Phỏng vấn xin việc không còn là “nỗi ám ảnh” nhờ vào bộ bí quyết sau đây
CV ấn tượng là bước đầu, phỏng vấn xin việc mới là “đòn chốt hạ”. Phỏng vấn xin việc thường là “điểm yếu” của nhiều ứng viên. Chỉ cần đọc xong bài viết này, ITviec sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn xin việc sắp tới!
Người ta hay nói, dân IT thì giao tiếp sẽ không tốt lắm, có phải vì thế đã khiến cho những buổi phỏng vấn xin việc luôn làm bạn e dè?
Hiểu được tâm lý đó, ITviec đã có buổi nói chuyện với anh Lê Nguyễn Cao Nguyên – .NET Developer tại Aswig Solutions, để hiểu thêm về những gì bạn cần làm trước, trong và sau một buổi phỏng vấn.
Xem việc làm .NET Developer tại ITviec
Trước khi đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì?
- Hãy trả lời câu hỏi “Bạn đã sẵn sàng để nhảy việc?”
Bạn có thể cảm thấy đây là một câu hỏi ngớ ngẩn, đương nhiên là bạn đã sẵn sàng rồi. Bạn đã sẵn sàng để nhảy việc, tìm kiếm những cơ hội mới cho mình, lương cao hơn, phúc lợi tốt hơn rồi! Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn chần chừ, thì câu trả lời là bạn chưa sẵn sàng đâu.
Vì sao bạn nên tự trả lời câu hỏi này? Bởi vì trong buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi những câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ ở công ty XXX?” và chỉ cần bạn không tự tin, cũng như khôn khéo trong cách trả lời, đây có thể là một điểm trừ lớn đấy.
Tùy vào định hướng công việc, anh Nguyên khuyên bạn nên đặt ba câu hỏi trước khi tìm kiếm một công việc mới, để biết rằng mình đã sẵn sàng hay chưa:
1) Bạn có hài lòng với công ty hiện tại không?
2) Bạn có hài lòng với công việc hiện tại không?
3) Bạn có cơ hội phát triển bản thân ở công ty mới không?
- Nghiên cứu vị trí ứng tuyển
Sau khi đã chuẩn bị tâm lý xong rồi, tiếp theo, bạn cần nghiên cứu kỹ những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn rồi viết những kinh nghiệm liên quan đến kinh nghiệm nhà tuyển dụng yêu cầu trong bảng mô tả công việc.
Khi đọc một thông tin tuyển dụng, bạn nên xem kỹ các yêu cầu của nhà tuyển dụng đó rồi so sánh xem mình đáp ứng được bao nhiêu phần trăm công việc. Nếu đáp ứng được 60-70% thì hãy nộp đơn.
Anh Nguyên khuyên các bạn đừng cố gắng gượng ép bản thân vào những vị trí công việc không phù hợp chỉ vì thấy công ty đó hay, phúc lợi tốt, lương cao. Bởi vì công việc không phù hợp thì:
1) Bạn sẽ sớm bị nhà tuyển dụng loại khỏi quy trình ứng tuyển, có khi chưa đến được vòng phỏng vấn xin việc luôn ấy chứ!
2) Dù bạn may mắn trúng tuyển nhưng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc, dễ dẫn đến nản và nghỉ việc
- Một CV ấn tượng
Một CV ấn tượng có thể giúp bạn “chắc vé” vào vòng phỏng vấn xin việc.
Anh nghĩ rằng, CV giống như một tấm ảnh để em gửi cho cô bạn gái em đang muốn làm quen. Hãy làm nó thật nhất có thể. Tránh trường hợp khi gặp nhau thật ngoài đời đối phương thất vọng khi so sánh em và bức ảnh.
Xem thêm: Công thức bí mật của Google cho một CV “thần thánh”
Một CV ấn tượng không có nghĩa là một CV 360. Nhà tuyển không “non” như bạn nghĩ đâu. Hãy chỉ ghi những kinh nghiệm thật mà mình có.
Năm 2014, anh ứng tuyển vào vị trí .NET Developer vào Aswig nhưng do anh không có nhiều kinh nghiệm .NET, anh không “khoe” được những kinh nghiệm .NET mình có trong CV nên đã không trúng tuyển.
Sau một khoảng thời gian quyết tâm rèn luyện kỹ năng .NET nhiều hơn thông qua tự học và tự đề xuất tham gia vào nhiều dự án .NET tại công ty cũ, anh quay lại ứng tuyển vào Aswig.
Nhưng lần này khác, anh dành nhiều thời gian chăm chút CV chỉ để “khoe” kinh nghiệm .NET. Anh tập trung trình bày các kinh nghiệm về .NET, không lan man đề cập những cái khác. Ví dụ, anh nhắc đến những dự án là sản phẩm của công ty có dùng công nghệ của .NET như MVC, JavaScript, SQL server.
Khi ứng tuyển cùng một vị trí ở nhiều công ty khác nhau, bạn có thể không cần sửa CV. Tuy nhiên, anh Nguyên cho rằng đối với thư ứng tuyển (cover letter) thì mỗi công ty bạn nên ghi một thư khác nhau, phù hợp với yêu cầu của từng công ty.
