Phân tích chương trình tiếng việt lớp2 – Tài liệu text

Phân tích chương trình tiếng việt lớp2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.12 KB, 17 trang )

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT LỚP 2
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư
duy.
 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của
Việt Nam và nước ngoài.
 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
“Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Ở lớp 2, mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng đối với học sinh như sau:
 Đọc
• Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn
ngắn; bước đầu biết đọc thầm.
• Hiểu được ý chính của đoạn văn.
• Biết dùng mục lục sách giáo khoa (SGK) khi đọc.
• Thuộc lòng một số bài văn vần trong SGK.
 Viết
• Biết viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ; viết đúng và điều nét các tiếng, từ, câu.
• Viết đúng chính tả các cặp từ có vần khó hoặc dễ lẫn phụ âm đầu, phụ âm
cuối hay dấu thanh do cách phát âm địa phương; bước đầu biết cách viết
hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; viết đùng chính tả một đoạn văn hoặc
một bài văn trên dưới 50 chữ (tiếng) với hai hình thức tập chép và nghe
viết.
• Viết được những đoạn văn, những bức thư ngắn.

 Nghe
• Nghe – hiểu và trả lời được câu hỏi của người đối thoại; biết dùng câu hỏi
để hỏi lại người đối thoại nhằm hiểu rõ yêu cầu của họ; có thái độ lịch sự
khi nghe người khác nói.
1

• Nghe – hiểu những văn bản có độ dài thích hợp và nội dung gần gũi với
HS lớp 2
 Nói
• Nói thành câu, nói rõ ràng, mạch lạc.
• Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia
vui, chia buồn…đúng ngữ điệu và đúng nghi thức khi giao tiếp ở gia đình,
trường học hoặc nơi công cộng.
• Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục
đích nhất định.
• Kể lại được một đoạn truyện đã nghe, đã đọc.
 Kiến thức tiếng Việt và văn học (chỉ làm quen và nhận biết thông qua các
bài thực hành kĩ năng)
• Ngữ âm và chữ viết
– Nắm được một số quy tắc chính tả.
– Nhớ được bảng chữ cái.
• Từ vựng
Học thêm khoảng 300 – 350 từ ngữ, trong đó có một số thành ngữ, tục
ngữ và một số từ Hán Việt thong dụng.
• c. Ngữ pháp
– Nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động, tính chất.
– Nắm được cách đặt một số kiểu câu trần thuật đơn và cách dùng các
dấu chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than.
• Văn học

– Biết phân biệt văn xuôi, văn vần.
– Nhận biết các nhân vật trong truyện.
– Nhận biết đoạn văn, khổ thơ.
II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT
Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong hai
tuần (riêng chủ điểm nhân dân học 3 tuần)

1. Tập đọc
a) Hệ thống chủ điểm trong Tiếng Việt 2
– Tập 1 (8 chủ điểm): Em là học sinh (tuần 1,2) – Bạn bè (tuần 3,4) –
Trường học(tuần 5,6) – Thầy cô(tuần 7,8) – Ông bà(tuần 10,11) – Cha
mẹ (tuần 12,13) – Anh em (tuần 14,15) – Bạn trong nhà(tuần 16,17), (tập
trung vào các mảng: Học sinh – Nhà trường – Gia đình).
– Tuần 9 dành để ôn tập giữa học kì 1; tuần 18 ôn tập cuối học kì 1.
– Tập 2 (7 chủ điểm): Bốn mùa(tuần 19,20) – Chim chóc (tuần 21,22) –
Muông thú (tuần 23,24) – Sông biển (tuần 25,26) – Cây cối (tuần 28,29)
2

– Bác Hồ(tuần 30,31) – Nhân dân (tuần 32,33,34), (tập trung vào các
mảng: Thiên nhiên – Đất nước).
– Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kì 2; tuần 35 ôn tập cuối học kì 2
b) Sự phân bố các bài Tập đọc ở mỗi đơn vị học
– Tuần thứ nhất: 1 truyện kể (2 tiết), 1 văn bản thông thường (1 tiết), 1 văn
bản thơ (1 tiết).
– Tuần thứ hai: 1 truyện kể (1 tiết), 1 văn bản miêu tả (1 tiết), 1 truyện vui
(1 tiết). (Văn bản truyện kể có độ dài khoảng 100 – 250 chữ, các văn bản
khác có độ dài khoảng 100- 120 chữ).
c) Số lượng bài và thời lượng học
– Trung bình mỗi tuần học sinh được học ba bài tập đọc, trong đó có một

bài học 2 tiết, hai bài còn lại – mỗi bài học 1 tiết.
– Như vậy tính cả năm, học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết: Học
kì 1 là 48 bài, 64 tiết; Học kì 2 là 45 bài, 60 tiết.
d) Các loại bài tập đọc
– Văn bản văn học: Văn xuôi và thơ. Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2
tuần), học sinh được học một truyện vui (học kì 1), những câu chuyện
này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn tư duy và phong cách sống vui
tươi, lạc quan cho các em.
– Văn bản khác: Văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời
khóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách,…). Thông qua những văn bản
này, SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết
trong đời sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa
nhà trường và xã hội.

2. Kể chuyện
Trong hai học kì, HS được học 31 tiết kể chuyện. Mỗi tuần HS được học
1 tiết kể chuyện. Cụ thể ở học kì 1 là 16 tiết, học kì 2 là 15 tiết.

3. Chính tả
Học sinh được học tất cả 62 tiết Chính tả trong cả năm học: học kì 1 là
32 tiết, học kì 2 là 30 tiết. Mỗi tuần HS được học 2 tiết chính tả.

