Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp qua 2 yếu tố

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp bạn xác định, tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng phát triển của công ty. Vậy để phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét những yếu tố gì? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp – Yếu tố bên trong

Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của một doanh nghiệp. Dựa vào đó, ta chia các yếu tố này thành: Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài.

Ta lần lượt phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp theo 2 loại yếu tố trên. Môi trường bên trong bao gồm:

Văn hóa

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh bởi nó xây dựng nề nếp và quy cách ứng xử, giao tiếp trong công ty. Các yếu tố này ảnh hưởng đến không khí làm việc, thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực, sáng tạo, năng động, tăng độ ăn ý khi làm việc cùng nhau.

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân sự

Sử dụng nguồn lực con người và phát triển nhân sự là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét yếu tố nhân sự là bước quan trọng.

Nhân sự ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty. Khảo sát và đánh giá nhân sự định kì giúp doanh nghiệp biết được trình độ nhân viên, những mặt hạn chế và yếu tố kìm hãm sự phát triển của họ. Các chỉ tiêu cơ bản để khảo sát bao gồm: số lượng nhân viên, năng suất làm việc, KPI, thu nhập của họ,…

Năng l

Tài chính

ực tài chính ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định đầu tư hay giới hạn ngân sách cho các chiến lược, chiến dịch tiếp thị.

Phân tích môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp cần xem xét đến yếu tố tài chính. Tiềm lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp có lợi thế trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật, tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.

Cơ sở vật chất

Chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất của doanh nghiệp, ví dụ như máy móc, quy mô nhà máy, kho bãi,…. Trong phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá cơ sở vật góp phần giúp đánh giá năng lực sản xuất của một công ty, chất lượng giá thành sản phẩm,…

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp phải tính đến xem xét các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đó. Các yếu tố này lại chia thành môi trường vĩ mô và vi mô.

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của nền kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế, chính trị,… mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Các yếu tố này tác động gián tiếp đến các hoạt động và khả năng phát triển, mở rộng của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô bao gồm:

  • Môi trường kinh tế: Tình trạng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vấn đề về lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…
  • Môi trường chính trị: Tình hình chính trị, các điều luật, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp,…
  • Môi trường văn hóa – xã hội: Thói quen mua hàng, chi tiêu của người tiêu dùng, thị hiếu, cách tiếp cận sản phẩm,…
  • Công nghệ: Mức độ phát triển của công nghệ, kỹ thuật, quá trình áp dụng công nghệ,…
  • Môi trường tự nhiên: Sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và môi trường tự nhiên, môi trường sống của cộng đồng dân cư,…

 

Quá trình phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu tâm đến môi trường vĩ mô nhằm dự đoán những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp thích ứng phù hợp.

Môi trường vi mô

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường vi mô còn được gọi là môi trường ngành, môi trường kinh doanh đặc thù. Các yếu môi trường vi mô bao gồm:

  • Khách hàng: Khách hàng tạo ra mục tiêu và động lực phát triển của doanh nghiệp, buộc họ phải liên tục cải tiến sản phẩm/ dịch vụ.
  • Đối thủ cạnh tranh: Hầu hết doanh nghiệp đều có đối thủ và luôn phải xem xét đến khả năng cạnh tranh của bản thân. Đánh giá đối thủ giúp doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là đối tác và là phần quan trọng trong dây chuyền sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm,…

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc xem xét cả những yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp đó. Đây là bước không thể bỏ qua nếu doanh nghiệp có ý định mở rộng, phát triển quy mô hoạt động, kinh doanh.

Xem thêm:

Tìm hiểu mô hình PEST – Phân tích môi trường kinh doanh