nghiên cứu được xây dựng với 36 biến quan sát, tức là kích cỡ mẫu tối thiểu là 180 mẫu. Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên tác giả tiến hành điều tra với mẫu tối thiểu là 200. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện.

1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp phân tích dữ liệu:

–   Kiểm định Dịch vụ đảm bảo, tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không đạt độ tin cậy tối thiểu, đồng thời loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn mức yêu cầu.

–   Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu.

–   Kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng phương trình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết, dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.

–   Phân tích phương sai một nhân tố để phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần theo yếu tố nhân khẩu học.

2. Quy trình nghiên cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

Để hoàn thành một bài luận văn hay với dạng đề tài này thì các bạn không nên bỏ qua nội dung về Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng bạn nhé!!!

3. Xây dựng thang đo Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng

Như đã trình bày trong chương 2, mô hình nghiên cứu nghiên cứu của tác giả kế thừa chủ yếu hai thang đo đó là: EGOVSAT Abhichandani et al. (2006) và thang đo E-SQ và E-ResS-Qual của Parasuraman et al. (2005), thang đo chỉ số hài lòng Chính phủ Mỹ tác giả chỉ kế thừa một thang đo là Giao diện Website. Dựa trên nghiên cứu mô hình lý thuyết và các đề xuất biến quan sát từ các nghiên cứu tương tự liên quan đến chất lượng dịch vụ công trực tuyến, thang đo nháp 01 được xây dựng. Sau đó, thang đo nháp 01 được đưa ra thảo luận tay đôi với các cán bộ thuộc bộ phận kê khai thuế điện tử Chi cục thuế Bình Tân và một số người nộp thuế tại Chi cục thuế Bình Tân. Các thành phần của thang đo được giữ nguyên gốc, một số biến quan sát được hiệu chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc thù dịch vụ điện tử công tại Việt Nam, đồng thời chỉnh lại câu chữ để người đọc bảng câu hỏi dễ hiểu hơn. Thang đo được điều chỉnh lần 02 sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ để cho ra bảng câu hỏi chính thức cho khảo sát. Các câu hỏi được lựa chọn dựa trên cơ sở mối liên quan của chúng với nhau trong việc đo lường chất lượng dịch vụ công trực tuyến mà cụ thể ở đây là dịch vụ công trực tuyến.

Thang đo Likert 05 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn thì mức độ đồng ý càng cao (1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: trung hòa; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý). Các thang đo dùng để đo lường những khái niệm trong nghiên cứu này được xây dựng như sau:

3.1. Thang đo thành phần Sử dụng dễ dàng

Thang đo Sử dụng dễ dàng gồm 4 biến quan sát, được lấy từ thang đo gốc Tính tiện lợi trong mô hình EGOVSAT của Abhichandani et al. (2006). Thang đo này nói lên tính tiện dụng của trang web đối với người sử dụng đặc biệt là những người mới lần đầu thực hiện việc kê khai và nộp thuế trực tuyến. Thang đo này bao gồm việc sắp xếp và trình bày các thông tin trên trang web. Trang web càng có tính tự học và tương tác với người dùng cao thì người nộp thuế càng cảm thấy hài lòng. Bốn biến quan sát này được mã hóa từ TL1 đến TL4 như trong bảng:

Bảng 3.1: Các thành phần của thang đo Sử dụng dễ dàng

Mã biến

Tên biến

TL1

Tôi có thể tự học việc kê khai và nộp thuế trên trang web một cách nhanh chóng

TL2

Tôi có thể tìm thấy các thông tin trên trang web một cách dễ dàng và nhanh chóng

TL3

Tôi dễ dàng tìm thấy các tính năng hữu ích trên các trang web để hoàn thành nhiệm vụ của tôi

TL4

Từng menu của các trang web luôn được cung cấp thông tin hữu ích

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

3.2. Thang đo thành phần Giao diện Website

Thang đo Giao diện Website gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ GD1 đến GD4. Đây là thang đo duy nhất được tác giả lấy từ mô hình chỉ số hài lòng của Chính phủ Mỹ (ACSI). Thang đo này nói về hình thức, màu sắc cũng như bố cục trình bày của website. Chi tiết thang đo Giao diện Website được miêu tả cụ thể trong bảng 3.7:

Bảng 3.2: Các thành phần của thang đo Giao diện Website

Mã biến

Tên biến

GD1

Màu sắc của trang web nhã nhặn và khá hài hòa

GD2

Bố cục trình bày website rõ ràng và dễ nhìn

GD3

Theo tôi cỡ chữ và font chữ được sử dụng trong trang web là phù hợp

GD4

Các nút chức năng của website dễ sử dụng và dễ nhớ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

3.3. Thang đo thành phần Dịch vụ đảm bảo, tin cậy

Thang đo Dịch vụ đảm bảo, tin cậy bao gồm 4 quan sát được mã hóa tứ TC1 đến TC4 thang đo này đề cập đến việc hứa hẹn, cam kết dịch vụ điện tử được cung cấp qua trang Web của Chính phủ điện tử. Thang đo này đề cập đến việc truy cập website một cách nhanh chóng và tương thức với trình duyệt mặc định của người dùng. Thang đo này có sự tương tác của đơn vị thứ 3 đó là đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ web (web server). Máy chủ của website có dung lượng lớn, tốc độ cao thì tốc độ tải trang web sẽ nhanh chóng, nó cũng sẽ đảm bảo cho website không bị quá tải khi có lượng lớn người truy cập vào website cùng một lúc. Điều này rất quan trọng vì nghiệp vụ kê khai và nộp thuế điện tử đa số được các doanh nghiệp thực hiện vào những ngày cuối tháng nên những ngày này sẽ có lưu lượng người truy cập tăng đột biến. Nâng cấp cho máy chủ web sẽ hạn chế được vấn đề truy cập chậm này. Tuy nhiên cũng phải tính đến tính hiệu quả kinh tế vì nếu như nâng cấp cho máy chủ chỉ để đáp ứng cho những ngày cao điểm còn những ngày thấp điểm ít người truy cập thì lại gây lãng phí nguồn lực. Thang đo Dịch vụ đảm bảo, tin cậy cũng được tác giả lấy từ thang đo Độ tin cậy của mô hình EGOVSAT của Abhichandani et al. (2006).

Bảng 3.3: Các thành phần của thang đo Dịch vụ đảm bảo, tin cậy

Mã biến

Tên biến

TC1

Các form, biểu mẫu trong website được tải xuống trong thời gian ngắn

TC2

Trang web kê khai thuế và nộp thuế có thể truy cập vào bất cứ khi nào tôi cần

TC3

Trang web kê khai thuế và nộp thuế thực hiện thành công các dịch vụ theo yêu cầu ngay từ lần đầu tiên

TC4

Trang web kê khai thuế và nộp thuế được tải xuống một cách nhanh chóng

TC5

Trang web kê khai thuế và nộp thuế hoạt động đúng với trình duyệt mặc định của người dùng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

Nội dung Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng được Team Luận Văn hoàn thiện và gửi đến các bạn như một món quà, bài viết sẽ không dừng lại ở đây, hãy cùng chúng tôi theo dõi hết phần còn lại nhé

3.4. Thang đo thành phần Tính hiệu quả

Thang đo Tính hiệu quả là một trong 5 thang đo của mô hình EGOVSAT của Abhichandani et al. (2006). Thang đo Tính hiệu quả cũng được tác giả đưa vào trong mô hình nghiên cứu của mình. Thang đo này gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ HQ1 đến HQ4.

Bảng 3.4: Các thành phần của thang đo Tính hiệu quả

Mã biến

Tên biến

HQ1

Kê khai thuế trực tuyến trên trang kê khai thuế và nộp thuế giúp công ty tôi tiết kiệm được thời gian kê khai thuế.

HQ2

Kê khai thuế và nộp thuế điện tử rất thuận tiện (do không giới hạn về không gian, thời gian nộp hồ sơ khai thuế).

HQ3

Kê khai thuế và nộp thuế trực tuyến tiết kiệm được chi phí kê khai thuế.

HQ4

Tôi có thể hoàn thành việc kê khai và nộp thuế điện tử rất nhanh.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

3.5. Thang đo thành phần Độ an toàn và bảo mật

Thang đo Độ an toàn và bảo mật thuộc thang đo gốc E-SQ của Parasuraman et al. (2005). Như đã trình bày trong mục 2.7.4 Độ an toàn và bảo mật nói lên mức độ bảo đảm về thông tin của cá nhân, doanh nghiệp và cần phải được được bảo vệ, kiểm soát, không bị lợi dụng làm ảnh hưởng đến tổ chức khi người nộp thuế có giao dịch điện tử. Thang đo này gồm 6 biến quan sát được mã hóa từ AT1 đến AT6 được miêu tả cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.5: Các thành phần của thang đo Độ an toàn và bảo mật

Mã biến

Tên biến

AT1

Phần mềm kê khai và nộp thuế điện tử có nhiều tính năng kiểm tra các sai sót số học.

AT2

Dữ liệu thông tin trên tờ khai thuế điện tử được mã hoá, có tính bảo mật cao.

AT3

Website kê khai và nộp thuế điện tử được bảo trì và kiểm soát an ninh thường xuyên.

AT4

Cơ quan thuế không lạm dụng thông tin cá nhân của tôi.

AT5

Tôi cảm thấy thật an toàn khi thực hiện việc kê khai thuế và nộp thuế điện tử.

AT6

Tôi cảm thấy an toàn khi đăng nhập kê khai và nộp thuế bằng chữ kỹ số

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

3.6. Thang đo thành phần Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế

Được tác giả đánh giá là thang đo quan trọng trong việc đo lường sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử. Thang đo này được tác giả lấy từ thang đo E-RecS Qual của Parasuraman et al. (2005) gồm 5 biến quan sát và được mã hóa lần lượt từ DU1 đến DU5. Thang đo này được miêu tả cụ thể trong bảng:

Bảng 3.6: Các thành phần của thang đo Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế

Mã biến

Tên biến

DU1

Trang web luôn ổn định và không quá tải vào những ngày cuối tháng

DU2

Công chức phụ trách hỗ trợ rất chuyên nghiệp, nhiệt tình hướng dẫn khi tôi gặp sự cố trong kê khai thuế điện tử.

DU3

Những yêu cầu của tôi về kê khai thuế điện tử đều được cơ quan thuế trả lời một cách nhanh chóng.

DU4

Cơ quan thuế luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ.

DU5

Cơ quan thuế luôn có những điều chỉnh kịp thời khi trang web gặp sự cố

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

3.7. Thang đo thành phần Mức độ tin tưởng của người giao dịch

Thang đo Mức độ tin tưởng của người giao dịch được tác giả kế thừa từ thang đo E-SQ của Parasuraman et al. (2005). Thang đo này gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ TT1 đến TT4. Thang đo này nói nên Mức độ tin tưởng của người giao dịch của người dân vào việc giao dịch thuế điện tử do Cục thuế cung cấp. Thang đo này được miêu tả trong bảng 3.6:

Bảng 3.7: Các thành phần của thang đo Mức độ tin tưởng của người giao dịch

Mã biến

Tên biến

TT1

Việc đăng ký chứng thư số và mua chữ ký điện tử để vào trang web là an toàn

TT2

Chỉ cần cung cấp dữ liệu cá nhân được cấp phát để xác thực tài khoản trên website

TT3

Tôi tin rằng dữ liệu của doanh nghiệp sử dụng trong trang web kê khai thuế được lưu trữ một cách an toàn

TT4

Những thông tin trên website của cục thế làm tôi tin tưởng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

3.8. Thang đo thành phần Sự hài lòng người nộp thuế

Thang đo Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử gồm 4 biến quan sát và được mã hóa từ HL1 đến HL4. Tác giả sử dụng thang đo Sự hài lòng theo theo thang đo gốc EGOVSAT của Abhichandani et al. (2006) và có điều chỉnh nội dung của 2 biến quan sát cho phù hợp với tình hình thực tế nghiên cứu của đề tài. Các miêu tả cụ thể của thang đo này được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.8: Các thành phần của thang đo Sự hài lòng người nộp thuế

Mã biến

Tên biến

HL1

Tôi rất tin tưởng khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế và nộp thuế điện tử.

HL2

Tôi cảm thấy rất thỏa mái khi sử dụng dịch vụ khai thuế và nộp thuế điện tử

HL3

Tôi cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ kê khai và nộp thuế qua mạng

HL4

Doanh nghiệp tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ kê khai và nộp thuế qua mạng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh)

Trên đây là Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Thu Hút Khách Hàng hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dể dàng hơn trong việc tìm kiếm nội dung tham khảo cho bài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn thìn hãy nhớ liên hệ ngay với dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ giá rẻ của Team Luận Văn bạn nhé.??

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

 

DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN

Dịch vụ hỗ trợ luận văn tập hợp hơn 50 thành viên tốt nghiệp loại giỏi đại học, cao học, thạc sĩ. Với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn đặt uy tín và chất lượng bài viết lên hàng đầu. Team luận văn cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ với kinh nghiệm hơn 10 năm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài của mình liên hệ mình qua website : https://teamluanvan.com/