Pháp luật về hợp đồng. tư vấn hợp đồng. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Vai trò của hợp đồng trong đời sống dân sự là vô cùng quan trọng. Hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự bên cạnh hành vi pháp lý đơn phương (Điều 116 BLDS). Hợp đồng dùng để ghi nhận một cách chính xác, chặt chẽ, khách quan những thỏa thuận, hợp tác giữa các chủ thể giao kết hợp đồng. Các chủ thể trong hợp đồng có thể là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…. Hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên.

Hợp đồng được soạn thảo một cách chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu cả về nội dung và hình thức sẽ là căn cứ để các bên thực hiện hướng tới việc đạt được mục đích khi ký kết. Ngược lại, nếu hợp đồng được xây dựng thiếu các điều khoản cơ bản hoặc tùy ghi cần thiết, các điều khoản không chặt chẽ, rõ ràng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh rủi ro và tranh chấp.

Khi tranh chấp xảy ra cũng có nghĩa mục đích các bên không đạt được. Lúc này, không tránh khỏi việc khởi kiện giữa các bên nếu thương lượng, hòa giải không thành. Điều này tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và làm ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ hợp tác thiện chí của các bên.

Vì vậy ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu pháp luật về hợp đồng. Luật Ba Đình xin giành thời lượng của bài viết này để nói về Pháp luật về hợp đồng; tư vấn hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG.

Bộ Luật Dân sự 2015 đã giành riêng mục 7 để quy định về hợp đồng. Các nội dung cơ bản được pháp luật quy định như:

  • Giao kết hợp đồng;

  • Thực hiện hợp đồng;

  • Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

1. Khái niệm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:

“Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

2. Hình thức của hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng chính là sự biểu hiện ra bên ngoài của hợp đồng nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng. Theo như quy định của pháp luật về hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bao gồm: bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên chúng tôi thường tư vấn hợp đồng là nên lập bằng văn bản.

3. Nội dung của hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng được quy định tại Điều 398 BLDS 2015, Theo đó, hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng của hợp đồng;

  • Số lượng, chất lượng;

  • Giá, phương thức thanh toán;

  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;

  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về các nội dung khác. Trên đây là một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng. Chúng tôi đã cố gắng truyền đạt một cách ngắn gọn để bạn đọc dễ hiểu hơn.

4. Phân loại hợp đồng.

Điều 402 BLDS 2015 quy định 6 loại hợp đồng chủ yếu bao gồm:

  1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

  2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

  3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

  4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

  5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

  6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

5. Các loại hợp đồng thông dụng.

Theo các quy định pháp luật về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015, có những loại hợp đồng thông dụng như sau:

  • Hợp đồng mua bán tài sản;

  • Hợp đồng trao đổi tài sản;

  • hợp đồng tặng cho tài sản;

  • Hợp đồng vay tài sản;

  • Hợp đồng thuê tài sản;

  • Hợp đồng mượn tài sản;

  • Hợp đồng về quyền sử dụng đất;

  • Hợp đồng hợp tác;

  • Hợp đồng dịch vụ;

  • Hợp đồng vận chuyển;

  • Hợp đồng gia công;

  • Hợp đồng gửi giữ tài sản;

  • Hợp đồng ủy quyền.

Pháp luật về hợp đồngPháp luật về hợp đồng

Hotline tư vấn 0988931100

II. DỊCH VỤ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG 

Nội dung phía trên chúng ta đã nói đến vai trò và tầm quan trọng của hợp đồng đối với các bên chủ thể giao kết. Chính vì vậy hợp đồng cần được đàm phán, soạn thảo và ký kết với các yêu cầu như:

  • Thỏa mãn các điều kiện về chủ thể tham gia giao kết;

  • Đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung và hình thức

  • Dự phòng rủi ro khi thực hiện

Tuy nhiên, để soạn thảo được một bản hợp đồng đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ không phải việc đơn giản. Điều này đòi hỏi các bên chủ thể hợp đồng cần có nền tảng kiến thức pháp luật toàn diện về hợp đồng. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi những hiểu biết cốt lõi về từng loại hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ thể.