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời xin việc đúng nhất: Luôn chuẩn bị câu trả lời cho những gì bạn ghi trong CV
Chuẩn bị kỹ mọi thứ viết trong CV. Câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng thường sẽ xoay quanh những thông tin đó, nhất là những kinh nghiệm được đề cập trong CV. Vì vậy, chỉ cần chuẩn bị kỹ những thứ có trong CV trước lúc đi phỏng vấn.
Ví dụ, trong CV anh có ghi anh biết MVC2 và MVC5. Khi phỏng vấn, người ta hỏi lại những thứ anh biết về MVC2 và MVC5 chứ không hỏi MVC3, 4, 6.
Hãy sẵn sàng diễn giải một cách đầy đủ và hợp lý nhất. Cũng vì lý do này mà anh Nguyên khuyên rằng các bạn không nên áp dụng “360” vào CV – Đừng ghi những gì bạn không thật sự chuyên!
- Bí quyết thương lượng lương
Khi phỏng vấn, anh Nguyễn đã áp dụng bí quyết của Chris – Founder & CEO của ITviec – về việc tránh đưa ra con số cụ thể cho mức lương.
Bạn nên để cho nhà tuyển dụng tự định giá mình rồi thương lượng sau. Nhờ vậy, bạn cũng hiểu được cách nhìn nhận của nhà tuyển dụng về vị trí này. Nếu offer đã đạt được yêu cầu của bạn, vì vậy bạn không cần thương lượng tiếp.
Download ebook “9 Bí Quyết Đàm Phán Mức Lương Cao Hơn” để tăng cơ hội thu nhập.
Sau khi phỏng vấn xin việc
Khi đã phỏng vấn xin việc xong, bạn nghĩ phần khó khăn nhất đã xong. Khoan vội mừng. Thật ra, còn một buổi “phỏng vấn xin việc” ẩn nữa sẽ đến sau buổi nói chuyện trực tiếp. Bạn vẫn sẽ còn trao đổi với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn để nói về công việc và offer nữa.
- Cân nhắc về công việc
Sau buổi phỏng vấn xin việc, hẳn bạn đã hiểu thêm về công việc ở công ty mới, cũng như môi trường ở đây. Những thông tin này tuy không nhiêu, chưa toàn diện nhưng cũng đã đủ để bạn cân nhắc có tiến sâu hơn với vị trí này hay không.
Anh Nguyên (đứng thứ hai từ trái sang) cùng team bên Aswig đang thảo luận dự án
Thường ở giai đoạn này, khi đã phỏng vấn nhiều bên, nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi “Nên chọn công việc mình giỏi hay công việc mình thích?”
Theo anh Nguyên,
Anh không chọn con đường nào cả, anh muốn dung hòa cả hai.
Vì làm một công việc trong khả năng nhưng bạn không đam mê, bạn sẽ không tự tạo động lực cho mình tìm tòi phát triển bản thân.Hơn thế, bạn không thể làm một công việc bạn thích nhưng lại không có khả năng, vì chẳng ai thuê bạn vì đam mê cả.
Anh có thể là một ví dụ tốt. Anh rất thích làm ở Aswig và như anh đã chia sẻ, đây là môi trường làm việc 100% và nếu khả năng Anh Văn của anh rất kém, anh sẽ chẳng thể theo công việc này được dù có thích đến cỡ nào.
- Cân nhắc về offer
Bạn quyết định tiến tới với công việc này và chúc mừng bạn, bạn cũng đã đậu phỏng vấn xin việc. Việc quan trọng bạn cần làm bây giờ là cân nhắc offer.
Bản thân anh Nguyên đưa ra bốn tiêu chí để đánh giá offer:
- Thời gian làm việc,
- Phúc lợi cho nhân viên,
- Lương thực nhận và lương trên hợp đồng,
- Nơi làm việc.
Theo anh, “phúc lợi cho nhân viên” là tiêu chí quan trọng nhất. Tiêu chí này phần nào thể hiện văn hoá công ty và thể hiện sự quan tâm của cấp lãnh đạo đối với đời sống cũng như sự phát triển của nhân viên.
Ở Aswig, mỗi nhân viên đều có 20 ngày phép thường và 10 ngày phép bệnh.
Anh nghĩ ít có công ty nào ở Việt Nam lại có hai loại phép và nhiều ngày nghỉ như vậy. 100% môi trường làm việc là tiếng Anh, và anh phải meeting, làm việc với team của Úc hàng ngày.
Công ty có nhiều chương trình training kỹ năng mềm. Lương tháng 13 – 14 và còn cả company trip ở nước ngoài…
Về lương, anh Nguyên chia sẻ rằng offer với mức lương thay đổi hơn 30% so với vị trí cũ là có thể cân nhắc.
Tiểu sử:
Anh Lê Nguyễn Cao Nguyên tốt nghiệp Đại học Hoa Sen ngành CNTT năm 2011. Anh là từng là Software Developer của một công ty outsourcing lớn tại TP. HCM trong ba năm.
Sau hai lần ứng tuyển thông qua ITviec, anh đã thành công với lời mời làm việc chính thức ở vị trí .NET Developer tại Aswig Solutions.
Lúc anh làm cho công ty outsourcing cũ, anh biết qua nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như Java, Python, PHP… Anh cũng từng làm các project về Automation Test.
Công việc hiện tại của anh ở công ty Aswig Solution là .NET Developer, tức là chỉ chuyên về .NET.
Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp thì đừng ngại nhấn nút Share bên dưới nhé!
Tham khảo thêm các việc làm .NET Developer tại ITviec