Phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh: Tổng hợp 15+ câu hỏi và trả lời hay
Trong một buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, bạn sẽ trả lời gì với nhà tuyển dụng. Tất nhiên mình CV đẹp mắt của bạn thôi vẫn chưa đủ. Vì có quá nhiều ứng viên ngoài kia có CV đẹp ngang bạn. Vậy làm thế nào để gây ấn tượng ngay từ lần ra mắt đầu tiên?
Hãy cùng TalkFirst chinh phục những câu hỏi phổ biến trong buổi phỏng vấn tiếng Anh bằng những câu trả lời ấn tượng nhé!
Một bài phỏng vấn tiếng Anh có tốt hay không phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn trước đó!
Bảng tổng hợp các câu hỏi và trả lời khi hội thoại phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh
QuestionAnswerCan you introduce yourself?I’m Thanh Mai. My major is Graphic Design and I have 3 years of experience in this field. Graphic Design is always one of my greatest passions. I enjoy creating art, being around different types of people and challenging myself in everything I do. That’s why I applied for this job!What are your strengths?Three of my greatest strengths are my creativity, independent working skills and willingness to learn.What are your weaknesses?Sometimes, I’m a bit/quite careless. To overcome this weakness, I often double-check my work.What are your short-term goals?Currently, the most important short-term goal is becoming a creative and proficient content writer. Besides, I also aim at improving my soft skills.What are your long-term goals?My long-term goals are becoming a marketing executive and gaining more knowledge of SEO in the next 3 years. Additionally, I want to challenge myself in other fields of marketing.Can you tell me about your experience?I have 3 years’ experience in HR. I have hold relevant positions at several companies. Therefore, I’m confident about my ability to handle HR tasks such as recruitment, employee profit management, v.v.Do you work well under pressure?Yes. I can work pretty well under pressure. When I’m at work, I always try to manage and reduce stress. My tips are drinking a cup of warm tea and breathing deeply.Why did you leave your last job?My previous job has given lots of valuable experience. However, I think it’s time to get out of my comfort zone and challenge myself in a new field.Why do you want this job?First of all, I would like to challenge myself in the marketing field. Additionally, when reading the job description, I was really impressed with the tasks of this position. I think I will gain lots of knowledge and experience.Why should we hire you?From what I’ve learned, it seems like you are looking for someone who can handle customer concerns quickly and effectively. With my 2 years’ experience in Customer Service, I believe I’m the employee you’re looking for.What do you know about our company?I read on your website that you’re one of the top data security companies in Vietnam, and that you serve more than 30 tech companies including the big ones such as TechLeap, Vina Vision, etc. I always see becoming a part of your company a great apportunity to develop myself and create more value in the technology field.What do you expect from the new job?My expectations for this position would be giving me opportunities to widen my horizon and sharpen my skills in order to bring more value to the company.How long do you plan on staying with our company?To tell you the truth, I have been working hard to get into this company. Therefore, if I’m offered the job, I will absolutely plan on staying here for a long time.How much salary do you expect?May I ask what the average salary of this position is? I want my salary to match my qualifications and experience.
1. Can you introduce yourself? (Bạn có thể giới thiệu về bản thân không?)
Mở đầu buổi phỏng vấn xin việc sẽ là câu hỏi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao nhà tuyển dụng đã có CV của bạn mà vẫn muốn được nghe lại. Lý do đơn giản là vì họ muốn xem khả năng trình bày của bạn đấy.
Vậy làm sao để trả lời ấn tượng ngay từ câu hỏi đầu tiên? Cách tốt nhất là đừng lan man quá về quê quán, sở thích cá nhân không cần thiết. Hãy trả lời một cách chuyên nghiệp những thôi tin chưa có trong CV. Đặc biệt, tập trung đưa những thông tin liên quan tới nghề nghiệp của mình hơn hoặc là các vị trí mà mình muốn ứng tuyển trong buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh hơn.
Nội Dung Chính
Câu hỏi tương tự:
+ Can you talk a little about yourself?
⟶ Bạn có thể nói một chút về bản thân không?
+ Can you tell me a little about yourself?
⟶ Bạn có thể nói cho tôi nghe một chút về bản thân không?
+ We would like to know more about you. Can you introduce yourself?
⟶ Chúng tôi muốn biết thêm về bạn. Bạn có thể giới thiệu bản thân không?
Từ vựng và cấu trúc:
- graduate from [university/college] in [year]: tốt nghiệp [trường] vào [năm]
- have [number] years’ experience in [major/field]: có kinh nghiệm [số] năm trong [ngành/lĩnh vực]
- My major is [noun (phrase)]: Chuyên ngành của tôi là [(cụm) danh từ]
- [major/field] is one of my greatest passions: [ngành/lĩnh vực] là một trong những đam mê lớn nhất của tôi
- I enjoy [noun (phrase)/V-ing]: Tôi thích [(cụm) danh từ/V-ing]
- I always aim at [noun (phrase)/ V-ing]: Tôi nhắm tới/đặt mục tiêu là [(cụm) danh từ/V-ing]
Câu trả lời mẫu:
I’m Thanh Mai. I graduated from FPT University in 2017. My major is Graphic Design and I have 3 years of experience in this field. Graphic Design is always one of my greatest passions. I enjoy creating art, being around different types of people and challenging myself in everything I do. That’s why I applied for this job!
(Em tên là Thanh Mai. Em đã tốt nghiệp Đại học FPT vào năm 2017. Chuyên ngành của em là Thiết kế Đồ hoạ và em có 3 năm kinh nghiệm trong ngành này. Thiết kế Đồ họa luôn là một trong những đam mê lớn nhất của tôi. Em thích sáng tạo nghệ thuật, làm việc với nhiều người và thử thách bản thân. Đó là lý do em ứng tuyển vị trí này.)
Tập trung đưa những thông tin liên quan tới nghề nghiệp của mình hơn hoặc các vị trí mà mình muốn ứng tuyển trong buổi phỏng vấn tiếng Anh hơn nhé!
Bỏ túi ngay: 40 Mẫu câu tiếng anh giao tiếp cho người đi làm thông dụng nhất
2. What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
Tiếp theo trong 1 buổi phỏng vấn tiếng Anh, câu hỏi không thể thiếu đó là “Điểm mạnh của bạn là gì?” Thực ra mục đích chính của nhà tuyển dụng đó là muốn biết những thế mạnh của bạn sẽ giúp ích được gì cho công việc nếu bạn trúng tuyển.
Câu hỏi tương tự:
+ What are your strong points?
⟶ Điểm mạnh của bạn là gì?
+ Can you tell me about your strengths?
⟶ Bạn có thể nói tôi nghe về điểm mạnh của bạn không?
+ Can you tell me about your strong points?
⟶ Bạn có thể nói tôi nghe về điểm mạnh của bạn không?
+ Can you talk about your strengths?
⟶ Bạn có thể nói về điểm mạnh của bạn không?
+ Can you talk about your strong points?
⟶ Bạn có thể nói về điểm mạnh của bạn không?
Từ vựng và cấu trúc:
1. Một số cấu trúc có thể thêm các (cụm) danh từ bên dưới:
Cấu trúc 1: One of my greatest/biggest strengths is [noun (phrase)].
⟶ Một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi là [(cụm) danh từ].
Cấu trúc 2: I have confidence in my [noun (phrase)].
⟶ Tôi tự tin vào [(cụm) danh từ] của tôi.
(có thể chèn nhiều (cụm) danh từ)
Ta có thể thêm vào các cấu trúc trên các cụm danh từ bên dưới:
- attention to detail: sự chú ý đến chi tiết
- communication skills: kỹ năng giao tiếp
- conflict-solving skills: kỹ năng giải quyết xung đột
- creativity: sự sáng tạo
- critical thinking skills: kỹ năng tư duy phản biện
- goal-setting skills: kỹ năng thiết lập mục tiêu
- independent working skills: kỹ năng làm việc độc lập
- presentation skills: kỹ năng thuyết trình
- networking skills: kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
- negotiation skills: kỹ năng thương thuyết
- self-management skills: kỹ năng quản lý bản thân
- time management skills: kỹ năng quản lý thời gian
- willingness to learn: tinh thần ham học hỏi
2. Cấu trúc với trợ động từ ‘can’
Cấu trúc: I can [bare infinitive] … (very) well/efficiently/…
⟶ Tôi có thể [động từ nguyên mẫu] … (rất) tốt/hiệu quả/…
Câu trả lời mẫu:
- Three of my greatest strengths are my creativity, independent working skills and willingness to learn.
(Ba trong số những thế mạnh lớn nhất của tôi là sự sáng tạo, kỹ năng làm việc độc lập và tinh thần ham học hỏi.)
- I can work well both in groups and on my own.
(Em có thể làm việc tốt cả trong nhóm và một mình.)
Hãy tự tin là chính mình trong buổi phỏng vấn tiếng Anh nhé!
3. What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)
Sau khi đã hỏi mình về điểm mạnh rồi, thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình về điểm yếu nữa đấy. Bạn đừng ngần ngại nếu trong buổi phỏng vấn mà bắt gặp câu hỏi này nhé. Thực chất nhà tuyển dụng muốn biết bạn xử lý như thế nào với điểm yếu của bạn thôi. Và để trả lời câu này thì bạn hãy thành thật nói về điểm yếu của mình trong buổi phỏng vấn tiếng Anh này nhé. Nhưng nhớ thêm vào phần mà mình có thể khắc phục nha!
Câu hỏi tương tự:
+ What are your weak points?
⟶ Điểm yếu của bạn là gì?
+ Can you tell me about your weaknesses?
⟶ Bạn có thể nói với tôi về điểm yếu của bạn không?
+ Can you talk about your weaknesses?
⟶ Bạn có thể nói về điểm yếu của bạn không?
Từ vựng và cấu trúc:
1. Một số cấu trúc có thể thêm các (cụm) danh từ bên dưới:
Cấu trúc 1: Right now, I’m not absolutely satisfied with my [noun (phrase)]. However, I’ve been trying my best to improve it/them.
⟶ Hiện tại, tôi không hoàn toàn hài lòng với [(cụm) danh từ]. Tuy nhiên, tôi đã và đang cố hết sức để cải thiện nó/chúng.
(có thể chèn nhiều (cụm) danh từ)
Cấu trúc 2: I think my [noun (phrase)] still need(s) improvement. Therefore, I have been [V-ing] …
⟶ Tôi nghĩ [(cụm) danh từ] của tôi vẫn cần cải thiện. Vì thế, tôi đã và đang…
(có thể chèn nhiều (cụm) danh từ)
Bạn có thể thêm vào các cấu trúc trên các cụm danh từ đã được nêu ở mục số 2.
2. Cấu trúc khác:
Cấu trúc 1: To be honest, sometimes, I’m a bit/quite [adjective (phrase)]. To overcome this weakness, I…
⟶ Thành thật mà nói, đôi khi, tôi hơi [(cụm) tính từ]. Để khắc phục điểm yếu này, tôi…
Cấu trúc 2: I sometimes can’t [bare infinitive]. However, I’ve been trying my best to solve this problem.
⟶ Tôi đôi khi không thể [động từ nguyên mẫu]. Tuy nhiên, tôi đã và đang cố gắng để giải quyết vấn đề này.
Câu trả lời mẫu:
- Sometimes, I’m a bit/quite careless. To overcome this weakness, I often double-check my work.(Đôi khi tôi hơi bất cẩn. Để cải thiện điểm yếu này tôi thường kiểm tra công việc hai lần).
- Right now, I’m not absolutely satisfied with my presentation skills. Therefore, I have been practicing them regularly.
(Hiện tại, em không hoàn toàn hài lòng với kỹ năng thuyết trình của mình. Vì vậy, em đã và đang rèn luyện chúng thường xuyên.)
4. What are your short-term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)
Đối với câu hỏi này, bạn nên tập trung vào những mục tiêu bạn muốn đạt được trong vòng một năm đổ lại. Đồng thời, chúng nên là những mục tiêu thực tế, khả thi và liên quan đến công việc và vị trí bạn đang ứng tuyển.
Câu hỏi tương tự:
+ Can you tell me about your short-term goals?
⟶ Bạn có thể nói tôi nghe về mục tiêu ngắn hạn của bạn không?
+ Can you talk about your short-term goals?
⟶ Bạn có thể nói về mục tiêu ngắn hạn của bạn không?
Từ vựng và cấu trúc:
Cấu trúc 1:
My short-term goals are [V-ing 1], [V-ing 2],… and… before [point of time].
⟶ Các mục tiêu ngắn hạn của tôi là [V-ing 1], [V-ing 2],… và… trước [mốc thời gian].
Cấu trúc 2:
Currently, my most important short-term goal is [Ving] before [point of time].
⟶ Hiện tại, mục tiêu ngắn hạn quan trọng của tôi là [V-ing] trước [mốc thời gian].
Cấu trúc 3:
Besides, I also aim at [V-ing] in this year.
⟶ Bên cạnh đó, tôi cũng đặt mục tiêu vào việc [V-ing] trong năm nay.
(có thể chèn nhiều V-ing)
Ta có thể thêm vào các cấu trúc trên những cụm bắt đầu bằng V-ing sau:
- becoming a/an…: trở thành một…
- developing myself in the… field: phát triển bản thân trong lĩnh vực…
- gaining more knowledge of…: tích lũy thêm nhiều kiến thức về…
- geting a/an… certificate: đạt chứng chỉ…
- improving my professional/ soft/… skills: cải thiện những kỹ năng chuyên môn/ mềm/… của tôi
Câu trả lời mẫu:
Currently, the most important short-term goal is becoming a creative and proficient content writer. Besides, I also aim at improving my soft skills.
(Hiện tại, mục tiêu ngắn hạn quan trọng nhất của tôi là trở thành một người viết nội dung sáng tạo và thành thạo. Bên cạnh đó, tôi cũng nhắm đến việc cải thiện các kỹ năng mềm của mình.).
5. What are your long-term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
Đối với câu hỏi này, bạn nên tập trung vào những mục tiêu bạn muốn đạt được trong vòng 2 năm trở lên. Chúng có thể là những mục tiêu mà bạn thấy cần nhiều thời gian và nỗ lực để có thể thực hiện được. Bên nên liệt kê những mục tiêu dài hạn của mình ra theo trình tự từ gần nhất đến xa nhất. Và thường độ gần-xa này cũng tỉ lệ thuận với độ dễ – khó đạt được của các mục tiêu.
Câu hỏi tương tự:
+ Can you tell me about your long-term goals?
⟶ Bạn có thể nói tôi nghe về mục tiêu dài hạn của bạn không?
+ Can you talk about your long-term goals?
⟶ Bạn có thể nói về mục tiêu dài hạn của bạn không?
Từ vựng và cấu trúc:
1. Một số cấu trúc có thể thêm các (cụm) danh từ bên dưới:
Cấu trúc 1:
My long-term goals are [V-ing 1], [V-ing 2],… and… before [point of time].
⟶ Các mục tiêu dài hạn của tôi là [V-ing 1], [V-ing 2],… and… trước [mốc thời gian].
Cấu trúc 2:
Currently, my most important long-term goal is [Ving] before [point of time].
⟶ Hiện tại, mục tiêu dài hạn quan trọng của tôi là [V-ing] trước [mốc thời gian].
Cấu trúc 3:
Besides, I also aim at [V-ing] within… years.
⟶Bên cạnh đó, tôi cũng đặt mục tiêu vào [V-ing] trong vòng… năm.
(có thể chèn nhiều V-ing)
Ta có thể thêm vào các cấu trúc trên những cụm danh từ hay cụm bắt đầu bằng V-ing sau:
- becoming a/an…: trở thành một…
- developing myself in the… field: phát triển bản thân trong lĩnh vực…
- gaining more knowledge of…: tích lũy thêm nhiều kiến thức về…
- geting a/an… certificate: đạt chứng chỉ…
- improving my professional/ soft/… skills: cải thiện những kỹ năng chuyên môn/ mềm/… của tôi
2. Cấu trúc với động từ nguyên mẫu:
Additionally, I want to [bare infinitive] within the next … years.
⟶ Thêm vào đó, tôi muốn [động từ nguyên mẫu] trong vòng … năm sắp tới.
Câu trả lời mẫu:
My long-term goals are becoming a marketing executive and gaining more knowledge of SEO in the next 3 years. Additionally, I want to challenge myself in other fields of marketing.
(Các mục tiêu dài hạn của tôi là trở thành một marketing executive và tich lũy thêm nhiều kiến thức về SEO trong 3 năm tới. Thêm vào đó, tôi muốn thử thách bản thân trong những lĩnh vực khác của marketing.)
6. Can you tell me about your experience? (Bạn có thể nói tôi nghe về kinh nghiệm của bạn được không?)
Khi được hỏi câu này trong buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, một số ứng viên thường có xu hướng chia sẻ về tất cả những công việc và vị trí mình từng đảm nhận. Điều này có thể khiến cho câu trả lời trở nên dài dòng, lan man và thiếu trong tâm. Một lời khuyên cho bạn khi nhận được câu hỏi này chính là hãy tập trung đề cập và xoáy sâu vào những kinh nghiệm và bạn cho là sẽ có lợi cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển cũng như có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể dùng thì quá khứ (nếu có thời giãn diễn ra sự việc) hoặc thì hiện tại hoàn thành nếu không có thời gian hoặc bạn muốn nhấn mạnh sự kéo dài từ quá khứ tới hiện tại.
Câu hỏi tương tự:
+ Can you talk about your (work) experience?
⟶ Bạn có thể nói về kinh nghiệm (làm việc) của bạn không?
+ Can you share with me/us about your (work) experience?
⟶ Bạn có thể chia sẻ với tôi/ chúng tôi về kinh nghiệm (làm việc) của bạn không?
+ What relevant experience do you have?
⟶ Bạn có những kinh nghiệm liên quan gì?
Từ vựng và cấu trúc:
Cấu trúc 1:
Since my graduation, I have challenged myself in different fields such as [field 1], [field 2], etc. However, I’m most passionate about [field]. I have… years’ experience in this field. Therefore, I’m familiar with, and I can say, good at [noun (phrase) 1/V-ing 1], [noun (phrase) 2/V-ing 2], and…
⟶ Kể từ khi tốt nghiệp, tôi đã thử thách bản thân ở các lĩnh vực khác nhau như [lĩnh vực 1], [lĩnh vực 2], v.v. Tuy nhiên, tôi đam mê [lĩnh vực] nhất. Tôi có kinh nghiệm… năm trong lĩnh vực này. Vì thế, tôi quen thuộc, và có thể nói là, giỏi… (kể ra các công việc/ nhiệm vụ đặc thù của lĩnh vực đó).
I have … years’ experience in [field]. I have hold relevant positions at several companies. Therefore, I’m confident about my ability to handle [field] tasks such as [noun (phrase) 1/V-ing 1], [noun (phrase) 2/ V-ing 2], etc.
⟶ Tôi có kinh nghiệm … năm trong [lĩnh vực]. Tôi đã giữ các vị trí liên quan tại nhiều công ty. Vì thế, tôi tự tin về khả năng giải quyết các công việc [lĩnh vực] như [(cụm) danh từ 1/V-ing1], [(cụm) danh từ 2/V-ing2], v.v.
Câu trả lời mẫu:
I have 3 years’ experience in HR. I have hold relevant positions at several companies. Therefore, I’m confident about my ability to handle HR tasks such as recruitment, employee profit management, v.v.
Tham khảo ngay: Talk about your dream job – Bài mẫu cho 7 ngành nghề IELTS Speaking
7. Do you work well under pressure? (Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không?)
Đây là một trong những câu hỏi khiến nhiều ứng viên phân vân về cách trả lời khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn có thể làm việc dưới áp lực. Nhưng nếu bạn không thể, vậy có nên trả lời thành thật không? Theo quan điểm của TalkFirst, câu trả lời là có bạn nhé. Việc nói thật trước hết sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần hơn và nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được sự chân thành của bạn.
Tuy nhiên, hãy thành thật một cách khéo léo. Thay vì chỉ trả lời rằng bản thân không làm việc được dưới áp lực, bạn hãy chia sẻ thêm về những gì bạn đã và đang làm để khắc phục điều này. Ví dụ: “Bản thân tôi tuy chưa làm việc tốt dưới áp lực nhưng bù lại, tôi luôn cố gắng lên kế hoạch kỹ càng cho mọi việc. Điều này giúp tôi luôn làm chủ tình hình và giảm thiểu đáng kể những áp lực có thể phát sinh trong quá trình làm việc.”
Câu hỏi tương tự:
+ Can you work under pressure?
⟶ Bạn có thể làm việc dưới áp lực không?
+ Do you have difficulty working under pressure?
⟶ Bạn có gặp khó khăn khi làm việc dưới áp lực không?
Từ vựng và cấu trúc:
- avoid getting stressed: tránh bị stress
- balance my feelings: cân bằng những cảm xúc của tôi
- be good at V-ing/noun (phrase): giỏi làm gì/việc gì đó
- be well-prepared for V-ing/noun (phrase): trong trạng thái chuẩn bị tốt cho việc gì/cái gì
- calm down: bình tĩnh lại
- maintain my efficiency: duy trì sự “năng suất”, hiệu quả khi làm việc
- manage and reduce stress: kiểm soát và giảm thiểu áp lực
- plan in advance: lên kế hoạch trước
Lưu ý: Các cụm từ trên đều bắt đầu bằng động từ nguyên mẫu. Khi sử dụng chúng, ta cần chia động từ.
Câu trả lời mẫu:
- Yes. I can work pretty well under pressure. When I’m at work, I always try to manage and reduce stress. My tips are drinking a cup of warm tea and breathing deeply.
(Vâng. Tôi có thể làm việc khá tốt dưới áp lực. Khi ở chỗ làm, tôi luôn cố gắng kiểm soát và giảm thiểu stress. Các mẹo của tôi là uống một ly trà ấm và hít thở sâu.)
- To be honest, I’m not really good at working under pressure. However, I have found my solution. I always plan in advance in order to be well-prepared for everything. This helps me avoid getting stressed and maintain my efficiency.
(Thành thật thì, tôi không thật sự giỏi làm việc dưới áp lực. Tuy nhiên, tôi đã tìm thấy giải pháp cho mình. Tôi luôn lên kế hoạch trước để có thể ở trong trạng thái chuẩn bị tốt cho mọi thứ. Điều này giúp tôi tránh bị stress và duy trì sự “năng suất” của tôi.)
8. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại nghỉ công việc cũ?)
Khác với câu hỏi số 7, khi trả lời câu này, chúng ta không nên trung thực quá. Nếu bạn nghỉ việc vì có một số điều không hài lòng với công ty cũ, công việc cũ, v.v. bạn nên tránh chia sẻ chúng. Thay vào đó, hãy tập trung vào những lý do bớt cá nhân và tế nhị hơn.
