Phật nghìn tay nghìn mắt là ai? Biểu tượng Đại từ Đại bi
Quan Thế Âm hay Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn) là biểu tượng tuyệt vời nhất của tư tưởng trí tuệ, từ bi, giác ngộ giải thoát của Phật Giáo Đại Thừa. Tại Việt Nam, tôn thờ Phật Quan Thế Âm được xuất hiện từ rất lâu, tâm cung kính Phật cũng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng không phải ai cũng biết Phật nghìn tay nghìn mắt là ai? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Phật nghìn tay nghìn mắt là ai?
Tại Việt Nam, tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt xuất hiện ở rất nhiều nơi, nhưng không phải ai cũng biết Phật nghìn tay nghìn mắt là ai? Một cách đại cương, pho tượng đã được phát nguồn từ tín ngưỡng trì tụng Thần Chú Đại Bi (Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni hay tiếng phạn đọc là Aryavalokitesvaraya Bodhisattvaya Mahasattvaya dharni), trở nên rất phổ thông và nổi tiếng không những chỉ trong giới tu sĩ xuất gia mà còn đối với giới cư sĩ tại gia.
Phật nghìn tay nghìn mắt là ai
>> Xem ngay đi chùa khấn như thế nào, Nên đi vào giờ nào tốt nhất?
Phật nghìn tay nghìn mắt là ai? gắn liền với câu chuyện sau:
Câu chuyện được kể rằng, có một người phụ nữ đạo hạnh và rất xinh đẹp tên là Thị Kính, có chồng tên là Thiện Sĩ. Chồng nàng là một bạch diện thư sinh. Thị Kính vốn là người vợ có công dung ngôn hạnh vẹn toàn thương yêu và tôn thờ chồng hết mực. Nàng hy sinh tất cả thì giờ của mình để chăm sóc cho chàng ăn học mong sao cho chàng có đầy đủ thì giờ để học bài để thi cử đỗ đạt nên danh phận.
Vào một đêm khuya, trong khi Thiện Sĩ đang học bài bên cạnh Thị Kính ngồi đan áo cho chồng mình. Vì quá mệt mỏi do vì thức khuya để học bài, Thiện Sĩ ngủ gục trên bàn. Lúc ấy, Thị Kính nhìn thấy một sợi râu lạ mọc ngược trên cổ của Thiện Sĩ. Thị Kính nghĩ rằng sợi râu mọc ngược như vậy là không tốt, bèn dùng kéo để cắt bỏ sợi râu ấy. Bất hạnh thay, ngay trong lúc đó Thị Kính làm đụng cái kéo vào cổ của Thiện Sĩ khiến cho Thiện Sĩ bị thức giấc. Chàng ta hoảng sợ và kêu la cầu cứu vì tưởng rằng vợ mình là Thị Kính muốn giết mình. Mẹ chàng Thiện Sĩ chạy đến và kết tội oan cho Thị Kính là cố ý giết chồng. Do vậy, Thị Kính đã bị mẹ chồng đuổi về quê cha mẹ ruột của mình.
Phật nghìn tay nghìn mắt hay còn gọi là Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
>> Xem chi tiết sản phẩm tượng Phật nghìn mắt nghìn tay cao 40cm
Vì quá đau khổ cho nỗi oan của mình, Thị Kính lại nghĩ rằng nếu mình quay về nhà cha mẹ ruột thì có thể mang lây tiếng xấu cho cha mẹ, do vậy, nàng trốn chạy khỏi nhà chồng ra đi lang thang, cuối cùng nàng bèn giả gái thành trai để tìm đến chốn thiền môn xuất gia đầu Phật, ngày đêm kinh kệ tu niệm. Sau được Sư Cụ Trụ Trì một ngôi chùa tế độ cho xuất gia tu học và đặt cho pháp hiệu là Kính Tâm. Và kể từ đó Thị Kính được gọi là Kính Tâm (chú tiểu Kính Tâm).
Thế nhưng chẳng bao lâu, một tai nạn khác lại giáng xuống đầu chú tiểu Kính Tâm. Có một cô con gái tên là Thị Mầu, vốn con nhà giàu sang phú quý, trâm anh thế phiệt. Thị Mầu thường lui tới cửa Phật và đã lụy tình vì chú tiểu Kính Tâm. Chú tiểu Kính Tâm vốn là nàng con gái Thị Kính giả trai làm sao có tình yêu với Thị Mầu.
Tượng Phật nghìn tay nghìn mắt bằng đồng hun màu giả cổ trang nhã
>> Xem thêm ý nghĩa đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà
Nhưng một thời gian sau, thị mầu lại thai với người làm công phục vụ trong nhà. Vì chưa cưới chồng mà đã có thai nên Thị Mầu bị người hàng xóm láng giềng tra khảo gạn hỏi. Thị Mầu bảo rằng nàng ta đã bị chú tiểu Kính Tâm quyến rũ và đứa bé trong bụng của Thị Mầu chính là chú tiểu Kính Tâm.
