Phỏng vấn nhanh: người dân nói gì về Pháp Luân Công?- Nguyện Ước

Để giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn về Pháp Luân Công, chúng tôi đã phỏng vấn nhanh tại một công viên để xem người dân nói gì về Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công đã được phổ truyền trên khắp thế giới với hàng trăm triệu người tập, và ở Việt Nam, số người theo tập cũng rất đông. Để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về Pháp Luân Công, chúng tôi đã phỏng vấn ngẫu nhiên người dân ở một công viên. Hy vọng qua góc nhìn của họ, độc giả sẽ có nhận định chính xác hơn về pháp môn này.

Phỏng vấn nhanh bác nam trên 50 tuổi: “Tôi rất ác cảm vì nó xuất xứ Trung Quốc”

Chúng tôi trò chuyện với một bác nam có giọng miền Nam, bác không cho biết tên. Phóng viên chưa kịp chủ động hỏi về Pháp Luân Công thì bác đã chỉ tay về nhóm học viên đang luyện công nói:

– Cái môn tu luyện Pháp Luân Công kia, cô có biết không, tôi rất ác cảm với nó.

– Ủa, vì sao bác lại ác cảm ạ?

– Vì nó xuất xứ từ Trung Quốc, tôi rất ghét Trung Quốc. Cứ cái gì xuất phát từ Trung Quốc là tôi không tin rằng tốt.

Trò chuyện một lúc, bác còn nói thêm:

– Tôi biết Pháp Luân Công là tốt nhưng cứ nói đến Trung Quốc là tôi sợ, tôi không ưa nó.

– Vâng, cảm ơn bác đã cho biết quan điểm của mình.

Thế giới nói gì về Pháp Luân Công; Bác sĩ nói gì về Pháp Luân Công; Luật sư nói gì về Pháp Luân CôngCác học viên Pháp Luân Công luyện công chung ở công viên (ảnh: Facebook)

Bác Phạm Thị Oanh, 57 tuổi và bác Lan, 62 tuổi: “có tốt thì họ mới tập đông thế”

Khi được hỏi, bác Oanh cho biết:

– Pháp Luân Công không xấu, không ảnh hưởng gì đến ai cả; không phải tà đạo, tà đạo thì không công khai được, họ tập đầy ngoài công viên kia kìa. Tôi nhà ở gần công viên, chiều nào chả đi dạo, tôi thấy họ tập ở đây lâu lắm rồi. Phải tốt thì họ mới tập đông như thế chứ. Tôi cũng thử tập được vài bữa, nhưng cuối cùng bỏ vì không có thời gian, phải bận trông cháu.

Còn bác Lan:

– Tập môn này là tốt, có lợi cho sức khỏe đấy, mà tập được là cái tốt. Tôi cứ lấn cấn với con cháu nên không tập được đành phải chịu.

Bác còn nói thêm:

– Tôi là không đồng ý cái môn gì ấy nhỉ?… À, Đức Chúa Trời, tôi không chấp nhận được môn đó, ấy là tôi nghĩ vậy. Còn môn Pháp Luân Công này thì không vấn đề gì.

Chị Phạm Thị Nga, 30 tuổi, công tác tại Hải Dương: “Phải thử mới biết”

– Chào chị! Chị có nghe nói đến môn tập Pháp Luân Công không?

– Vâng, mình có nghe qua.

– Chị thấy môn này tốt hay không tốt?

– Mình nghe thấy người ta bảo môn này rất tốt, có thể chữa rất nhiều bệnh, thậm chí có người bệnh ung thư cũng khỏi…

– Chị có tin điều đó không?

– Mình nghĩ rằng phải thử mới biết được.

– Có nhiều người cho rằng môn này là tà đạo. Vậy chị có tin môn này là tà đạo không?

– Không, môn này không phải tà đạo đâu, mình tin chắc vậy. Những người nào nói môn này là tà đạo là vì họ chưa biết đấy thôi.

– Chị có biết vụ án giết người đổ bê tông ở Bình Dương không? Có thông tin cho rằng những người này học Pháp Luân Công nên mới giết người?

– Không, mình không biết về thông tin này. Nhưng mình biết về cuộc đàn áp, mổ cướp nội tạng đối với người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

– Chị nghĩ thế nào về điều đó?

– Đó là do ông đứng đầu Trung Quốc là Giang Trạch Dân. Ông này khi thấy người dân tập đông quá, sợ ảnh hưởng đến quyền lực của mình nên ra lệnh đàn áp. Người tập, họ bị tra tấn, đánh đập, thậm chí mổ cướp nội tạng sống…

– Chị nghĩ gì về tội ác này?

– Họ thật dã man!

– Mà sao chị biết được những thông tin này?

– Mình đọc trên mạng.

– Cảm ơn chị đã cho biết thông tin.

– Vâng, không có gì.

Các nhà khoa học nói gì về Pháp Luân Công; Giáo sư tiến sĩ nói gì về Pháp Luân Công; Công an nói gì về Pháp Luân CôngCác học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 5 (ảnh: Facebook)

“Tôi chưa đủ duyên để bước vào tu luyện”

Phỏng vấn nhanh một bác nam trên 60 tuổi, bác này cho biết:

– Môn tu luyện nào cũng tốt, đều hướng con người đến cái thiện, đều răn dạy đạo lý nhân quả báo ứng, tích đức hành thiện…

Bác đang tu theo phái Thiền Tông nhưng đọc nhiều kinh sách các pháp môn khác. Bác đã thử qua các phương pháp tu luyện khác nhưng không đạt được cảnh giới cao. Bác chia sẻ rằng:

– Tôi đã tìm hiểu và đọc các sách của Pháp Luân Công. Tôi thấy Pháp môn này rất tốt, Chân – Thiện – Nhẫn là tốt. Tôi rất muốn tập vì tiện, có thể tập ngay công viên hay tại gia đình đều được; thích tập khung giờ nào là do mình sắp xếp, không mất tiền, hiệu quả lại khỏe người. Nhưng không hiểu sao tôi không thể tu được môn này, cứ như thể mình chưa đủ duyên vậy.

Tôi cũng hỏi bác về những hiểu nhầm của môn tập này mà nhiều người quy chụp. Bác cho hay là do họ chưa tìm hiểu kỹ nên nói vậy, môn này không có gì nghiêm trọng cả.

“Cô ấy bảo tôi tập nhưng tôi còn phải đi làm”

Sau khi nhìn thấy một học viên tặng cho một bác gái tờ tài liệu giới thiệu Pháp Luân Công, tôi tiến lại gần và hỏi:

– Cháu chào bác! Bác có thấy phiền không khi họ tặng bác tài liệu?

– Không thấy phiền cô ạ.

– Tại sao lại không phiền ạ, có thể bác không thích mà họ vẫn tặng mình?

– Thì họ cũng phải bỏ công sức ra, vừa tặng mình, vừa phải nói. Ý của họ cũng chỉ mang điều tốt đẹp đến cho mình thôi mà.

– Vâng, bác thật tốt bụng! Mà chắc nhà bác cũng gần công viên phải không ạ?

– Nhà tôi gần đây.

– Hàng ngày ra công viên dạo chơi, bác thấy ở đây người tập Pháp Luân Công rất nhiều. Vậy bác biết về môn tu luyện này chứ ạ?

– Tôi cũng biết qua.

– Bằng cách nào bác biết được?

– Tôi có một cô bạn đang tập ở kia kìa, bạn tôi tập môn này được hơn mười năm rồi. Cô ấy cũng bảo tôi tập nhưng tôi còn phải đi làm, lại chân đau, mắt mờ nên không tập được.

– Cháu biết môn này cũng thuận tiện mà, tập lúc nào cũng được, nhiều người thu được lợi ích, nhất là về sức khỏe đấy bác.

– Ừ tôi biết rồi nhưng tôi còn bận đi làm, còn vất vả lắm.

Khoa học nói gì về Pháp Luân Công; Việt Nam nói gì về Pháp Luân Công; Pháp Luân Công là gìCác tài liệu mang thông điệp Chân Thiện Nhẫn được dành tặng cho người hữu duyên (ảnh: Nguyện Ước)

“Cô có biết tôi là ai không?”

Một lần tôi vô tình bắt gặp câu chuyện của một học viên với một người phụ nữ. Người học viên này ngoài 60 tuổi. Bà dắt đứa cháu gái của mình dạo chơi công viên. Thấy một phụ nữ trẻ đẹp, bà lại gần trò chuyện và tặng cô tờ giới thiệu Pháp Luân Công. Cô ấy phản ứng gay gắt và nói to:

– Các bà lại đi tuyên truyền Pháp Luân Công phải không? Bà có biết tôi là ai không?

– Không, tôi không biết cô là ai cả, tôi chỉ có ý tốt thôi.

– Tôi là cán bộ của phòng văn hóa đây.

Học viên này bình tĩnh nói:

– Tôi già cả rồi, không có mục đích xấu nào. Xuất phát từ việc con gái tôi làm tại ngân hàng, cháu tuy còn trẻ nhưng mắc rất nhiều bệnh. Tôi đã theo cháu đi khắp nơi chạy chữa đều không khỏi. Nhưng từ khi con tôi bước vào tập Pháp Luân Công, tâm tính thay đổi, bệnh tình từ thuyên giảm đến hết. Nhất là sau khi sinh được đứa thứ nhất, 10 năm trời không có đứa thứ hai. Vậy mà chỉ sau hai tháng tập thì cháu có bầu, là đứa bé xinh xắn này đây. Pháp Luân Công tốt thế, chúng tôi đi chia sẻ, giới thiệu thì có gì là sai. Nếu cô bảo tôi là tuyên truyền, vậy cũng không sao, tuyên truyền cái tốt vi phạm điều gì?

Cô ấy lắng nghe và thay đổi thái độ, cô dịu giọng nói:

– Chuyện bà nói thật không? Nếu bà nói vậy thì coi như pháp môn này là tốt. Được rồi, bà đưa cho cháu xem tờ giới thiệu nào.

Pháp Luân Công không phải là tà đạo

Phỏng vấn nhanh: người dân nói gì về Pháp Luân Công?Người từ mọi lứa tuổi đều có thể tham gia tu luyện Pháp Luân Công (ảnh: Nguyện Ước)

Một điều mà mọi người đều có thể nhìn thấy, đó là ở các công viên trên khắp Việt Nam, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy hình ảnh các học viên Pháp Luân Công đang luyện công một cách an hòa. Đúng như nhận định của bác Oanh ở trên, nếu bị cấm và là tà đạo thì đã không thể tập công khai như vậy.

Hy vọng bài phỏng vấn nhanh “người dân nói gì về Pháp Luân Công” ở trên, đã giúp bạn đọc hóa giải được những nghi ngờ của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.

Xem thêm video: