Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: 6 điều kiện và 6 lưu ý

2. Công ty được phát hành trái phiếu không và công ty nào được phát hành trái phiếu ?

Pháp luật cho phép trái phiếu là một kênh huy đông vốn của các doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp không nhất thiết phải vay ngân hàng mà việc trực tiếp phát hành trái phiếu là cầu nối trực tiếp doanh nghiệp với cộng đồng các nhà đầu tư. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được phát hành trái phiếu. Công ty Luật Thái An  sẽ tư vấn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi của khách hàng 

Chào Công ty Luật Thái An. Tôi tên là Nguyễn Lan Hương, là giám đốc công ty TNHH Sản xuất Nông nghiệp Thanh Bình. Công ty tôi thành lập đã được gần 10 năm. Chúng tôi muốn mở rộng thị trường, do đó cần thêm vốn cho sản xuất và kinh doanh. Tôi muốn phát hành trái phiếu cho công ty thì có được không ? Và muốn thế thì làm thế nào ?

Công ty Luật Thái An tư vấn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Dưới đây là ý kiến tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý quy định điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và cào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (đều có hiệu lực từ 01/01/2021)

2. Công ty được phát hành trái phiếu không và công ty nào được phát hành trái phiếu ?

Căn cứ Điều 2 của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP thì công ty cổ phần và công ty TNHH thuộc diện được phép phát hành trái phiếu.

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, thì với loại hình của công ty bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn thì Hoạt động phát hành trái phiếu phải đáp ứng các điều kiện nhất định như sau:

“Điều 9. Điều kiện chào bán trái phiếu

1. Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

b) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

c) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

d) Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

đ) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

e) Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

2. Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.”

phat-hanh-trai-phieu

Vậy nên, trường hợp công ty TNHH của bạn đáp ứng được những điều kiện trên thì có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

4. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thế nào ?

a. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mệnh giá nào ?

Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu khi trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước là một 100.000 VNĐ, các mệnh giá khác là bội số của mệnh giá tối thiểu.

b. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các đối tượng nào ?

Các đối tượng có thể mua trái phiếu của công ty, đó là:

  • Các tổ chức, cá nhân Việt Nam
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài
  • Tổ chức Việt Nam không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước để mua trái phiếu.

c. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất thế nào ?

Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức sau:

  • Lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu;
  • Lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường;
  • Lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.

Trường hợp trái phiếu được phát hành theo phương thức lãi suất thả nổi hoặc thả nổi kết hợp cố định thì doanh nghiệp phát hành phải công bố cơ sở tham chiếu được sử dụng để xác định mức lãi suất danh nghĩa trái phiếu thả nổi tại phương án phát hành và công bố công khai cho đối tượng mua trái phiếu.

d. Các phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Công ty phát hành trái phiếu phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận. Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh;
  • Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Mục đích phát hành trái phiếu
  • Phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
  • Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;
  • Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi thì trong phương án phát hành trái phiếu phải ghi rõ tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có);
  • Trường hợp phát hành trái phiếu kèm chứng quyền thì trong phương án phát hành trái phiếu phải ghi rõ giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu;

e. Hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ phát hành trái phiếu trong trường hợp công ty TNHH của bạn sẽ bao gồm:

  • Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận;
  • Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành trái phiếu;
  • Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu,
  • Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
  • Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);
  • Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền;

  • Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);

  •  

    Tài liệu chứng minh đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật chuyên ngành;

Ngoài ra, Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nêu trên thì hồ sơ chào bán trái phiếu còn bao gồm:

  • Giấy đăng ký chào bán theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định

    153/2020/NĐ-CP

    .

  • Bản sao Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị phê duyệt hồ sơ chào bán trái phiếu.

  • Cam kết của doanh nghiệp về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và thời điểm thực hiện quyền của chứng quyền.

  • Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc doanh nghiệp mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đợt chào bán.

f. Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu được phát hành thông qua các phương thức sau:

  • Đấu thầu phát hành trái phiếu;
  • Bảo lãnh phát hành trái phiếu;
  • Đại lý phát hành trái phiếu;
  • Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

g. Lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu có thể được lưu ký tại các tổ chức được phép lưu ký chứng khoán hoặc được ký gửi tại các tổ chức tín dụng.

Trái phiếu cũng có thể được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, khi đó việc lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp áp dụng với trường hợp của bạn. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

5. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, doanh nghiệp càng phát triển thì việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng khó khăn, phức tạp. Một trong các thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp là bảo đảm hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý như bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như phòng ngừa ranh chấp lao động, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc các kiện tụng từ phía khách hàng, đối tác…

Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.