Phòng nhân sự gồm những bộ phận nào?
Phòng nhân sự gồm những bộ phận nào?
Một trong những bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp đó chính là phòng nhân sự. Vậy phòng nhân sự là gì? Phòng nhân sự gồm những bộ phận nào? Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ nhất!
1. Phòng nhân sự là gì? Vai trò của phòng nhân sự trong doanh nghiệp
Phòng nhân sự là nơi phỏng vấn, kiểm tra để tuyển dụng nhân viên mới. Đồng thời, cũng là phòng ban phụ trách chăm lo cho đời sống nơi công sở và đưa ra các quyết định liên quan đến phúc lợi của người lao động. Bạn có thể hiểu đơn giản, phòng nhân sự là nơi quản lý tất cả những gì liên quan đến nguồn lực con người.
Trong bất cứ thời điểm nào, cùng với nguồn vốn con người vẫn luôn là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững bền. Tuy nhiên, để quản lý được con người không phải là chuyện dễ dàng. Bởi đây là đối tượng có hành vi và tâm lý phức tạp bậc nhất, chứ không đơn thuần là cỗ máy được lập trình sẵn và dễ dàng kiểm soát.
Phòng nhân sự quản lý tất cả các vấn đề về nguồn lực con người
Doanh nghiệp muốn chiêu mộ nhân tài để củng cố cho đội ngũ lao động của công ty. Cần có kế hoạch quản lý, đảm bảo cho mỗi cá nhân luôn cảm thấy hài lòng với quyền lợi của mình. Ngoài ra, họ cũng cảm thấy thoải mái khi làm việc, có thể hợp tác ăn ý cùng đồng nghiệp làm việc hiệu quả.
Để có thể đáp ứng được khối lượng công việc lớn, doanh nghiệp cần phải chuyên môn hóa các vị trí trong phòng nhân sự để chia thành các bộ phận nhỏ hơn cùng thực hiện một chức năng nhất định, từ đó tối ưu hiệu quả quản lý.
2. Phòng nhân sự gồm những bộ phận nào?
Thông thường, một phòng nhân sự điển hình gồm các bộ phận chính là: Bộ phận tuyển dụng (Recruitment), bộ phận lương thưởng và phúc lợi (C&B – Compensation & Benefits), bộ phận hành chính (HR Admin) và bộ phận đào tạo và phát triển (T&D – Training & Development)
Dưới đây là công việc cụ thể của từng bộ phận trong phòng nhân sự:
Bộ phận tuyển dụng (Recruitment)
Đây là bộ phận tìm kiếm và chiêu mộ nhân sự cho doanh nghiệp. Thường thì họ sẽ thực hiện cả công việc của headhunter, những chuyên gia săn đầu người. Bộ phận này sẽ vừa lên kế hoạch tuyển dụng vừa trực tiếp thực thi các chiến dịch tuyển dụng. Vì thế, họ sẽ phải rất tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tiến hành.
Bộ phận tuyển dụng tìm kiếm và chiêu mộ nhân sự cho doanh nghiệp
Bộ phận tuyển dụng cũng phải phối hợp với các phòng ban khác, để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của từng phòng. Từ đó, quyết định đăng nội dung tin tuyển dụng, chọn thời điểm đăng tin, các kênh sử dụng. Hay bất cứ cách nào có thể thu hút được nguồn ứng viên có chất lượng tham gia ứng tuyển.
Bộ phận lương thưởng và phúc lợi (C&B – Compensation & Benefits)
Bộ phận lương thưởng và phúc lợi là một trong những bộ phận được các công ty quan tâm đến nhiều nhất. Nhân viên của bộ phận này sẽ xây dựng và quản lý hệ thống tiền lương, phúc lợi, khen thưởng và các chính sách khác của công ty. Tất cả những công việc này luôn đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của công nhân viên trong công ty. Đồng thời vẫn phù hợp với các quy định chung của Nhà nước.
C&B được coi là người nắm mức thu nhập của mọi nhân viên trong công ty. Theo đó, họ có khả năng xử lý và phân tích các số liệu hiệu quả.
Đặc biệt, C&B còn đảm nhiệm các chính sách phúc lợi của nhân viên. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm các vấn đề về chế độ lương, thưởng, đãi ngộ, chính sách phúc lợi, thủ tục pháp lý, lịch làm việc của nhân viên. Nên có thể nắm vững kiến thức về luật lao động, luật bảo hiểm,… cùng các công văn, nghị định có liên quan.
Bộ phận hành chính (HR Admin)
Bộ phận hành chính có thể coi là “quản gia” của công ty. Họ sẽ người chịu trách nhiệm về những giấy tờ, thủ tục, hồ sơ liên quan đến nhân viên, tài sản của công ty.
HR Admin chịu trách nhiệm về giấy tờ, thủ tục, hồ sơ liên quan đến nhân viên và tài sản
Ngoài ra, HR Admin cũng thực hiện tất cả công việc liên quan đến hành chính nhân sự (văn phòng phẩm, sắp xếp lịch họp, cuộc hẹn, trực điện thoại…) và cũng có thể kiêm một số nhiệm vụ của các bộ phận khác:
Bộ phận đào tạo và phát triển (T&D – Training & Development)
Bộ phận đào tạo và phát triển (L&D) có nhiệm vụ cải thiện hiệu suất của nhóm và cá nhân bằng cách bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cho nhân viên. Có thể nói, đào tạo và phát triển là một trong những chức năng nhân sự quan trọng, và là một phần không thể thiếu trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
Qua hoạt động đào tạo, doanh nghiệp có thể cải thiện hoặc phát triển năng lực. Cùng kỹ năng bổ sung của một nhân viên trong công việc hiện đang giữ để tăng năng suất và hiệu quả công việc. Ngoài ra, bộ phận đào tạo và phát triển cũng tạo ra các cơ hội để giúp nhân viên phát triển xa hơn trong sự nghiệp của mình.