Phân tích hình thức quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành
Đánh giá post
Quản lý hành chính nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt đông hành chính. Vậy khi thực hiện chức năng quản lý của mình, nhà nước thông qua hình thức và phương pháp quản lý như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trên.
Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện bên ngoài cùng loại của họat động quản lý nhà nước trong những hành động cụ thể cùng loại.
Như vậy, hình thức quản lý hành chính nhà nước là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý nhằm thực hiện tác động quản lý.
Nói cách khác, hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện có tính chất tổ chức – pháp lý của những hoạt động cụ thể cùng loại của chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trước nó.
Xem thêm: Phân tích các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
Hình thức quản lý nhà nước theo pháp luật hành chính
Hình thức quản lý hành chính nhà nước
(i) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hình thức ban hành văn bản pháp luật chủ đạo là việc các chủ thể quản lý có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách lơn, nhiệm vụ chung có tính chiến lược định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước.
Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật là việc các chủ thể quản lý có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể và chi tiết các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp.
(ii) Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
Hình thức ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là việc các chủ thể quản lý có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp lụât hiện hành để giải quyết các vụ việc cụ thể phát sinh trọng họat động quản lý nhà nước.
(iii) Thực hiện các hoạt động khác mang tính chất pháp lý
Thực hiện các hoạt động khác mang tính chất pháp lý là những họat động rất phổ biến và đa dạng, được pháp luật quy định chặt chẽ nhưng không cần phải ban hành văn bản quy phạm hay van bản áp dụng pháp luật, như: khám xét người, phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính, công chứng,…
(iv) Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
Áp dụng các biện pháp tổ chức – xã hội trực tiếp bao gồm các biện pháp tổ chức ra bên ngoài như: hội thảo quần chúng, lấy ý kiến người dân, điều tra xã hội học…; Các biện pháp tổ chức nội bộ cơ quan như: hội thảo, hội nghị, tổng kết rút kinh nghiệm…
(v) Tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ – kỹ thuật
Thực hiện các tác nghiệp vật chất – kỹ thuật là hình thức sử dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý như in ấn, soạn thảo, lưu trữ văn bản hành chính,… hoặc các hoạt động phục vụ thuần túy (bảo vệ, lại xe, tạp vụ,…).
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
-
Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
-
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail:
.