Chính vì vậy Dịch vụ tư vấn hợp đồng là vô cùng cần thiết. Dịch vụ này thường được cung cấp bởi các văn phòng Luật sư hoặc các công ty Luật. Dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng bao gồm:

  • Tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng

  • Tư vấn đàm phán, thương lượng hợp đồng

  • Tư vấn phòng ngừa, rủi ro; xử lý những vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp phát sinh.

III. DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG.

Tranh chấp về hợp đồng thường diễn ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là do mâu thuẫn, xung đột về lợi ích. Do một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình. Điều này làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên còn lại.

Trên thực tế, tranh chấp hợp đồng là một vấn đề pháp lý diễn ra thường xuyên. Phải thừa nhận rằng, cho dù hợp đồng có được soạn thảo chặt chẽ nhưng tranh chấp vẫn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.

Khi có tranh chấp xảy ra, điều quan trọng là giải quyết tranh chấp thế nào.  Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, từ đơn giản tới phức tạp, thông thường sẽ được thực hiện bằng một trong các phương thức sau đây:

1- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng:

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp đơn giản nhất. Khi có tranh chấp, các bên cùng nhau trao đổi, thương lượng để tìm tiếng nói chung. Hình thức giải quyết tranh chấp này không cần đến sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Phương thức này thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.

2- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải:

Phương thức này có sự khác biệt so với phương thức thương lượng. Nếu thương lượng là câu truyện chỉ của đôi bên, thì hòa giải là khi có sự tham gia của bên thứ 3. Bên thứ 3 với vai trò là trung gian hòa giải tranh chấp. Bên hòa giải sẽ lắng nghe quan điểm, ý kiến các bên, phát huy vai trò dung hòa quyền lợi giữa các bên đang có tranh chấp. Hòa giải thành khi mâu thuẫn được giải quyết và tranh chấp bị triệt tiêu.

3- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án:

Khi thương lượng, hòa giải không thành, khởi kiện sẽ là phương án được lựa chọn. là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Toà án nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng xét xử. Theo quy định của Bộ luật TTDS 2015, Tòa án có thẩm quyền xét xử những vụ việc liên quan đến hợp đồng như:

  • Hợp đồng dân sự (Khoản 3 Điều 26 BLDS 2015);

  • Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại;

  • Hợp đồng lao động…

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng con đường khởi kiện ra Tòa án phải thực hiện theo quy định của pháp luật về TTDS. Phương án giải quyết tranh chấp này bắt đầu từ việc nộp đơn khởi kiện; tham gia các buổi hòa giải, bổ sung tài liệu chứng cứ; tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; thi hành án dân sự…

4- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài:

Bên cạnh Tòa án thì trọng tài cũng là một phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng được pháp luật thừa nhận.

Thỏa thuận trọng tài có thể được lựa chọn trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, để có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cần đáp ứng các điều kiện như:

Thủ tục nộp đơn ra Trọng tàiCác bên thống nhất gửi tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra Trọng tài. Tổ chức Trọng tài sau khi xem xét tranh chấp; sẽ đưa ra phán quyết có hiệu lực thi hành đối với tất cả các bên

IV. LIÊN HỆ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG.

Trên đây là những nội dung cơ bản về hợp đồng. Khách hàng quan tâm hãy liên hệ với Luật Ba Đình nếu có nhu cầu:

  • Tư vấn pháp luật về hợp đồng;

  • Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng;

  • Giải quyết các tranh cấp về hợp đồng.

Tư vấn pháp luật về hợp đồng. giải quyết tranh chấp hợp đồngTư vấn pháp luật về hợp đồng. giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hãy liên hệ với chúng tôi. Luật Ba Đình với đội ngũ luật sư chuyên tư vấn pháp luật về hợp đồng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của khách hàng. Điện thoại tư vấn: 1900.088.800.