Câu hỏi tương tự:
+ What made you leave your last job?
⟶ Điều gì đã làm bạn nghỉ công việc cũ?
+ Can you share with us why you leave your last job?
⟶ Bạn có thể chia sẻ với chúng tôi tại sao bạn nghỉ công việc cũ không?
Từ vựng và cấu trúc:
- challenge myself in a new field: thử thách bản thân tôi trong một lĩnh vực mới
- experience different work environments: trải nghiệm các môi trường làm việc khác nhau
- get out of my comfort zone: bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân
- have more opportunities to advance my career: có thêm cơ hội để phát triển sự nghiệp
- widen my horizon in the… field: mở mang vốn kiến thức của tôi trong ngành…
Câu trả lời mẫu:
- My previous job has given lots of valuable experience. However, I think it’s time to get out of my comfort zone and challenge myself in a new field.
(Công việc trước đã cho em nhiều kinh nghiệm quý giá. Tuy nhiên, em nghĩ đã đến lúc để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và thử thách bản thân ở một lĩnh vực mới.)
- First of all, I want to have more opportunities to advance my career. Besides, my former company was quite far from my house.
(Trước hết, tôi muốn có thêm cơ hội để phát triển sự nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũ của tôi khá xa nhà tôi.)
9. Why do you want this job? (Tại sao bạn muốn công việc này?)
Đối với câu hỏi này, bạn hãy thoải mái trình bày lý do của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên tập trung quá nhiều vào những lý do liên quan đến tiền lương hay đãi ngộ.
Câu hỏi tương tự:
+ What made you apply for this job?
⟶ Điều gì đã làm bạn ứng tuyển công việc này?
+ Why did you apply for this job?
⟶ Tại sao bạn ứng tuyển công việc này?
Từ vựng và cấu trúc:
+ I would like to [bare infinitive]: Tôi muốn [động từ nguyên mẫu]
+ I think this job will give me lots of value such as [(noun) phrase 1], [noun (phrase) 2],… and…: Tôi nghĩ công việc này sẽ cho tôi rất nhiều giá trị như là [(cụm) danh từ 1], [(cụm) danh từ 2],… và…
+ When reading the job description, I was really impressed with [(noun) phrase 1], [noun (phrase) 2],… and…: Khi đọc mô tả công việc, tôi đã thật sự ấn tượng với [(cụm) danh từ 1], [(cụm) danh từ 2],… và…
Câu trả lời mẫu:
- First of all, I would like to challenge myself in the marketing field. Additionally, when reading the job description, I was really impressed with the tasks of this position. I think I will gain lots of knowledge and experience.
(Đầu tiên, tôi muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực marketing. Thêm vào đó, khi đọc bản mô tả công việc, tôi đã thật sự ấn tượng với những công việc của vị trí này. Tôi nghĩ tôi sẽ tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm.)
- I think this job will give me lots of value such as experience in supply chain management, better soft skills and good relationships with lovely people.
(Tôi nghĩ công việc này sẽ cho tôi nhiều giá trị như kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, các kỹ năng mềm tốt hơn và mối quan hệ tốt đẹp với những con người dễ thương.)
10. Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?)
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên thể hiện sự tự tin và chân thành. Trước hết, bạn có thể chỉ rõ ra là công ty đang cần một nhân viên như thế nào, dựa trên những gì bạn đọc được trong JD hay nghe người phỏng vấn đề cập trước đó. Sau đó, hãy chỉ ra những điểm mà bạn nghĩ khiến mình đáp ứng được với hình mẫu nhân viên như thế.Và sẽ càng tốt hơn nếu bạn có thể cho những vì dụ cụ thể, thực tế và có số liệu (nếu cần).
Câu hỏi tương ứng:
+ In your opinion, what makes you stand out from other candidates?
⟶ Theo bạn, điều gì khiến bạn nổi bật so với các ứng viên còn lại.
+ Why are you suitable for this job?
⟶ Tại sao bạn lại phù hợp với công việc này?
Từ vựng và cấu trúc:
- From what I have learned, it seems like you are looking for someone who can [bare infinitive (động từ nguyên mẫu)]: Dựa vào những gì tôi tìm hiểu được, có vẻ là ông/ bà đang tìm kiếm một người có thể…
- With my … years’ experience in [noun (phrase)/ V-ing], I believe I’m the employee you are looking for: Với kinh nghiệm … năm trong lĩnh vực…, tôi tin tôi là nhân viên mà ông/bà đang tìm kiếm.
- With my ability to [bare infinitive], I think I’m suitable for this position: Với khả năng… của mình, tôi nghĩ mình thích hợp cho vị trí này.
- At my previous/former company, [clause in Past Simple]: Tại công ty trước đây của tôi, [mệnh đề dùng thì Quá khứ Đơn để đưa ra dẫn chứng].
Câu trả lời mẫu:
- From what I’ve learned, it seems like you are looking for someone who can handle customer concerns quickly and effectively. With my 2 years’ experience in Customer Service, I believe I’m the employee you’re looking for.
(Dựa vào những gì tôi tìm hiểu được, công ty của ông/bà đang tìm một người có thể giải quyết lo lắng của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực Dịch vụ Khách hàng, tôi tin tôi là nhân viên mà ông/bà đang tìm kiếm.)
- From what I’ve learned, your company is looking for a creative and efficient content creator. With my skills and experience, I believe I’m the one you’re looking for. At my former company, I was usually praised for my creativity, bold ideas and efficiency.
11. What do you know about our company? (Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?)
Đối với câu hỏi này, bạn cần thể hiện được sự am hiểu về công ty để từ đó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự quan tâm và đã có tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển. Những điều mà bạn nên trình bày bao gồm dịch vụ/ sản phẩm mà công ty cung cấp, quy mô của công ty, một số thành tựu và danh tiếng nổi bật của công ty, tầm nhìn và định hướng, tính chất môi trường làm việc, v.v. Hãy cho họ thấy rằng bạn thật sự hứng thú và mong muốn được làm việc cho công ty của họ.
Câu hỏi tương ứng:
What have you learned about our company?
⟶ Bạn đã tìm hiểu được gì về công ty chúng tôi?
Từ vựng và cấu trúc:
- I have read on your website that [clause]: Tôi đã đọc được trên trang web của công ty ông bà là [mệnh đề].
- From the articles that I have read, I have got to know that [clause]: Từ những bài báo mà tôi đã đọc, tôi đã được biết là [mệnh đề].
- I have got to know about your [noun (phrase)] through your recruitment post. I have to say that I’m really impressed with it and I think it’s really suitable for me: Tôi đã được biết về [(cụm) danh từ] của công ty ông/bà thông qua bài đăng tuyển dụng. Tôi phải nói là tôi thật sự ấn tượng và tôi nghĩ nó thật sự phù hợp với tôi.
- develop myself: phát triển bản thân tôi
- create more value: tạo thêm giá trị
Câu trả lời mẫu:
- I read on your website that you’re one of the top data security companies in Vietnam, and that you serve more than 30 tech companies including the big ones such as TechLeap, Vina Vision, etc. I always see becoming a part of your company a great apportunity to develop myself and create more value in the technology field.
(Dựa vào những gì tôi đọc được trên website, công ty của ông/bà là một trong những công ty an ninh dữ liệu hàng đồng Việt Nam và cũng phục vụ trên 30 công ty công nghệ bao gồm những “ông lớn” như TechLeap, Vina Vision, v.v.. Tôi luôn xem việc trở thành một phần của công ty ông/bà là một cơ hội tuyệt vời để phát triển bản thân và tạo ra thêm giá trị trong lĩnh vực côn nghệ.)
- I have got to know about the friendly and dynamic work environment at your company through your recruitment post, and I’m really impressed with it. I think it would be perfect for me to widen my horizon, develop myself and create more value for the company.
(Tôi đã biết được về môi trường làm việc thân thiện và năng động tại công ty của ông/bà thông qua bài đăng tuyển dụng và tôi thật sự ấn tượng. Tôi nghĩ nó hoàn hảo để cho tôi mở mang kiến thức, phát triển bản thân và tạo ra thêm giá trị cho công ty.)
12. What do you expect from the new job? (Bạn mong chờ gì từ công việc mới?)
Khi trả lời câu hỏi này, bạn hãy chân thành chia sẻ những mong muốn của mình, nhưng không nên nhấn mạnh về mặt lương thưởng mà nên tập trung vào những giá trị như phát triển bản thân, nâng cao trình độ và kinh nghiệm, v.v. Đồng thời, đừng quên thể hiện sự mong chờ của bạn về những gì bạn có thể đóng góp cho công ty.
Câu hỏi tương ứng:
+ What are your expectations for this job/position?
⟶ Những kỳ vọng của bạn cho công việc/vị trí này là gì?
+ What are your expectations for our company?
⟶ Những kỳ vọng của bạn cho công ty của chúng tôi là gì?
Từ vựng và cấu trúc:
+ My expectation(s) for the company would be [V-ing]: (Những) kỳ vọng của tôi với công ty là…
+ My expectation(s) for this job/position would be [V-ing]: (Những) kỳ vọng của tôi với vị trí/công việc này là…
* Những cụm bắt đầu bằng V-ing có thể thế vào 2 cấu trúc trên:
+ providing a work environment in which I can contribute to the team and receive appreciation for my contributions: mang đến một môi trường làm việc mà trong đó tôi có thể đóng góp cho tập thể và nhận được sự ghi nhận cho những đóng góp của mình
+ giving me opportunities to develop myself and contribute to the company: cho tôi cơ hội phát triển bản thân và đóng góp cho công ty
+ giving me opportunities to widen my horizon and sharpen my skills in order to bring more value to the company: cho tôi cơ hội để mở rộng vốn hiểu biết của bản thân và trau dồi kỹ năng để có thể mang đến thêm giá trị cho công ty
+ I expect to [bare infinitive (động từ nguyên mẫu)]: tôi hy vọng được…
* Những cụm bắt đầu bằng động từ nguyên mẫu có thể chèn vào cấu trúc trên:
+ learn from my bosses and co-workers, sharpen my professional skills and contribute to the company: học hỏi từ các sếp và đồng nghiệp, mài dũa kỹ năng chuyên môn và đóng góp cho công ty
+ work with lovely people, develop myself, cotribute to the company and climb up the career ladder: làm việc với những con người dễ thương, phát triển bản thân, đóng góp cho công ty và thăng tiến
Câu trả lời mẫu:
- My expectations for this position would be giving me opportunities to widen my horizon and sharpen my skills in order to bring more value to the company.
(Những kỳ vọng của tôi cho vị trí này là cho tôi những cơ hội để mở rộng vốn hiểu biết và mài dũa kỹ năng chuyên môn để mang đến thêm giá trị cho công ty.)
- I expect to work with lovely people, develop myself, contribute to the company and climb up the career ladder.
(Tôi hy vọng có thể làm việc với những con người dễ thương, phát triển bản thân, đóng góp cho công ty và thăng tiến.)
13. How long do you plan on staying with our company? (Bạn dự định sẽ gắn bó với công ty chúng tôi bao lâu?)
Đối với câu hỏi này, câu trả lời của bạn nên là từ ít nhất một năm trở lên vì các nhà tuyển dụng đều muốn tìm được nhân sự gắn bó với mình lâu dài.
Câu hỏi tương ứng:
+ How long are you going to stay with our company?
⟶ Bạn dự định sẽ gắn bó với công ty của chúng tôi bao lâu?
+ How long are you going to work here?
⟶ Bạn dự định làm việc ở đây bao lâu?
+ How long do you plan on working here?
⟶ Bạn dự định làm việc ở đây bao lâu?
Từ vựng và cấu trúc:
+ To tell you the truth, [mệnh đề]: Nói thật với ông/bà là…
+ This is where I want to be and plan on staying a long time: Đây là nơi tôi muốn có mặt và dự tính sẽ gắn bó lâu dài.
+ Your company has everything I’m looking for: Công ty của ông/bà có mọi thứ mà tôi đang tìm kiếm.
+ I really appreciate it if I can be a part of your company: Tôi thật sự trân trọng nếu tôi có thể trở thành một phần của công ty ông/bà.
+ I absolutely plan on working here for a long time: Tôi chắc chắn dự định làm ở đây lâu dài.
+ If I’m chosen for this position, I will absolutely appreciate this opportunity and plan on staying a long time: Nếu tôi được chọn cho vị trí này, tôi chắc chắn sẽ trân trọng cơ nội này và có dự định sẽ gắn bó lâu dài.
Câu trả lời mẫu:
- To tell you the truth, I have been working hard to get into this company. Therefore, if I’m offered the job, I will absolutely plan on staying here for a long time.
(Thành thật mà nói thì, tôi đã làm việc chăm chỉ để vào được công ty này. Vì vậy, nếu tôi được nhận, tôi chắc chắn sẽ gắn bó lâu dài.)
- Your company has everything I’m looking for, so if I’m chosen, I will absolutely appreciate this opportunity and plan on staying a long time.
(Công ty của ông bà có mọi điều mà tôi đang tìm kiếm, nên nếu tôi được chọn, tôi chắc chắn sẽ trân trọng cơ hội này và quyết định gắn bó lâu dài.)
14. How much salary do you expect? (Bạn muốn mức lương bao nhiêu?)
Khi nói về lương mà bạn mong muốn, bạn nên dựa trên năng lực thực tế của bản thân. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cực kỳ cao về khả năng nhìn nhận giá trị bản thân và sự thẳng thắn của bạn. Thế nên đừng ngại nói với nhà tuyển dụng mức lương mà mình mong muốn nhé!
Câu hỏi tương ứng:
+ What are your salary expectations?
⟶ Những kỳ vọng về lương của bạn là gì?
+ What’s your expected salary?
⟶ Mức lương kỳ vọng của bạn là bao nhiêu?
Từ vựng và cấu trúc:
- the average salary: mức lương trung bình
- match (v.): tương xứng với cái gì
- qualification (n.): một năng lực/kỹ năng cần có cho một công việc nào đó
- May I know the average salary of this position?
⟶ Tôi có thể biết mức lương trung bình của vị trí này không? - May I ask what the average salary of this position is?
⟶ Tôi có thể hỏi mức lương trung bình của vị trí này là bao nhiêu không? - Could you tell me the average salary of this position?
⟶ Ông/Bà có thể cho tôi biết mức lương trung bình của vị trí này không?
Câu trả lời mẫu:
Cách trả lời câu hỏi này sẽ chia ra làm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, đối với những bạn mà chưa rõ được mức lương mà nhà tuyển dụng dự trù cho vị trí bạn ứng tuyển là bao nhiêu và cũng chưa thật sự xác định được mức lương phù hợp cho vị trí này, các bạn nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về mức lương trung bình của vị trí này. Sau đó, đưa ra câu trả lời dựa trên mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra nhé! Cách trả lời như sau:
May I ask what the average salary of this position is? I want my salary to match my qualifications and experience.
(Em có thể hỏi trung bình vụ trí này có mức lương là bao nhiêu không? Em muốn một mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân.)
Trường hợp thứ hai, bạn biết được mức lương mong muốn của là bao nhiêu rồi:
+ I think a monthly salary of… would match my qualifications and experience.
⟶ Tôi nghĩ mức lương tháng… là tương xứng với năng lực và kinh nghiệm của tôi.
+ With my skills and experience, I would like to earn … per month.
⟶ Với kỹ năng và kinh nghiệm của tôi, tôi muốn kiếm được … một tháng.
+ I’m seeking a position that pays around … per month.
⟶ Tôi đang tìm kiếm một vị trí với mức lương … một tháng.
* Câu mẫu: With my skills and experience, I would like to earn $1000 per month.
(Với những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, em mong muốn mức lương của mình là $1000 một tháng.)
15. Do you have any questions for me/us?(Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?)
Chúng ta nên tránh im lặng khi nhận được câu hỏi này. Trước buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, bạn nên vạch ra những câu hỏi mà bạn muốn hỏi nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng hình tượng một người cẩn thận và chủ động trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi tương tự:
+ Would you like to ask me/us anything?
⟶ Bạn có muốn hỏi tôi/chúng tôi điều gì không?
+ Is there anything else you would like to know?
⟶ Còn điều gì bạn muốn biết không?
Một số câu hỏi bạn có thể cần/muốn hỏi nhà tuyển dụng:
+ If I were hired for this position, what would you want me to achieve in my first… months?
⟶ Nếu tôi được tuyển vào vị trí này, ông/bà mong muốn tôi sẽ đạt được gì trong… tháng đầu của tôi?
+ Could you tell me about the responsibilities of this postion?
⟶ Ông/Bà có thể nói cho tôi biết về những trách nhiệm của vị trí này không?
+ How would you describe the management style of your company?
⟶ Ông/Bà mô tả phong cách quản lý của công ty ông/bà như thế nào?
+ Coul you share more about the company culture?
⟶ Ông/Bà có thể chia sẻ thêm về văn hóa công ty được không?
+ May I know more about the work environment here?
⟶ Tôi có thể biết thêm về môi trường làm việc ở đây được không?
+ What are the company’s goal for the upcoming year?
⟶ Những mục tiêu của công ty cho năm sắp tới là gì?
+ What are some of the challenges you have seen people in this position encounter?
⟶ Đâu là một số những thử thách mà ông/bà đã thấy những người đảm nhận vị trí này cần phải vượt qua?
+ If I were chosen for this position, how would my performance be measured?
⟶ Nếu tôi được chọn vào vị trí này, hiệu quả làm việc của tôi sẽ được đánh giá như thế nào?
16. Mẫu câu tiếng Anh nhờ nhà tuyển dụng nhắc lại câu hỏi
Trong quá trình phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, có thể có một số câu hỏi bạn không nghe rõ. Những lúc như thế này, hãy thật bình tĩnh và nhờ người phỏng vấn lặp lại câu hỏi bằng một trong những cách sau nhé:
+ I’m sorry, but could you repeat the question?
⟶ Tôi xin lỗi nhưng ông/bà có thể lặp lại câu hỏi không?
+ Could you please repeat the question?
⟶ Ông/Bà có thể lặp lại câu hỏi không?
+ I’m sorry. Could you please repeat that?
⟶ Tôi xin lỗi. Ông/Bà có thể nói lại không?
+ I didn’t quite catch that. Can you ask again, please?
⟶ Tôi chưa thật sự nắm bắt được. Ông/Bà có thể hỏi lại không?
+ So sorry, but would you mind repeating the second/last/… question?
⟶ Rất xin lỗi nhưng ông bà có thể nhắc lại câu hỏi thứ hai/cuối/… không?
Video về đoạn hội thoại phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh cùng TalkFirst
17. Các lưu ý khi chuẩn bị và phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh.
17.1. Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển
Bên cạnh việc trả lời lưu loát và trôi chảy bằng tiếng Anh, việc bạn thể hiện được sự hiểu biết của mình về công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển cũng sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Họ sẽ cảm nhận được rằng bạn thật sự quan tâm và nghiêm túc với công ty của họ cũng như vị trí mà họ đang tuyển dụng. Vì vậy, đừng quên nghiên cứu thật kỹ về công ty và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển nhé.
17.2. Chuẩn bị trước các câu hỏi và có câu trả lời tương ứng
Một điều nữa giúp bạn dành tỉ lệ “chiến thắng” cao hơn trong các buổi phỏng vấn đó chính là chuẩn bị trước một danh sách những câu hỏi mà bạn có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn. Khi bạn dự trù được mình sẽ được hỏi những gì, bạn sẽ có thể chuẩn bị và luyện tập trước, từ đó giúp bạn tránh trường hợp bị khớp khi bước vào phỏng vấn thật.
17.3. Phỏng vấn thử với người thân hoặc bạn bè
Rất nhiều ứng viên khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thường lựa chọn phương pháp luyện tập một mình. Tuy nhiên cách nó có khá nhiều hạn chế như bạn sẽ thiếu đi sự tương tác với người phỏng vấn như trong thực tế và cũng khó tự nhận xét và kiểm soát về chất lượng câu trả lời của mình. Chính vì vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn có thể nhờ người hân hoặc bạn bè, đặc biệt là những người có thể sử dụng tiếng Anh từ mức trung bình trở lên giả làm người phỏng vấn và cùng luyện tập với bạn. Họ sẽ phần nào giúp mang đến cảm giác gần với phỏng vấn thật hơn và cũng có thể đưa cho bạn nhưng góp ý có giá trị.
Hãy chuẩn bị thật kĩ cho bài phỏng vấn tiếng Anh trở nên trôi chảy hơn!
17.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính trang trọng
Khi tham gia phỏng vấn xin việc hay bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, bạn nên tránh sử dụng những từ ngữ thiếu trang trọng, chỉ phù hợp cho đời sống thường ngày mà thay vào đó hãy dùng những từ ngữ, mẫu câu và cách diễn đạt phù hợp với không khí trang trọng đặc thù của các buổi phỏng vấn. Do đó, trong tất cả những từ vựng và cấu trúc ở trên, TalkFirst đều đã chọn lọc ra và sử dụng những từ ngữ lịch sự và trang trọng.
17.5. Luôn chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng
Một trong những điều không thể thiếu khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc chính là chuẩn bị câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Điều này là rất quan trọng bởi như TalkFirst đã trình bày trong mục 15, thay vì chỉ là người trả lời, việc đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng sẽ phần nào thể hiện rằng bạn là một người mạnh dạn, chủ động và ham tìm hiểu, ít nhất là về công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
17.6. Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn
Sẽ là một nhầm lẫn không hề nhỏ nếu sau khi bước ra khỏi phòng vấn, bạn nghĩ: “Thế là xong.” Lúc này, vẫn còn một cơ hội để bạn có thể gây thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy gửi một bức thư/email cảm ơn thật chân thành đến công ty và đồng thời bày tỏ sự mong chờ của bạn về kết quả phỏng vấn. TalkFirst chắc chắn rằng đây sẽ là một điểm cộng “siêu to khổng lồ” trong mắt nhà tuyển dụng đấy bạn nhé.
Bệnh cạnh phỏng vấn tiếng Anh, việc rèn luyện các kỹ năng khác như thuyết trình tiếng Anh hay viết email bằng tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi xử lý các tình huống trong công việc cũng như đời sống
Vậy là chúng ta đã biết cách trả lời những câu hỏi trong buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh cho người đi làm rồi đấy. Và hãy nhớ là có sự chuẩn bị là mình đã thành công được 80% rồi. Vậy nên hãy luyện tập thật kỹ và đừng quên ôn tập tiếng Anh mỗi ngày. Đặc biệt, hãy tự tin tham gia và để lại ấn tượng tốt trong bất kỳ buổi phỏng vấn tiếng Anh nào nhé!
Thường xuyên ghé thăm website Talkfirst.vn để có thêm những kiến thức về tự học tiếng Anh giao tiếp dành cho người đi làm & đi học bận rộn nhé!