Phong tục đón Tết Nguyên đán đặc sắc của Trung Quốc

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images

Xuân tiết, theo nghĩa hẹp, là ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của năm mới. Còn theo nghĩa rộng, Xuân tiết là từ tiết Lạp Bát hoặc Tiểu niên đến ngày 19 tháng giêng âm lịch của năm sau, đều tính là Xuân tiết. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục dân gian đặc sắc đón Tết. Sau đây là 10 phong tục dân gian đặc sắc nhất của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán.

1. Quét bụi ngày Tết

Theo sách ghi chép “Lỗ Thị Xuân Thu”, ngay từ thời Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã có tập tục quét bụi (chen) trong Xuân tiết. Vì “bụi” (“尘”) và “trần” (“陈”) ” trong tiếng Trung Quốc tuy khác chữ viết nhưng đồng âm “chen”, nên việc quét bụi trong ngày Tết đã mang một ý nghĩa mới, tức là “tẩy trần (cũ) đón mới”, với mong muốn quét sạch mọi điều xui xẻo ra khỏi cửa nhà.

2. Dán câu đối, chữ Phúc, thần cửa

Vào buổi chiều trước Xuân tiết, trẻ em sẽ bước lên ghế, lấy hồ và chổi nhỏ để phết hồ, dán câu đối lên cửa, sau đó để người lớn bên dưới xem đã dán đúng chưa. Câu đối thường được dán ở hai bên trái và phải của cửa ra vào. Một số nhà dán chữ Phúc trên cửa nhà, tường nhà, thanh ngang để gửi gắm niềm mong mỏi về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Một số người sẽ dán hình các vị thần trên các cánh cửa, cầu nguyện cho một năm bình an vô sự và tăng thêm phần không khí lễ hội vui vẻ.

3. Tế thần, tế tổ

Tế thần trong Tết Nguyên đán là một phong tục phổ biến khắp Trung Quốc. Phong tục cúng tế thần linh ở các nước có nhiều điểm giống và khác nhau, nhưng mục đích về cơ bản giống nhau, đều là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đại cát đại lợi trong năm mới.

Tế tổ thường diễn ra sau khi tế thần linh, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, theo tập tục thông thường, trước khi ăn cơm trưa hàng ngày, mỗi nhà cử một người đại diện mang đồ ăn, lễ vật đến từ đường để cúng lễ và tỏ lòng thành kính với tiên tổ. Cứ thế đến tận rằm tháng giêng, từ đường mới đóng cửa.

4. Ăn sủi cảo, bánh trôi, bánh Tết

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images

Ở hầu hết các vùng phía Bắc Trung Quốc, trong Xuân tiết, có phong tục ăn sủi cảo vào buổi sáng. Người ta thường cho một đồng tiền xu vào sủi cảo. Nếu ai được ăn sủi cảo có đồng tiền xu thì mọi người sẽ nói rằng đây là người hạnh phúc nhất nhà năm đó.

Ở thành phố Hoài An thuộc tỉnh Giang Tô, có phong tục ăn bánh trôi vào buổi sáng. Còn ở thành phố Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, cả sủi cảo và bánh trôi đều được ăn trong Xuân tiết. Ngoài ra, người Trung Quốc còn có tập quán ăn bánh Tết trong dịp Tết âm lịch và hương vị của bánh Tết mỗi nơi mỗi khác.

5. Đón Giao thừa và lì xì

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images

Đón Giao thừa (Trừ tịch) cũng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Tết âm lịch. Mọi người thức cả ngày, cùng nhau chờ đợi thời khắc bước sang ngày mới để chào đón năm mới.

Lì xì năm mới là một tập tục yêu thích của trẻ em và thế hệ trẻ. Sau bữa ăn đêm Giao thừa qua năm mới, những người lớn tuổi sẽ lần lượt tặng những đồng tiền mừng tuổi cho thế hệ trẻ và dùng chỉ đỏ tết những đồng tiền xu bằng đồng thành dây và quàng lên ngực trẻ em, nói rằng chúng có thể trấn áp tà ma và xua đuổi ma quỷ. Tục lệ này đã phổ biến từ thời nhà Hán. Tuy nhiên, hiện nay không còn tiền đồng như thời xưa nữa, nên người Trung Quốc thường lì xì bằng tiền mặt đựng trong bao lì xì màu đỏ.

6. Đốt pháo