Do vậy, chú tiểu Kính Tâm bị đưa ra trước công đường xử phạt nặng nề vì tội quan hệ trai gái không chính đáng. Mặc dù bị xử oan, nhưng Kính Tâm vẫn không để lộ tông tích của mình là gái giả trai. Vì lòng từ bi vô hạn, Sư Cụ Viện Chủ ngôi chùa phải trả tiền thế chân tại ngoại với giá rất đắt để chú tiểu Kính Tâm về chùa tiếp tục tu niệm. Tuy nhiên, Kính Tâm không được ở trong nội viện mà phải ăn ở ngoài tháp chuông chùa gần nơi lối ra vào cổng tam quan.
Sau khi Thị Mầu hạ sinh đứa con trai, Thị Mầu mới đem bỏ trước cổng tam quan của chùa. Với tình yêu thương vô bờ sẵn có của một người phụ nữ, Kính Tâm nhận đứa con trai này làm con nuôi. Hằng ngày Kính Tâm đi xin sữa và thức ăn quanh xóm để nuôi chú bé vốn là đứa con của Thị Mầu. Sự kiện này khiến Kính Tâm lại càng bị người hàng xóm láng giềng dèm pha sỉ nhục. Kính Tâm chăm sóc cậu bé ròng rã 3 năm và phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, Kính Tâm phát bệnh nặng. Ngại rằng mình phải bị chết vì cơn bạo bệnh đang hoành hành, Thị Kính (chú tiểu Kính Tâm) mới viết thư gửi cho cha mẹ ruột của mình để xin song thân phụ mẫu đem chú bé giao cho Sư Cụ Viện Chủ ngôi chùa mà Kính Tâm đang ở, trước khi Kính Tâm nhắm mắt lìa trần.
Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn 2 mặt cổ kính cao 10cm
Cuối cùng, nhân dân trong vùng biết chú tiểu Kính Tâm là thân nữ. Tất cả mọi người dân làng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Thị Kính đã cử hành tang lễ cầu siêu vô cùng trang nghiêm và trọng thể để giải oan cho nàng.
Thật là linh hiển nhiệm mầu, trong giữa lúc cử hành tang lễ có một mùi hương thơm ngào ngạt tỏa khắp không gian, mọi người đang tham dự tang lễ ngước nhìn lên trời mới thấy Thị Kính xuất hiện với hình dáng Mẹ Hiền Quan Thế Âm đang đứng giữa mây trời với năm sắc hào quang sáng ngời. Phật nghìn tay nghìn mắt là ai cũng được lưu truyền từ đó. Thể hiện có hạnh nguyện sâu dày luôn thị hiện khắp nơi để cứu giúp chúng sinh.
>> Xem ngay nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi tại gia để “Linh ứng”
Phật nghìn tay nghìn tay là ai còn gắn liền với một câu chuyện của Trung Hoa:
Tượng Phật nghìn tay nghìn mắt đúc thủ công từ đồng nguyên chất
>> Xem chi tiết sản phẩm tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng vàng hun giả cổ cao 1m3
Câu chuyện về Quan Âm Diệu Thiện được truyền tụng vào thế kỷ XI kể rằng có một vị vua không có con trai để nối truyền ngôi vị. Sau nhiều ngày cầu khẩn tha thiết lễ bái cầu nguyện, thay vì sinh được con trai thì hoàng hậu hạ sinh 3 người con gái tướng đẹp kiều diễm thướt tha. Hai người con gái đầu đều lập gia đình, chỉ riêng công chúa thứ 3 quyết tâm tu hành. Diệu Thiện phát lời hạnh nguyên và tâm từ bi rộng lớn xuống địa ngục tầng thứ 18 mà cứu vớt vô số chúng sinh đang bị chìm đắm khổ đau trong chốn địa ngục.
Sau đó, Diệu Thiện đến núi Hương Cao và tọa thiền ở đó suốt chín năm và chứng đắc thần thông pháp lực nhiệm mầu. Với thần thông diệu lực này Diệu Thiện đã biến hoá mình thành một bác sĩ để điều trị cơn bệnh ngặt nghèo của vua cha bằng cách xả bỏ tay chân và mắt mũi của mình. Cuối cùng, Diệu Thiện thị hiện thành Bồ Tát Quan Thế Âm có Nghìn Tay Nghìn Mắt và nguyên độ chúng sinh trở về con đường chân lý giải thoát giác ngộ.
>> Xem thêm bài văn khấn mẹ quan âm tại nhà đón vận may, tài lộc
Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn cao 26cm thếp vàng tôn nghiêm
Như vậy, bạn cũng đã đôi phần hiểu được Phật nghìn tay nghìn mắt là ai? Ý nghĩa thâm sâu và thiêng liêng này phải cần sự tu tập chứng nghiệm thì mới hiểu hết được. Với ý nghĩa đó, nhiều gia chủ thỉnh tượng đồng Phật nghìn tay nghìn mắt về thờ tại gia với mong muốn được bảo hộ bình an, sức khỏe và hướng tâm đến điều thiện lành.
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> 36+ bức tượng phật đẹp chất lượng được ưa chuộng nhất hiện nay
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 – 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: [email protected]
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-