Phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp – GoSELL
Tổng quan về quy mô và tốc độ tăng trưởng trong ngành của bạn.
Phần trăm thị phần dự kiến cho doanh nghiệp của bạn.
Triển vọng phát triển của ngành trong tương lai.
Xu hướng mua hàng của khách hàng.
Mức tăng trưởng dự báo của doanh nghiệp.
Số tiền khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Phân tích thị trường là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn thành công và bứt phá so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng và quy trình phân tích thị trường như thế nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Khái niệm phân tích thị trường là đánh giá chi tiết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và bối cảnh cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Phân tích thị trường cho phép bạn dự đoán mức độ thành công mong đợi khi giới thiệu thương hiệu và các sản phẩm của thương hiệu với người tiêu dùng trong thị trường.
Với phân tích thị trường bao gồm dữ liệu định lượng (quy mô thực tế của thị trường bạn muốn phục vụ, giá người tiêu dùng sẵn sàng chi trả và dự đoán doanh thu) cũng như dữ liệu định tính (giá trị, mong muốn và động cơ mua sắm của người tiêu dùng).
Một phân tích thị trường khả thi nên bao gồm trả lời cho các câu hỏi sau:
Khi nghiên cứu về phân tích thị trường, bạn có thể bắt gặp các thuật ngữ có ý nghĩa tương tự, bao gồm nghiên cứu thị trường và phân tích tiếp thị. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa các khái niệm này:
Phân tích thị trường chi tiết là một phần quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều nhà quản trị sử dụng phân tích thị trường ở một số giai đoạn kinh doanh hoặc tiến hành phân tích mỗi năm để cập nhật bất kỳ thay đổi lớn nào trên thị trường.
Sau đây là một số lợi ích chính của việc tiến hành phân tích thị trường:
Hiểu rõ thị trường giúp giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của bạn thông qua việc nắm bắt các xu hướng của thị trường chính, những đối thủ cạnh tranh trong ngành và điều gì cần thiết để dẫn đến thành công. Để tối ưu hóa quá trình này, bạn cũng có thể tiến hành phân tích SWOT, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt hơn khi biết chắc những gì họ đang tìm kiếm ở bạn. Nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và đáp ứng chính xác nhu cầu của họ là những gì mà phân tích có thể hỗ trợ bạn.
Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp của bạn có thể phát hiện ra những cơ hội hoặc xu hướng mới. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh hơn và khả năng thâu tóm thị phần cũng cao hơn. Ngoài ra, sử dụng phân tích để nắm bắt các xu hướng trong ngành là một cách tuyệt vời để định vị bản thân nếu bạn có thể tận dụng hiệu quả những thông tin mà nó cung cấp.
Dự báo thị trường là yếu tố quan trọng của hầu hết các phân tích thị trường vì nó có thể cung cấp các số liệu, đặc điểm và xu hướng tương lai trong thị trường mục tiêu của bạn. Điều này giúp bạn tính toán chính xác lợi nhuận kỳ vọng trong đầu tư, đồng thời cho phép điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và ngân sách của mình cho phù hợp.
Khá khó để đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp bạn ngoài những con số thuần túy. Nghiên cứu thị trường cung cấp các điểm chuẩn hoặc các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để bạn có thể đánh giá doanh nghiệp của mình và hiệu quả hoạt động của bạn so với những đối thủ khác trong ngành.
Phân tích thị trường có thể giải thích những thành công, sai lầm trong quá khứ của doanh nghiệp hoặc những bất thường trong ngành. Điều này giúp bạn hiểu rõ lý do dẫn đến những thành công đó để tiếp tục phát huy hoặc tránh mắc phải những sai lầm tương tự một một lần nữa.
Phân tích thị trường cung cấp bức tranh toàn cảnh về những hoạt động tiếp thị đang diễn ra và cho bạn biết những khía cạnh nào nào cần cải thiện và khía cạnh nào hoạt động tốt so với các doanh nghiệp khác trong ngành của bạn.
Mặc dù tiến hành phân tích thị trường không phải là một quá trình phức tạp, nhưng nó cần rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, bạn hãy cố gắng dành ra thời gian để tìm hiểu trước về quy trình của nó.
Dưới đây là bảy bước cần làm khi tiến hành phân tích thị trường:
Có nhiều lý do để bạn tiến hành phân tích thị trường, chẳng hạn như để đánh giá sự cạnh tranh trong ngành hoặc tìm hiểu hiểu một thị trường mới. Dù lý do của bạn là gì, điều quan trọng là phải xác định nó ngay từ đầu để giúp bạn đi đúng hướng trong suốt quá trình thực hiện.
Lập bản đồ phác thảo chi tiết về tình trạng hiện tại trong ngành của bạn. Bao gồm những nơi mà ngành của bạn đang hướng tới, đồng thời sử dụng các chỉ số như quy mô, xu hướng và mức độ tăng trưởng dự kiến để hỗ trợ cho các hoạt động phân tích thị trường. Bạn cũng có thể tiến hành phân tích thị trường so sánh để giúp tìm ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường cụ thể của bạn.
Không phải tất cả người tiêu dùng đều là khách hàng của bạn, và sẽ thật lãng phí thời gian nếu cố gắng thu hút tất cả mọi đối tượng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng phân tích mục tiêu để quyết định xem ai có khả năng muốn mua sản phẩm của bạn nhất và tập trung nỗ lực vào đó. Để làm được điều này, hãy xem xét các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, địa điểm, nghề nghiệp, tình trạng học vấn hay nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Một trong những công cụ hỗ trợ xác định khách hàng mục tiêu vô cùng hiệu quả, đó chính là tính năng CRM đến từ GoSELL với những lợi ích sau:
Để thành công, bạn cần hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm mức độ bão hòa thị trường của đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế của họ trên thị trường. Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả các đối thủ cạnh tranh chính của bạn, tiến hành phân tích SWOT (ưu điểm, nhược điểm, cơ hội, thách thức) của từng đối thủ cạnh tranh, đồng thời xếp hạng danh sách các đối thủ từ mức độ đe dọa nhiều nhất đến ít đe dọa nhất. Điều này có thể giúp bạn nhận ra những điểm chưa tốt so với đối thủ cạnh tranh và tiến hành thay đổi.
Khi tiến hành phân tích thị trường, thu thập dữ liệu là một trong những bước quan trọng nhất. Hãy thận trọng với các nguồn dữ liệu được lấy và đảm bảo dữ liệu bạn sử dụng phải đáng tin cậy và đúng với thực tế. Một số nguồn dữ liệu kinh doanh có uy tín mà bạn có thể tham khảo như: Tổng cục thống kế, tạp chí kinh tế thương mại, khảo sát thị trường hoặc bảng câu hỏi,…
Sau khi đã thu thập tất cả thông tin và xác minh rằng nó là chính xác, tiếp theo bạn cần phân tích và sắp xếp dữ liệu một cách hợp lý. Sau đây là những yếu tố chính mà nghiên cứu của bạn nên có, bao gồm: