Phòng Thí nghiệm Công nghệ Sinh học Môi trường

Phòng Thí nghiệm Công nghệ Sinh học Môi trường

Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Môi trường – Environmental Biotechnology Laboratory (EBL) bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2013, với mục tiêu chính là ứng dụng kiến thức và kĩ thuật hiện đại trong lĩnh vực công nghệ sinh học để hiểu, đánh giá, giám sát và giải quyết những vấn đề môi trường tại Việt Nam.

Chức năng và nhiệm vụ

Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Môi trường (PTN.CNSHMT) bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2013, với chức năng chính là nghiên cứu cơ bản theo định hướng ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm giảm thiểm và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn gen quý, hiếm, bản địa tại Việt Nam. Song song với chức năng nghiên cứu, phòng còn thực hiện các nhiệm vụ khác như đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh hợp tác ứng dụng khoa học trong nước và quốc tế.

Các nhiệm vụ chính bao gồm:

Nhiệm vụ nghiên cứu

Các hướng nghiên cứu được triển khai với sự kết hợp của cả công tác nghiên cứu hiện trường và trong phòng thí nghiệm; từ ghi nhận thực tế đến kết quả thực nghiệm, bao gồm các nội dung chính sau:

Lĩnh vực nghiên cứu các biện pháp sinh học để giải ô nhiễm MT, cảnh báo môi trường

– Chất lượng nước, cảnh báo an toàn nguồn nước dùng cho xử lý cấp nước sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng  và nuôi trồng thủy sản

– Phân lập, tuyển chọn và đánh giá các chủng vi sinh vật có khả năng giải ô nhiễm cao trong môi trường nước, đất và không khí

– Nghiên cứu các công nghệ kết hợp các biện pháp sinh học để xử lý triệt để ô nhiễm với giá thành hợp lý.

– Nghiên cứu và phát triển các kit sinh học phát hiện chất ô nhiễm trong môi trường

Lĩnh vực nghiên cứu về Năng lượng sinh học

– Phân lập, tạo dòng các chủng vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp ethanol, butanol,… tạo  nhiên liệu sinh học từ các nguồn phế thải, rác thải để gia tăng hiệu quả kinh tế trong xử lý môi trường kết hợp sản xuất năng lượng, bảo đảm an ninh lương thực.

– Nghiên cứu phát triển các mô hình có hiệu quả thu hồi và có giá trị sử dụng cao các quá trình sinh khí biogas làm nhiên liệu.

Lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng sinh học – Sinh thái học môi trường 

– Xác định độ đa dạng vi sinh vật trong các mẫu môi trường: đất, nước, bùn, không khí,… bằng phương pháp phân tích gen đặc thù; cho phép xác định ảnh hưởng của tác nhân ô nhiễm lên môi trường thông qua sự biến đổi về quấn thể gen.

– Nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên độ đa dạng của hệ vi sinh vật, từ đó xác định mức độ ô nhiễm, xây dựng mô hình phát thải chất ô nhiễm và những ảnh hưởng của chúng đến kinh tế, xã hội.

Lĩnh vực nghiên cứu và triển khai các dự án sản xuất thực nghiệm

– Nghiên cứu yếu tố vi sinh vật và sinh học trong các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường như các hệ thống xử lý nước thải, xử lý bùn,…

– Xây dựng các mô hình xử lý chất thải, nước thải bàng các biện pháp bioremediation.

– Xây dựng và triển khai các đề án sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học, các vật liệu kết hợp sinh học dùng trong các công nghệ môi trường.

Nhiệm vụ đào tạo

Song song với các hoạt động nghiên cứu, phòng đề xuất một số bài giảng tập trung vào hai hướng chính, đồng thời tham gia đào tạo các khóa học ngắn hạn và chuyển giao công nghệ.

– Bài giảng “Công nghệ sinh học môi trường” dùng cho sinh viên đại học, học viên cao học ngành môi trường; công nghệ sinh học.

– Bài giảng “Năng lượng sinh học” dùng cho sinh viên đại học, học viên cao học ngành môi trường; công nghệ sinh học.

– Bài giảng “Vi sinh Môi trường” dùng cho sinh viên đại học, học viên cao học ngành môi trường; công nghệ sinh học.

– Bài giảng “Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường đất” dùng cho học viên cao học ngành Môi trường

– Nhận hướng dẫn đề tài luận án tốt nghiệp cho sinh viên đại học, học viên cao học và tiến sĩ trong các lĩnh vực: sinh hóa vi sinh, vi sinh môi trường, sinh học phân tử môi trường, công nghệ sinh học môi trường;

– Nhận đào tạo ngắn hạn (3-5 ngày) kỹ thuật phân tích các vi khuẩn gây bệnh trong mẫu nước.

Mảng hoạt động chủ đạo

Hình 2: Các mảng hoạt động chủ đạo của phòng TN.Công nghệ Sinh học môi trường

 

Các hướng hoạt động chủ đạo của phòng

– Nghiên cứu hoạt động vi sinh vật và biến động thành phần loài trong các hệ thống xử lý môi trường bằng kỹ thuật sinh học phân tử

– Nghiên cứu sàng lọc và tuyển chọn các bộ chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong xử lý môi trường.

– Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học ứng dụng trong môi trường

– Đẩy mạnh phối hợp- hợp tác nghiên cứu giữa doanh nghiệp và trường đại học

 

Các kết quả/thành tựu nổi bật đã đạt được hoặc đang thực hiện

Đề tài nghiên cứu khoa học

– Nghiên cứu gen kháng kháng sinh trong hệ thống nuôi tôm công nghiệp tại một số tỉnh phía nam Việt Nam bằng công nghệ sinh học -Quỹ nghiên cứu Phát triển- Thụy Sỹ- Hợp tác quốc tế

– Nghiên cứu đặc tính các gen kháng và vi khuẩn kháng kháng sinh tại Long An- Quỹ nghiên cứu Phát triển- Thụy Sỹ- Hợp tác quốc tế

– Sử dụng bộ công cụ sinh học để đánh giá rủi ro sinh thái môi trường nước đối với một số kim loại nặng -Bộ KHCN- Đề tài loại B

– Nghiên cứu sản xuất chế phẩm xử lý mùi hôi, tăng cường hiệu quả sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang- Sở KH-CN Tiền Giang- Đề tài cấp Tỉnh

– Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học của ổ sinh thái tre thuần, tre hỗn giao và vai trò của chúng trong thích ứng với biến đổi khí hậu- Bộ KHCN- Đề tài loại A

– Nghiên cứu mức độ đa dạng cộng đồng vi nấm trong các quá trình ủ phân compost bằng kỹ thuật điện di gel gradient biến tính (DGGE)- Bộ KHCN- Đề tài loại C

– Nghiên cứu mức độ đa dạng vi khuẩn trong các quá trình ủ phân compost bằng kỹ thuật điện di gel gradient biến tính (DGGE)- Bộ KHCN- Đề tài loại C

– Xây dựng phương pháp định danh cây dược liệu mật nhân (Eurycoma longifolia) bằng kỹ thuật ADN mã vạch-Bộ KHCN- Đề tài loại C

Công bố khoa học

– Thi Thu Hang Pham, Pierre Rossi, Hoang Dang Khoa Dinh, Ngoc Tu Anh Pham, Phuong Anh Tran, To Thi Khai Mui Ho, Quoc Tuc Dinh, Luiz Felippe De Alencastro.Analysis of antibiotic multi-resistant bacteria and resistance genes inthe effluent of an intensive shrimp farm (Long An, Vietnam). Journal of Environmental Management 214 (2018) 149-156. https://doi.org/10.1016/j.jenvman.2018.02.089

– Đinh Hoàng Đăng Khoa, Phạm Thị Thu Hằng, Nghiên cứu hệ vi khuẩn đường ruột tôm bằng kỹ thuật điện di gel gradient biến tính (DGGE), Tạp chí Công Nghệ Sinh Học, Tập: 2, 2015

– Pham Thi Thu Hang, Dinh Hoang Dăng Khoa, Pham Ngoc Tu Anh, Tran Phuong Anh, Ho To Thi Khai Mui, Investigate the structure and dynamic of bacterial community in organic waste composting by denaturing gradient gel electrophoresis (DGGE) technique, Journal of Science and Technology, 53 (5B), 2015.

– Pham Thi Thu Hang, Dinh Hoang Dang Khoa, Khuat Hoai Phuong, Pham Thi Ngoc Han, Phan The Huy, Nguyen Thi My Dieu, Simple DNA extraction method from compost samples for molecular biological analysis using PCR reactions, Journal of Science and Technology, 53 (5B), 2015.

– Pham Thi Thu Hang, Dao Phu Quoc, Dinh Hoang Dang Khoa, Phylogenetic analysis of medicinal plant Eurycoma longifolia by DNA barcode and RAPD fingerprinting, Journal of Science and Technology, 1, 2016

– Quoc-Tuc Đinh , Thi-Thu-Hang Pham, Phuoc-Dan Nguyen, Inma Carpinteiro, Nicolas Estoppey, Luiz Felippe de Alencastro. Antibiotics and pesticides in waterand sediments from intensive shrimp farms in southern Vietnam: Preliminary results; Colloque J. Cartier, L’eau en partage : enjeu de développement dans la région du Mékong, 27-28 November 2014, HCMC, Vietnam

– Pham Ngoc Tu Anh, Pham Thi Thu Hang, Le Thi Quynh Tram, Dinh Hoang Dang Khoa. 2017. Comparison efficacy of ITS and 18S rDNA primers for detection fungal diversity in compost material by PCR-DGGE technique. Journal of Biotechnology 15(4): 729-735.

– Pham Thi Thu Hang, Le Thi Quynh Tram, Tran Phuong Anh, Ho To Thi Khai Mui, Dang Nguyen Thao Vi, Dinh Hoang Dang Khoa. 2017.  Isolation and identification of fungi associated with composting process of municipal biosolid waste. Journal of Biotechnology 15(4): 763-770.

 

 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 

 

     STT       

Trang thiết bị, máy móc chính


Mục đích sử dụng


Năng lực phân tích  

1

Hệ thống điện di: Bộ điện di ngang

Phân tích các đoạn DNA sau phản ứng PCR

Tốt

2

Hệ thống DGGE phân tích đột biến

Phân tích DGGE

Tốt

3

Thiết bị PCR 

Thực hiện phản ứng PCR.

Tốt

4

Máy ly tâm lạnh

Ly tâm lạnh với tốc độ cao cho thao tác SHPT

Tốt

5

Hệ thống chụp ảnh phân tích gel

Chụp và phân tích hình ảnh gel điện di DNA

Tốt

6

Thiết bị phá tế bào bằng siêu âm UltraSonic

Phá mẫu môi trường

Tốt

7

Thiết bị phá mẫu – Cell Disruptor

Phá tế bào vi sinh vật

Tốt

8

Bàn soi UV – Benchtop UV Transilluminator

Quan sát kết quả điện di DNA

Tốt

9

Máy đo nồng độ DNA/Protein trong dung dịch

Định lượng nồng độ DNA

Tốt

10

Tủ đông sâu -80 oC

 
 

Tốt

11

Máy cất nước

 

Tốt

 

Các đối tác hợp tác chính trong và ngoài nước 

  STT    

Tên đối tác


  Công việc thực hiện


Kết quả đạt được

1

Trường đại học kỹ thuật Liên bang Thụy sỹ, EPFR- Lausanne

Nghiên cứu gen và đa dạng nguồn gen bằng thiết bị hiện đại

Kết quả nghiên cứu về gen vi khuẩn và các bài báo khoa học

2

Trung tâm nghiên cứu quốc gia CNRS, Paris, Pháp

Hợp tác nghiên cứu về đa dạng và bảo tồn nguồn gen Việt Nam

Báo cáo hội thảo quốc tế

3

Trường đại học Loyola, Mỹ

Hợp tác nghiên cứu về độc chất học môi trường

Kết quả nghiên cứu

4

Sở khoa học và Công nghệ tình Tiền Giang

Đề tài đặt hàng nghiên cứu chế phẩm sinh học xử lý rác thải

Chế phẩm sinh học 

5

Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh

Phối hợp các đề tài nghiên cứu

Công bố quốc tế

6

Công ty Lumilite – Nhật

Nghiên cứu ứng dụng sản phẩm

Đánh giá chất lượng của sản phẩm sản xuất tại Nhật