Phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên? Rút ra ý nghĩa của vấn đề này đối với người làm công tác khoa học? – Van Tho
1. Phân tích mối quan hệ giữa triết học và KH tự nhiên:
Giữa triết học và KH tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết, bổ sung lẫn nhau. Dựa trên những cơ sở sau đây:
– Dựa trên tính thống nhất vật chất của thế giới: Sau khi Lô-mô-nô-xốp phát minh ra định luật bảo toàn năng lượng, việc đó mang lại cho chúng ta nhận thức rằng, mặc dù thế giới vật chất là hết sức đa dạng và phong phú, muôn màu muôn vẻ, nhưng không phải chúng không có liên hệ gì với nhau, chúng chỉ là những cách biểu hiện khác nhau mà thôi. Cho đến các nghành khoa học tự nhiên khác phát triển cũng mang lại những nhận thức đúng đắn của triết học, như học thuyết tiến hoá của Đác-uyn, thuyết hệ mặt trời của Can-tơ… Ngược lại, triết học đóng vai trò là người định hướng, dẫn đường cho các nghành khoa học khác (trang bị thế giới quan và phương pháp luận).
– Quan hệ giữa cái chung và cái riêng: nếu nói về phạm trù cái chung và cái riêng thì trong mối quan hệ này, triết học đóng vai trò là cái chung, cái tổng quát, còn khoa học tự nhiên đóng vai trò như là cái riêng lẻ, cái bộ phận: khoa học tự nhiên (cái riêng) và triết học (cái chung) đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Còn cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, nghĩa là không có khoa học tồn tại một cách đơn thuần mà để phục vụ cuộc sống nhận thức và cải tạo thế giới đó chính là quan điểm mục đích của triết học. Ngược lại, sẽ không có triết học nếu như khoa học tự nhiên không tồn tại và phát triển.
– Thực tiễn phát triển của khoa học và triết học trong quá trình lịch sử thời gian qua đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa triết học và khoa học tự nhiên: khoa học tự nhiên là cơ sở của sự phát triển triết học, khoa học tự nhiên càng phát triển thì trình độ nhận thức thế giới càng cao. Ngược lại, triết học trang bị thế giới quan và phương pháp luận để định hướng khoa học tự nhiên trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
2. Vai trò của triết học duy vật biện chứng đối với KHTN: (1,5 điểm)
Triết học duy vật biẹn chứng đóng vai trò rất to lớn đối với KHTN, cụ thể:
– Trang bị thế giới quan và phương pháp luận dẫn đường chỉ lối cho sự phát triển của KHTN (đã phân tích ở trên).
– Đưa ra những dự báo thúc đẩy KH phát triển: tức là căn cứ vào tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển của thời đại, dựa trên những yêu cầu đặt ra của thực tiễn, triết học sẽ đưa ra những dự báo đặt ra yêu cầu để thúc đẩy KH phát triển.
– Làm cho KHTN phát triển một cách chủ động tự giác: là cho nhu cầu khám phá, chinh phục các đỉnh cao của khoa học, của tri thức thực sự trở thành một nhu cầu nội tại của bản thân KHTN.
– Là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại CNDT và hệ tư tưởng tư sản, xuyên tạc những phát minh khoa học.
3. Ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ giữa triết học và KHTN: (1 điểm)
– Nắm vững bản chất tiến bộ, cách mạng và khoa học của các nguyên lý triết học, từ đó xây dựng cho mình thế giới quan duy vật và phương pháp luận duy vật biện chứng trong nhận thức và hành động.
– Nhận rõ vai trò của triết học đối với mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoa học (Xuất phát từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá kết quả,…). Điều này rất quan trọng đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học và nhất là các học viên- sinh viên đang bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
– Từ việc nắm vững mối quan hệ này sẽ tiến hành hợp tác chặt chẽ giữa các nghành khoa học, giữa KHTN với triết học.
– Nhận thấy được CNDV biện chứng là công cụ nhận thức vĩ đại. Đúng vậy, sau khi nghiên cứu triết học mỗi chúng ta đều cảm thấy mình chững chạc hơn trong suy nghĩ và chín chắn hơn trong hành động. Không những thế khả năng trình bày, diễn giải vấn đề cũng như năng lực hành động của mỗi người đều được nâng lên tầm cao mới. Khi nghe và tiếp xúc với bất cứ vấn đề gì chúng ta đều có cái nhìn khách quan, thực tế và có suy xét, chính kiến của mình, thấy được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở… Nói tóm lại, giúp ta có một tư duy toàn diện, sắc bén và phát triển sự hợp tác trong mối quan hệ của triết học với các nghành khoa học khác…