Phong tục gói bánh chưng ngày Tết và ý nghĩa văn hóa người miền Bắc – HiWine.vn
Theo dân gian truyền lại, phong tục gói bánh chưng ngày Tết bắt nguồn từ thời vua Hùng. Đây là một trong hai loại bánh thơm ngon mà Lang Liêu dâng lên cho vua, giúp giành được ngôi báu. Không những vậy, bánh chưng còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong văn hóa cội nguồn của người Việt. Thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt của người miền Bắc. Hãy cùng Mama’s Food tìm hiểu ý nghĩa của phong tục này qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
I. Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Không phải tự nhiên mà những chiếc bánh chưng được người Việt ưu ái sử dụng nhiều đến vậy. Đặc biệt là trong ngày Tết, bánh chưng dường như trở thành món ăn không thể thiếu. Bởi bánh chưng không đơn thuần là món ăn thông thường. Mà chúng còn ẩn chứa cả văn hóa, cội nguồn của dân tộc Việt.
Theo những câu chuyện trong dân gian truyền lại, bánh chưng xuất hiện từ thời Vua Hùng. Bắt nguồn từ cuộc thi chọn món ngon vật lạ để dân lên Vua. Người con trai thứ 18 vì hoàn cảnh khó khăn mà không chọn được món ngon nào. Thần thấy thương nên chỉ cho cách làm bánh chưng, bánh dày để dâng lên vua. Vì ý nghĩa vô cùng đặc biệt của chiếc bánh chưng tượng trưng cho đất và chiếc bánh dày tượng trưng cho trời. Vua cha đã cảm động mà truyền ngôi báu lại cho Lang Liêu.
Bên cạnh ý nghĩa sâu xa từ thời vua Hùng, bánh chưng còn gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt. Bởi thứ nguyên liệu để làm bánh chưng chủ yếu là gạo nếp – loại gạo được người nông dân Việt Nam sử dụng làm nguồn lương thực chính.
Để tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh đã giúp cho mùa màng bội thu. Mỗi năm, người nông dân thường gói bánh chưng và dân lên các vị thần để tỏ lòng cảm ơn sâu sắc vì đã hỗ trợ người nông dân trong việc trồng lúa.
Dần về sau, bánh chưng cũng ngày một trở nên phổ biến. Được xem là món ăn ngon, thích hợp để dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Và cho đến hiện tại, truyền thống này vẫn còn gìn giữ. Được các thế hệ trước truyền lại cho con cháu như lời răn dạy phải uống nước nhớ nguồn.
II. Phong tục gói bánh chưng ngày tết diễn ra như thế nào?
Vào những ngày cuối năm, phong tục gói bánh chưng ngày Tết diễn ra nhộn nhịp khắp mọi nhà. Ai ai cũng háo hức chuẩn bị những loại nguyên liệu tươi ngon nhất để làm bánh. Bởi khâu lựa chọn nguyên liệu làm bánh cũng phần nào sẽ ảnh hưởng đến độ ngon, hương vị của bánh sau khi lòng xong.
Để làm ra một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh, thơm ngon sẽ mất khá nhiều thời gian. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong… Cho đến khâu sơ chế cũng mất gần nửa ngày trời. Tiếp đến là công đoạn gói bánh, cần có sự tỉ mỉ nhất định để chiếc bánh tạo ra được đẹp mắt, vuông vức.
Việc gói bánh sẽ bắt đầu từ việc lót lá dong hoặc lá chuối vào khuôn, cho gạo nếp xuống dưới, tiếp đến là đậu xanh và thịt, cuối cùng là cho một lớp gạo nếp lên trên cùng và gói lại.
Sau khi đã gói xong, cho bánh vào nồi để bắt đầu nấu. Thời gian trung bình để nấu bánh mất đâu đó khoảng 8-10 là chín. Không nên vớt nhanh quá hoặc để lâu quá vì như vậy bánh sẽ không thơm ngon nữa (Có đôi khi bánh còn bị sống hoặc nhão).
III. Phong tục và sự giao thoa hiện đại
Ngoài những chiếc bánh chưng được gói theo phương pháp truyền thống, hiện nay bánh chưng còn được biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau. Đưa món bánh chưng truyền thống trở nên mới lạ và hấp dẫn người dùng hơn.
-
Bánh chưng ngũ sắc: loại bánh chưng được kết hợp với nhiều màu sắc như vàng, cam, đỏ… được tạo ra từ các loại hoa lá, màu sắc của thiên nhiên. Điểm tô với những màu sắc vô cùng hài hòa, bắt mắt. Món bánh chưng ngũ sắc rất được lòng mọi đối tượng người sử dụng.
-
Bánh chưng cốm: Nghe tên có vẻ khá lạ lẫm nếu bạn là người miền Nam, bởi loại bánh này chỉ thường xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc. Cũng như cách làm các loại bánh chưng truyền thống khác. Tuy nhiên điểm khác biệt của bánh chưng cốm đó là thành phần nguyên liệu có kết hợp thêm cốm, giúp bánh có màu sắc bắt mắt, hương thơm nồng nàn khó quên.
-
Bánh chưng gấc: Gấc là nguyên liệu thường được tìm thấy ở rất nhiều món ăn, đặc biệt là xôi. Việc kết hợp bánh chưng và gấc tạo ra một chiếc bánh chưng với màu đỏ vô cùng bắt mắt, hương thơm ngất ngây.
-
Bánh chưng nếp cấp: Một trong những loại nếp nổi tiếng bởi loại nếp này rất dẻo, hương thơm phức, vị thanh ngon. Việc sử dụng nếp cẩm thay cho nếp thông thường sẽ càng làm cho món bánh chưng trở nên khác biệt, độc đáo và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Tạm kết:
Phong tục gói bánh chưng ngày Tết là một trong những nét đẹp lâu đời của người Việt. Gợi nhắc về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Dù trải qua nhiều sự thay đổi về thời gian, nhưng những giá trị tốt đẹp của dân tộc ấy vẫn còn được lưu giữ mãi.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, chúng tôi đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Và đừng quên theo dõi Mama’s Food để cập nhật những thông tin mới nhất nhé! Ngoài ra, nếu cần mua quà Tết chất lượng thì hãy ghé đến cửa hàng Mama’s Food. Cửa hàng chuyên cung cấp hộp quà Tết, giỏ quà tết với đa dạng mức ngân sách, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.