4. Tập viết
Mỗi tuần có một bài tập viết, học trong một tiết. Trong cả năm học học sinh
được học 31 tiết tập viết.
– Nội dung và yêu cầu tập viết trong tiết học luôn bám sát nội dung bài
học ở SGK Tiếng Việt 2 (Viết chữ hoa – Viết ứng dụng). Theo đó, trong
cả năm học, học sinh sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa do Bộ
Giáo dục và Đào tạo mới ban hành (gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1
và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2), cụ thể:

3

+ 26 chữ cái viết hoa (kiểu 1 và kiểu 2) được dạy trong 26 tuần (mỗi
tuần 1 tiết, mỗi tiết dạy 1 chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái
tiếng Việt).
+ 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1) được dạy trong 4 tuần (mỗi tuần 1 tiết,
mỗi tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: A –
Ă – Â, E – Ê, Ô – Ơ, U – Ư).
+ Cuối năm học (tuần 34), chương trình Tập viết lớp 2 dành 1 tiết để
ôn các chữ hoa theo kiểu 2. Bốn tuần Ôn tập và Kiểm tra định kì
không có tiết dạy Tập viết trên lớp nhưng trong vở Tập viết 2 đều
có nội dung ôn luyện ở nhà để học sinh có cơ hội rèn kĩ năng viết
chữ.

5. Luyện từ và câu
Trong cả năm học, học sinh được học 31 tiết Luyện từ và câu: 16 tiết ở
học kì 1 và 15 tiết ở học kì 2. Mỗi tuần HS được học 1 tiết Luyện từ và câu.

6. Tập làm văn
Cả năm học, học sinh được học 31 tiết Tập làm văn. Trong đó, học kì 1
là 16 tiết, học kì 2 là 15 tiết (mỗi tuần học 1 tiết).
III.

NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN

1. Kiến thức và kĩ năng
a. Tập đọc
∗ Kiến thức:

− Nắm bảng chữ cái.
− Hiểu nghĩa các từ mới.
− Nắm nội dung, ý chính của đoạn văn bản, bài thơ ngắn, một số văn bản
thông thường.
− Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
∗ Kĩ năng:
− Đọc trơn từ, câu, bài văn, đoặn văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản,
đọc lời hội thoại, văn bản thông thường.
− Đọc thầm.
− Đọc thuộc một số đoạn văn hoặc bài thơ ngắn.
− Đọc diễn cảm.
− Hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản
thân.
− Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp,…)
b. Chính tả
∗ Kiến thức:
− Biết phân biệt khi nào dùng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh.
4

− Biết viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người, địa lí Việt Nam.
− Biết phân biệt một số cặp từ dễ nhầm lẫn âm đầu(l/n, s/x,d/gi/r), vần

(an/ang, iu/iêu, ưu/ươu), thanh (hỏi, ngã).
∗ Kĩ năng:
− Viết đúng các từ có vần khó.
− Viết nhanh đạt tốc độ khoảng 50 chữ/15 phút.
− Trình bày sạch sẽ.
c. Luyện từ và câu
∗ Kiến thức:

− Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
− Nhận biết câu trong đoạn.
− Nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi.
− Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
− Biết các từ ngữ chỉ sự vật, hành động, tính chất thông thường; một số
thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu.
− Nhận biết các từ ngữ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa.
− Biết thêm nhiều từ vựng mới.
∗ Kĩ năng:
− Sử dụng nghi thức lời nói (lời xin lỗi, cám ơn, lời chào…).
− Đặt và trả lời câu hỏi.
− Viết đúng nhữ pháp những câu đơn giản.
d. Tập viết
∗ Kiến thức:
− Biết viết chữ hoa cỡ vừa.
− Biết nối chữ cái viết hoa với chữ cái viết thường.
∗ Kĩ năng:
− Viết đẹp và đúng mẫu chữ hoa và chữ thường.
− Viết nhanh, sạch sẽ.
e. Tập làm văn
∗ Kiến thức:
− Biết viết đoạn văn kể, tả đơn giản có độ dài từ 3 đến 5 câu.
− Biết điền vào bản khai lí lịch, giấy in sẵn, viết danh sách tổ, thời gian biểu,
tin nhắn, bưu thiếp.
− Nhận biết đoạn văn .
− Hiểu ý chính của đoạn văn.
∗ Kĩ năng:
− Viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu.
− Rèn luyện cho HS kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
5

f. Kể chuyện
∗ Kiến thức:
− Biết kể lại chuyện theo gợi ý (tranh ảnh, câu hỏi, lời thoại của nhân vật).
− Hiểu được nội dung chính của câu chuyện.
∗ Kĩ năng:
− Nói lưu loát, kể truyền cảm.
− Tự rút ra bài học cho bản thân.
− Rèn kĩ năng trình bày trước tập thể.

2. Thái độ
− Yêu tiếng Việt.
− Yêu thích môn Tiếng Việt.
− Thích đọc sách.
− Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
− Lễ phép trong giao tiếp.
− Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sang tình yêu

cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống.
IV.

NHẬN XÉT

1. Thời lượng các phân môn
Ở lớp 1 Hs đã được làm quen với các chữ cái và được học cách đọc, viết
thông qua phân môn học vần và tập viết sang lớp 2 phân môn tập đọc sẽ giúp
hs củng cố lại kiến thức ở lớp 1 đồng thời nội dung được nâng cao hơn giúp
hs rèn luyện khả năng nghe và nói hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con
người đồng thời cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt cho các em.

Về phân môn luyện từ và câu phần lớn thời gian các em sẽ được luyện tập
thực hành thông qua các bài tập qua đó giúp các em mở rộng vốn từ theo từng
chủ điểm, rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc.
Đối với môn chính tả GV sẽ tập trung rèn cho hs kỹ năng nghe và viết qua
đó các em sẽ rèn luyện được các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài viết
chính tả còn cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau
của đời sống.
Phân môn tập viết ở lớp 2 các em sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viết
hoa chủ yếu là rèn luyện kĩ năng viết chữ.
Còn đối với phân môn kể chuyện ở lớp 2 thì nội dung gắn bó với phân
môn tập đọc và các chủ điểm của từng tuần học giúp rèn các kĩ năng nói,
nghe và đọc cho hs.
Cuối cùng phân môn tập làm văn chủ yếu gv sẽ luyện cho các em kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và quan sát.
Theo qui định là 35 phút cho 1 tiết dạy (phân môn) như thế thời lượng các
phân môn của chương trình đã tương đối phù hợp. Tuy nhiên tùy thuộc vào
6

điều kiện và hoàn cảnh thực tế mà giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh số
lượng tiết dạy cũng như thời gian của mỗi tiết cho hợp lí.

2. Hệ thống tranh ảnh, câu hỏi

Tranh ảnh:
+ Phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung từng chủ điểm.
+ Nhiều màu sắc sinh động, tập trung được sự chú ý của HS.

+ Phù hợp với tâm sinh lý của HS lớp 2.


Câu hỏi: hầu hết rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu
+ Giúp HS tìm ra kiến thức mới.
+ Đảm bảo tính vừa sức cho HS.
+ Giúp HS nắm vững nội dung bài học.
+ Phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS.

3. Các nguyên tắc xây dựng chương trình
3.1. Tính khoa học
Nguyên tắc khoa học yêu cầu xem xét một cách nghiêm túc cả cấu trúc
lẫn nội dung của môn học. Mỗi khoa học điều có logic riêng, không thể đưa
nó vào một cách tùy tiện. cấu trúc chương trình phải phù hợp với logic phát
triển của khoa học Tiếng Việt, đồng thời hệ thống các tri thức của môn học,
trật tự sắp xếp các tài liệu phải phù hợp với logic phát triển tâm lý và khả
năng nhận thức của học sinh. Vì vậy, không thể đưa kiến thức vào chương
trình một cách thiếu hệ thống.
SGK Tiếng Việt 2 đã thể hiện tính khoa học, hệ thống thông qua các phân
môn, cụ thể như:
Phân môn tập đọc: Các chủ điểm được sắp xếp theo hệ thống từ gần gũi
đến lạ dần. Từ tuần 1 đến tuần 8 là các chủ điểm nói về trường lớp (học sinh,
bạn bè, trường học, thầy cô). Từ tuần 10 đến tuần 17 là các chủ điểm nói về
gia đình (ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà). Từ tuần 19 đến tuần 29 là
các chủ điểm nói về tự nhiên (muông thú, sông biển, cây cối). Từ tuần 30 đến
tuần 34 là các chủ điểm nói về đất nước (Bác Hồ, nhân dân).
Phân môn LTVC: Các đơn vị bài học được sắp xếp hợp lý. Trước khi HS
học từ ngữ theo chủ đề như từ ngữ về học tập, từ chỉ sự vật… thì đã được học
về từ . Trước khi HS học kiểu câu “ai là gì?” thì đã được học về câu và dấu
chấm hỏi.
Phân môn chính tả: HS được dạy phân biệt những âm, vần từ dễ đến khó.
Đầu tiên là phân biệt c/k, sau đó là những âm, vần khó hơn như an/ang,

ăng/ăn, ngh/ng, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã…

7

3.2. Tính sư phạm
Nguyên tắc sư phạm đòi hỏi chương trình môn học phải thống nhất với
những mục tiêu giáo dục chung mà đích cuối cùng là hình thành cho học sinh
những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới. chương trình tiếng việt
phải chỉ dẫn phạm vi ngữ liệu cần lựa chọn để tiến hành dạy học. Nội dung
các văn bản được chọn điều hướng đến giáo dục lý tưởng sống và những
phẩm chất tốt đẹp của học sinh.
SGK tiếng Việt 2 cũng đã thể hiện nguyên tắc trên rất rõ thông qua các
phân môn: Các chủ đề, văn bản được chon điều hướng đến giáo dục những
phẩm chất đẹp cho hoc sinh như: Lòng kiên nhẫn (Có công mài sắt, có ngày
nên kim). Tính siêng năng chăm chỉ (Phần thưởng). Tình bạn (bạn của Nai
Nhỏ, Bím tóc đuôi sam). Nhơ ơn và vâng lời thầy cô (Người thầy cũ, Người
mẹ hiền). Lòng kính trọng ông bà cha mẹ (Sáng kiến của bé Hoa, bà cháu, Sự
tích cây vú sữa…). Tình yêu thiên nhiên đất nước (Chuyện bốn mùa, Chim
sơn ca và bong cúc trắng, Cây dừa, Cây và hoa bên lăng Bác, Bóp nát quả
cam…)
3.3. Tính thực tiễn
Chương trình xác định được chuẩn tối thiểu của môn học đồng thời có độ
mềm dẻo để thực thi ở những vùng miền khác nhau.
Ví dụ:
Tiếng Việt lớp 2 : Đọc đúng, rõ ràng toàn bài,… (Tập đọc) ; không mắc
quá 5 lỗi trong bài (Chính tả), chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng
hàng… (Tập viết).
Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ các văn
bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GDĐT.

Giaiđoạn
Giữa
Cuối
Giữa
Cuối
học kì I
học kì I
học kì II
học kì II
Tốc độ
(Cuối năm
học)
cần đạt
Đọc

Khoảng
35 tiếng/phút

Khoảng
40 tiếng/phút

Khoảng
45 tiếng/phút

Khoảng
50tiếng/phút

Viết

Khoảng

Khoảng

Khoảng

Khoảng

35chữ/15phút

40 chữ/15phút

45 chữ/15phút

50 chữ/15
phút
Tuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độ
quy định ghi trong bảng ở những thời điểm khác nhau.
Còn về chính tả: đối với khu vực Bắc Trung Bộ GV cần chú trọng hơn
trong việc cho HS phân biệt rõ hai thanh hỏi và ngã. Còn khu vực Nam Bộ
8

HS dễ nhầm lẫn cặp phụ âm cuối t/c vì vậy việc phân biệt cặp phụ âm t/c sẽ
GV chú trọng hơn khi dạy,..

4. Quan điểm xây dựng chương trình
4.1. Quan điểm giao tiếp

Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung
và phương pháp dạy học.

− Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ

và câu, Chính tả, Tập làm văn, môn Tiếng Việt tạo ra những môi
trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định
hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp. SGK dạy HS từ những nghi thức lời nói như
chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối…đến các kĩ năng làm việc và
giao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời
khóa biểu, lập thời gian biểu, gọi điện,…
− Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thông

qua nhiều bài tập, phù hợp với những tình huống giao tiếp mang tính tự
nhiên.

Bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ – Ngữ
pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn.
− Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc

thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ
thống bài đọc theo chủ điểm và các câu hỏi, những bài tập khai thác
nội dung bài học, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết
về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt,
những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân
vật,..) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS.
− Phân môn Từ ngữ – Ngữ pháp, được gọi bằng tên mới là Luyện từ và
câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường
quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc
cho HS.

− Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ Chính
tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn (nhìn- viết, nghe- viết,
nhớ- viết) và làm những bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năng
sử dụng ngôn ngữ. Các bài viết chính tả còn cung cấp cho HS vốn từ,
vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.
− Phân môn Tập viết chủ yếu rèn luyện kĩ năng viết chữ.
9

− Phân môn Kể chuyện rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ Kể

chuyện, HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em
đã học (trong SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn
kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi
lại những chi tiết chính của câu chuyện đó.
− Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong
giờ Tập làm văn, HS được cung cấp kiến thức về cách làm bài và cách
làm bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu
thành của văn bản.
4.2. Quan điểm tích hợp
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học
hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm
tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
Quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 được thể hiện ở hai
yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm).
a. Tích hợp ngang:
− Tích hợp ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức
về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.
− SGK thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thông qua hệ thống các chủ
điểm học tập, các kiến thức được tích hợp với kỹ năng, tích hợp các kỹ

năng đọc, viết, nghe, nói với nhau. Tức là bằng việc tổ chức các bài
đọc, bài học theo chủ điểm, SGK dắt dẫn HS đi dần vào các lĩnh vực
của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về
nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời cũng mở rộng cánh cửa cho
các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của
chính mình.
− Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính
tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với
nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc;
các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt
chẽ với nhau hơn trước.
Ví dụ: Chủ điểm “Trường học” học trong hai tuần (tuần 5 và tuần 6),
các phân môn mà học sinh được học đều liên quan,tập trung xoay quanh
chủ điểm. Cụ thể như:
 Ở phân môn tập đọc sẽ được học các bài: Chiếc bút mực, mục lục
sách, cái trống trường em, mấu giấy vụn, ngôi trường mới, mua
kính → nội dung bài đọc xoay quanh vấn đề học tập, những
chuyện diễn ra ở trường ở lớp, luôn tập trung xung quanh chủ
điểm.
10

 Ở phân môn kể chuyện: Truyện kể chính là bài Tập đọc vừa học
trong giờ tập đọc trước đó.
 Ở phân môn chính tả: Dựa trên bài tập đọc ở tiết học trước trong
tuần để cho học sinh tập chép hoặc nghe – viết.
 Ở phân môn tập viết: Ngoài viết các chữ cái viết hoa, học sinh còn
viết từ ứng dụng liên quan đến trường lớp như “đẹp trường đẹp
lớp”.
 Ở phân môn luyện từ và câu: Học sinh được mở rộng vốn từ về

“từ ngữ về đồ dùng học tập”.
 Ở phân môn tập làm văn: Học sinh được tìm hiểu về cách đặt tên
cho bài, tìm hiểu về mục lục sách.
b. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là tích hợp mà ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới cũng
tích hợp những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng
tâm: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp
dưới nhưng cao hơn, sâu hơn.
Ví dụ: Ở lớp 1, chưa có phân môn tập làm văn mà chỉ dạy cho HS cách
nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học; cách đặt một số câu hỏi
đơn giản (theo mẫu); nói về mình và người thân bằng một vài câu;…. Khi lên
lớp 2, HS bắt đầu được học phân môn tập làm văn, dựa trên những kiến thức
đã được học ở lớp 1 nhưng mở rộng hơn như tự giới thiệu, đáp lời chào hỏi,
chia tay, viết đoạn văn ngắn,…
c. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của HS:
− Xây dựng chương trình theo quan điểm này nhằm tạo điều kiện cho
giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động
của người học, trong đó GV đóng vai trò là người tổ chức hoạt động
của HS; mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình và
được phát triển.
+ Hoạt động của HS được hiểu là:
• Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt)
• Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết… (như ở các
môn học khác)
+ Cả hai hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức
khác nhau:
• Làm việc độc lập.
• Làm việc theo nhóm.
• Làm việc theo lớp.
11

− Theo nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK

không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ
thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm
chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Ngoài
ra, SGK cũng dựa vào đặc điểm tâm lý và nhu cầu giao tiếp của lứa
tuổi HS lớp 2, cụ thể như:
+ HS được học nhiều chủ điểm (một chủ điểm được học trong hai
tuần) phù hợp với sự phát triển nhận thức của lứa tuổi giúp các em
duy trì hứng thú học tập, loại trừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khi
học một chủ điểm trong một thời gian quá dài.
+ Hình ảnh trong SGK phong phú, đa dạng làm cho bài học thêm sinh
động.
+ Chú ý đến tính đa dạng của bài tập để tránh sự đơn điệu, nhàm
chán, đồng thời hình thành cách nói, cách nghĩ, cách làm mềm dẻo,
linh hoạt ở HS.

5. So sánh chương trình cũ và mới
5.1. Tập đọc
− SGK mới đã kế thừa những ưu điểm của SGK cũ:
+ Dùng lại những bài đọc hay trong SGK Tiếng Việt và sách Truyện
đọc cũ.
+ Sắp xếp các “văn bản đọc” gần gũi, thiết thực với trẻ theo chủ
điểm để cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội
và con người; tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt…
− Những đổi mới của chương trình SGK mới:

+ SGK mới xem HS là trung tâm của quá trình dạy học, coi trọng

những PPDH phát huy tính tích cực của HS, tổ chức các hoạt
động đọc của HS theo quan điểm thực hành giao tiếp.
+ Các chủ điểm được chia nhỏ hơn với thời lượng dành cho mỗi chủ
điểm ít hơn phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ, giúp trẻ
duy trì hứng thú, loại trừ cảm giác nhàm chán khi học một chủ
điểm trong thời gian quá dài.
+ Các bài tập đọc trở thành nguyên liệu để cho các phân môn: KC,
CT, LT&C, thậm chí cả Tập Viết khai thác. Đặc biệt, hàng loạt
bài Tập Đọc đã được dùng làm mẫu để tạo lập văn bản trong phân
môn Tập làm văn. Ví dụ: Các văn bản thông thường được dạy
trong phân môn Tập đọc như Tự thuật, Bưu thiếp, Nhắn tin, Mục
lục sách, Điện thoại,… trang bị cho HS những hiểu biết ban đầu;
12

trên cơ sở đó rèn HS các kĩ năng viết tự thuật, bưu thiếp, nhắn tin,
tra mục lục sách, nhận và gọi điện thoại.
+ Kiểu loại văn bản phong phú: nghệ thuật, báo chí, khoa học (bạn
có biết,..), hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu,
mục lục sách…) …giúp HS biết đọc nhiều kiểu loại văn bản.
+ Có nhiều văn bản vui, khôi hài giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc thông
minh, khiếu hài hước. (Cá sấu sợ cá mập, Mít làm thơ,..)
+ Văn bản có tính nghệ thuật cao hơn (sử dụng nhiều biện pháp tu
từ). Đó là nguồn ngữ liệu sinh động giúp HS tiếp xúc với vẻ đẹp
của Tiếng Việt trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó
học được cách sử dụng Tiếng Việt chính xác, tinh tế, biểu cảm,…
Cũng do có tính nghệ thuật cao hơn, các văn bản này có tác động
giáo dục sâu hơn, thấm thía hơn.
+ SGK mới dạy Tập đọc theo quan điểm giao tiếp nhằm thực hiện
mục tiêu của Chương trình “hình thành và phát triển ở HS các kĩ

năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)”. Phân môn Tập
đọc có nhiệm vụ rèn các kĩ năng đọc, nghe và nói, trọng tâm là kĩ
năng đọc (đọc thành tiếng, đọc – hiểu, đọc thầm).
+ Câu hỏi khai thác bài có khả năng phát triển tư duy, khơi gợi suy
nghĩ của trẻ nhiều hơn.
+ Câu hỏi thường được sắp xếp theo trình tự nội dung bài học (gồm
những câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi bộc lộ ý kiến cá
nhân,..) không có câu hỏi phân loại HS như SGK cũ.
+ Rèn cho HS các kĩ năng: đọc trơn, đọc đồng thanh, đọc thầm, đọc
diễn cảm, đọc thuộc lòng, các biện pháp giải nghĩa từ…
+ Trong văn bản Tập đọc là truyện kể có ghi số (1,2,3,..) ở từng
đoạn truyện nhằm giúp HS nắm được bố cục, đọc – hiểu nội dung
để trả lời câu hỏi, đồng thời chuẩn bị cho yêu cầu luyện nói trong
giờ Kể chuyện sau.
− Hạn chế của chương trình cũ:

Phương pháp dạy Tập đọc trong SGK cũ lại nặng về thuyết trình,
giảng giải, chú trọng hoạt động của GV, chưa đề cao vai trò chủ động
tích cực của HS. Trong giờ Tập đọc, chỉ một số ít HS được luyện đọc
và phát biểu ý kiến về nội dung bài đọc. Quy trình dạy học chưa hợp
lí: nhiều GV sa đà vào nhiệm vụ day HS đọc diễn cảm trước khi các
13

em hiểu bài. Khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy bị coi nhẹ: HS chỉ
luyện đọc qua loa trước khi tìm hiểu nội dung bài. Khi hướng dẫn HS
hiểu bài, GV cũng nặng về giảng từ ngữ, giảng bài, chưa chú ý tổ
chức cho HS hoạt động để rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
5.2. Kể chuyện
− Chương trình SGK mới:

+ Nội dung phân môn KC gắn bó chặt chẽ với phân môn TĐ và chủ
điểm của từng tuần học, không có quyển Truyện đọc riêng.
+ Nội dung truyện kể là những câu chuyện các em vừa học đọc
trong tiết TĐ trước đó.
+ Các kiểu bài tập KC trong SGK mới rất đa dạng, phong phú: Kể
lại một đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo tranh minh họa; KC
theo gợi ý (trang 105 tập 1, trang 84 tập 2); kể chuyện phân vai,
KC bằng lời của mình, KC theo lời một nhân vật (trang 102 tập
2),…
− Chương trình SGK cũ:

+ Kể chuyện đươc tách biệt với môn Tiếng Việt, có quyển sách Kể
chuyện riêng.
+ Toàn bộ là nội dung câu chuyện, không có tranh minh họa cho
từng đoạn.
+ Chủ yếu do giáo viên kể trước, học sinh nghe và kể lại toàn bộ câu
chuyện theo lời văn của SGK
5.3. Chính tả
− Nội dung phân môn CT trong bộ SGK mới và SGK cũ đều gắn bó
chặt chẽ với phân môn TĐ và chủ điểm của từng tuần học. Các văn bản
để tập chép và nghe – viết thường được trích hoặc tóm tắt từ các bài
TĐ trong tuần. Văn bản nhớ – viết là một đoạn thơ hoặc đoạn văn HS
đã học thuộc lòng. Bên cạnh đó, SGK mới cũng sử dụng một số văn
bản mới có nội dung phù hợp với chủ điểm đang học để viết chính tả.
Ngay các bài tập điền chữ, điền vần hay tìm tiếng có âm, vần cho trước
nhiều khi cũng gắn với chủ điểm, góp phần làm rõ thêm chủ điểm.
− SGK mới kế thừa một số bài tập của SGK cũ nhưng đưa thêm rất nhiều
kiểu bài tập mới phong phú, đa dạng. Nhiều mẩu chuyện vui (trang 85
tập 2) được dùng làm vật liệu cho các bài tập chính tả, góp phần làm
cho sách thêm thú vị, hấp dẫn. Bên cạnh kiểu bài tập chính tả bắt buộc,

trong SGK mới còn có kiểu bài tập lựa chọn (bài tập mở) đưa ra nhiều
phương án luyện tập khác nhau để GV và HS lựa chọn theo đặc điểm
14

phát âm của địa phương hay của bản thân HS và những loại lỗi CT mà
HS địa phương thường mắc phải.
− SGK mới tổ chức cho HS luyện tập bằng nhiều hình thức hoạt động,
nhiều trò chơi sinh động,…
5.4. Tập viết
− Hình dạng các chữ cái viết hoa về cơ bản đã kế thừa có chỉnh sửa lại từ
Bảng chữ hoa giới thiệu cho HS các lớp cuối cấp I (ban hành theo
Thông tư số 29/TT ngày 25-9-1986). Chữ cái viết hoa thường có
những nét cong, nét lượn, tạo dáng thẩm mĩ cho chữ cái, giúp cho HS
có thể viết liền nét, hạn chế số lần nhấc bút. Các nét cơ bản của chữ cái
viết hoa thường có biến điệu so với chữ cái viết thường.
− Nội dung tập viết trong tiết học luôn bám sát nội dung bài học trong
SGK. HS được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa.
− Trong vở Tập Viết, sau chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm
đặt bút (dấu chấm) nhằm giúp HS xác định rõ số lần viết theo mẫu,
giúp các em viết đúng hình dạng, quy trình, đảm bảo khoảng cách đều
nhau giữa các chữ, tăng tính thẩm mĩ cho trang vở.
− Chữ viết mẫu có kích thước phù hợp và có những mũi tên giúp cho HS
dễ nhớ và viết đúng quy trình.
5.5. Luyện từ và câu
− Trong SGK mới, phân môn Từ ngữ – Ngữ pháp được gọi bằng tên mới
là Luyện từ và câu. Phân môn này có nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho HS
theo các chủ điểm của sách, cung cấp những kiến thức sơ giản về
Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt
câu (nói, viết), kĩ năng nghe và đọc cho HS. Thông qua đó, bồi dưỡng

cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết câu theo một số mục đích
nói thông thường, dùng một số dấu câu phổ biến khi viết.
− Do hệ thống chủ điểm trong bộ sách Tiếng Việt mới phong phú hơn
nên vốn từ của HS cũng được mở rộng hơn. Sách Tiếng Việt mới
không cung cấp cho HS bảng từ cho trước mà huy động vốn từ của các
em để tạo nên bảng từ này. Cách làm này sẽ tạo được nhiều cơ hội để
các em có thể tích cực hóa vốn từ đã có của mình cũng như vốn từ mới
được trang bị.
− Phân môn Luyện từ và câu không có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ
ngữ và ngữ pháp được thể hiện qua các bài tập thực hành. HS chủ yếu
luyện tập, thực hành để từ đó dần hình thành một cách tự nhiên các
nhận thức ban đầu về các kiến thức sẽ học ở các lớp trên. GV có thể
tóm lược một số ý thật ngắn gọn để HS nắm chắc bài, không sa vào
dạy lí thuyết.
5.6. Tập làm văn
15

− SGK mới vẫn có nội dung rèn kĩ năng KC và miêu tả cho HS, song nội

dung và hình thức luyện tập phong phú hơn. Đặc biệt, HS còn được
luyện kĩ năng quan sát tranh để kể chuyện hoặc miêu tả sự vật, sự việc
theo cách cảm nhận của riêng mình.
− SGK mới cung cấp, trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục
vụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày với nội dung khá đa dạng.
HS được học cách lập danh sách, viết tin nhắn, viết thời gian biểu, viết
nội quy,…
− SGK chú ý luyện kĩ năng nói cho HS, đặc biệt là dạy các nghi thức lời
nói tối thiểu gắn với những tình huống giao tiếp mà các em thường gặp
trong đời sống hằng ngày: các em được luyện nói lời tự giới thiệu, xin

lỗi, khẳng định, phủ định, nói lời chia vui, đồng ý, khen ngợi; đáp lời
tự giới thiệu, đáp lời đồng ý, đáp lời từ chối, đáp lời an ủi, đáp lời
khẳng định, phủ định, đáp lời chia vui, đáp lời khen ngợi,….Các bài
tập đã đưa ra những tình huống giao tiếp đa dạng, phù hợp với HS , tạo
được hứng thú học tập cho các em. Đây là nội dung dạy học mới mẻ
của phân môn TLV, nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp thể hiện thái độ
lịch sự, tế nhị trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội.
− Nội dung các bài học của phân môn TLV đều thông qua hệ thống bài
tập (bài tập miệng và bài tập viết). Như vậy, hầu như tiết học nào các
em cũng được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và quan sát.

 Tuy nhiên, theo ý kiến của nhóm, SGK Tiếng Việt 2 còn tồn
tại một số vấn đề:

Tập đọc:
+“Quà của bố” (trang 106 TV2 tập 1) bài này HS còn phải luyện
đọc quá nhiều từ khó (cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy tóe
nước, con muỗm,…).
+“Đôi giày” (trang 68 TV2 tập 1) là câu chuyện vui có nội dung
khó hiểu.
+Những bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 2 nếu đã giảm tải thì không
nên đưa vào nội dung của sách nữa

Chính tả
+Các bài chính tả tập chép ở sách TV tập 2 nên thay bằng ngheviết. Vì trong học kì II HS đã được rèn kĩ năng nghe- viết. Nếu để
HS tập nhìn chép dễ dẫn đến cẩu thả, một số HS không viết theo
cở chữ.

16

+Một số bài tập chính tả khá khó so với HS: bài tập 3 trang 136 tập
1.

Tập làm văn:
+Phải có gợi ý đối với thể loại tả ngắn.
+Khối lượng kiến thức tương đối nhiều, các mảng kiến thức trong
một số bài không quan hệ chặt chẽ. Ví dụ: tiết TLV tuần 16 trang
137. Bài 1 yêu cầu đặt 1 câu tỏ ý khen ngợi. Bài 2: kể về một con
vật nuôi trong nhà mà em biết. Bài 3: lập thời gian biểu buổi tối
của em.

Lượng kiến thức quá nhiều so với lứa tuổi HS lớp 2.

17

 Nghe• Nghe – hiểu và trả lời được câu hỏi của người đối thoại; biết dùng câu hỏiđể hỏi lại người đối thoại nhằm hiểu rõ yêu cầu của họ; có thái độ lịch sựkhi nghe người khác nói.• Nghe – hiểu những văn bản có độ dài thích hợp và nội dung gần gũi vớiHS lớp 2 Nói• Nói thành câu, nói rõ ràng, mạch lạc.• Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chiavui, chia buồn…đúng ngữ điệu và đúng nghi thức khi giao tiếp ở gia đình,trường học hoặc nơi công cộng.• Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mụcđích nhất định.• Kể lại được một đoạn truyện đã nghe, đã đọc. Kiến thức tiếng Việt và văn học (chỉ làm quen và nhận biết thông qua cácbài thực hành kĩ năng)• Ngữ âm và chữ viết- Nắm được một số quy tắc chính tả.- Nhớ được bảng chữ cái.• Từ vựngHọc thêm khoảng 300 – 350 từ ngữ, trong đó có một số thành ngữ, tụcngữ và một số từ Hán Việt thong dụng.• c. Ngữ pháp- Nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động, tính chất.- Nắm được cách đặt một số kiểu câu trần thuật đơn và cách dùng cácdấu chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than.• Văn học- Biết phân biệt văn xuôi, văn vần.- Nhận biết các nhân vật trong truyện.- Nhận biết đoạn văn, khổ thơ.II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆTSách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong haituần (riêng chủ điểm nhân dân học 3 tuần)1. Tập đọca) Hệ thống chủ điểm trong Tiếng Việt 2– Tập 1 (8 chủ điểm): Em là học sinh (tuần 1,2) – Bạn bè (tuần 3,4) –Trường học(tuần 5,6) – Thầy cô(tuần 7,8) – Ông bà(tuần 10,11) – Chamẹ (tuần 12,13) – Anh em (tuần 14,15) – Bạn trong nhà(tuần 16,17), (tậptrung vào các mảng: Học sinh – Nhà trường – Gia đình).– Tuần 9 dành để ôn tập giữa học kì 1; tuần 18 ôn tập cuối học kì 1.– Tập 2 (7 chủ điểm): Bốn mùa(tuần 19,20) – Chim chóc (tuần 21,22) –Muông thú (tuần 23,24) – Sông biển (tuần 25,26) – Cây cối (tuần 28,29)– Bác Hồ(tuần 30,31) – Nhân dân (tuần 32,33,34), (tập trung vào cácmảng: Thiên nhiên – Đất nước).– Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kì 2; tuần 35 ôn tập cuối học kì 2b) Sự phân bố các bài Tập đọc ở mỗi đơn vị học– Tuần thứ nhất: 1 truyện kể (2 tiết), 1 văn bản thông thường (1 tiết), 1 vănbản thơ (1 tiết).– Tuần thứ hai: 1 truyện kể (1 tiết), 1 văn bản miêu tả (1 tiết), 1 truyện vui(1 tiết). (Văn bản truyện kể có độ dài khoảng 100 – 250 chữ, các văn bảnkhác có độ dài khoảng 100- 120 chữ).c) Số lượng bài và thời lượng học– Trung bình mỗi tuần học sinh được học ba bài tập đọc, trong đó có mộtbài học 2 tiết, hai bài còn lại – mỗi bài học 1 tiết.– Như vậy tính cả năm, học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết: Họckì 1 là 48 bài, 64 tiết; Học kì 2 là 45 bài, 60 tiết.d) Các loại bài tập đọc– Văn bản văn học: Văn xuôi và thơ. Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2tuần), học sinh được học một truyện vui (học kì 1), những câu chuyệnnày vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn tư duy và phong cách sống vuitươi, lạc quan cho các em.– Văn bản khác: Văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thờikhóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách,…). Thông qua những văn bảnnày, SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiếttrong đời sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữanhà trường và xã hội.2. Kể chuyệnTrong hai học kì, HS được học 31 tiết kể chuyện. Mỗi tuần HS được học1 tiết kể chuyện. Cụ thể ở học kì 1 là 16 tiết, học kì 2 là 15 tiết.3. Chính tảHọc sinh được học tất cả 62 tiết Chính tả trong cả năm học: học kì 1 là32 tiết, học kì 2 là 30 tiết. Mỗi tuần HS được học 2 tiết chính tả.4. Tập viếtMỗi tuần có một bài tập viết, học trong một tiết. Trong cả năm học học sinhđược học 31 tiết tập viết.– Nội dung và yêu cầu tập viết trong tiết học luôn bám sát nội dung bàihọc ở SGK Tiếng Việt 2 (Viết chữ hoa – Viết ứng dụng). Theo đó, trongcả năm học, học sinh sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa do BộGiáo dục và Đào tạo mới ban hành (gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2), cụ thể:+ 26 chữ cái viết hoa (kiểu 1 và kiểu 2) được dạy trong 26 tuần (mỗituần 1 tiết, mỗi tiết dạy 1 chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cáitiếng Việt).+ 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1) được dạy trong 4 tuần (mỗi tuần 1 tiết,mỗi tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: A –Ă – Â, E – Ê, Ô – Ơ, U – Ư).+ Cuối năm học (tuần 34), chương trình Tập viết lớp 2 dành 1 tiết đểôn các chữ hoa theo kiểu 2. Bốn tuần Ôn tập và Kiểm tra định kìkhông có tiết dạy Tập viết trên lớp nhưng trong vở Tập viết 2 đềucó nội dung ôn luyện ở nhà để học sinh có cơ hội rèn kĩ năng viếtchữ.5. Luyện từ và câuTrong cả năm học, học sinh được học 31 tiết Luyện từ và câu: 16 tiết ởhọc kì 1 và 15 tiết ở học kì 2. Mỗi tuần HS được học 1 tiết Luyện từ và câu.6. Tập làm vănCả năm học, học sinh được học 31 tiết Tập làm văn. Trong đó, học kì 1là 16 tiết, học kì 2 là 15 tiết (mỗi tuần học 1 tiết).III.NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN1. Kiến thức và kĩ nănga. Tập đọc∗ Kiến thức:− Nắm bảng chữ cái.− Hiểu nghĩa các từ mới.− Nắm nội dung, ý chính của đoạn văn bản, bài thơ ngắn, một số văn bảnthông thường.− Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.∗ Kĩ năng:− Đọc trơn từ, câu, bài văn, đoặn văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản,đọc lời hội thoại, văn bản thông thường.− Đọc thầm.− Đọc thuộc một số đoạn văn hoặc bài thơ ngắn.− Đọc diễn cảm.− Hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bảnthân.− Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp,…)b. Chính tả∗ Kiến thức:− Biết phân biệt khi nào dùng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh.− Biết viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người, địa lí Việt Nam.− Biết phân biệt một số cặp từ dễ nhầm lẫn âm đầu(l/n, s/x,d/gi/r), vần(an/ang, iu/iêu, ưu/ươu), thanh (hỏi, ngã).∗ Kĩ năng:− Viết đúng các từ có vần khó.− Viết nhanh đạt tốc độ khoảng 50 chữ/15 phút.− Trình bày sạch sẽ.c. Luyện từ và câu∗ Kiến thức:− Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.− Nhận biết câu trong đoạn.− Nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi.− Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.− Biết các từ ngữ chỉ sự vật, hành động, tính chất thông thường; một sốthành ngữ, tục ngữ dễ hiểu.− Nhận biết các từ ngữ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa.− Biết thêm nhiều từ vựng mới.∗ Kĩ năng:− Sử dụng nghi thức lời nói (lời xin lỗi, cám ơn, lời chào…).− Đặt và trả lời câu hỏi.− Viết đúng nhữ pháp những câu đơn giản.d. Tập viết∗ Kiến thức:− Biết viết chữ hoa cỡ vừa.− Biết nối chữ cái viết hoa với chữ cái viết thường.∗ Kĩ năng:− Viết đẹp và đúng mẫu chữ hoa và chữ thường.− Viết nhanh, sạch sẽ.e. Tập làm văn∗ Kiến thức:− Biết viết đoạn văn kể, tả đơn giản có độ dài từ 3 đến 5 câu.− Biết điền vào bản khai lí lịch, giấy in sẵn, viết danh sách tổ, thời gian biểu,tin nhắn, bưu thiếp.− Nhận biết đoạn văn .− Hiểu ý chính của đoạn văn.∗ Kĩ năng:− Viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu.− Rèn luyện cho HS kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.f. Kể chuyện∗ Kiến thức:− Biết kể lại chuyện theo gợi ý (tranh ảnh, câu hỏi, lời thoại của nhân vật).− Hiểu được nội dung chính của câu chuyện.∗ Kĩ năng:− Nói lưu loát, kể truyền cảm.− Tự rút ra bài học cho bản thân.− Rèn kĩ năng trình bày trước tập thể.2. Thái độ− Yêu tiếng Việt.− Yêu thích môn Tiếng Việt.− Thích đọc sách.− Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.− Lễ phép trong giao tiếp.− Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sang tình yêucái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống.IV.NHẬN XÉT1. Thời lượng các phân mônỞ lớp 1 Hs đã được làm quen với các chữ cái và được học cách đọc, viếtthông qua phân môn học vần và tập viết sang lớp 2 phân môn tập đọc sẽ giúphs củng cố lại kiến thức ở lớp 1 đồng thời nội dung được nâng cao hơn giúphs rèn luyện khả năng nghe và nói hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và conngười đồng thời cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt cho các em.Về phân môn luyện từ và câu phần lớn thời gian các em sẽ được luyện tậpthực hành thông qua các bài tập qua đó giúp các em mở rộng vốn từ theo từngchủ điểm, rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc.Đối với môn chính tả GV sẽ tập trung rèn cho hs kỹ năng nghe và viết quađó các em sẽ rèn luyện được các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài viếtchính tả còn cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhaucủa đời sống.Phân môn tập viết ở lớp 2 các em sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viếthoa chủ yếu là rèn luyện kĩ năng viết chữ.Còn đối với phân môn kể chuyện ở lớp 2 thì nội dung gắn bó với phânmôn tập đọc và các chủ điểm của từng tuần học giúp rèn các kĩ năng nói,nghe và đọc cho hs.Cuối cùng phân môn tập làm văn chủ yếu gv sẽ luyện cho các em kỹ năngnghe, nói, đọc, viết và quan sát.Theo qui định là 35 phút cho 1 tiết dạy (phân môn) như thế thời lượng cácphân môn của chương trình đã tương đối phù hợp. Tuy nhiên tùy thuộc vàođiều kiện và hoàn cảnh thực tế mà giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh sốlượng tiết dạy cũng như thời gian của mỗi tiết cho hợp lí.2. Hệ thống tranh ảnh, câu hỏiTranh ảnh:+ Phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung từng chủ điểm.+ Nhiều màu sắc sinh động, tập trung được sự chú ý của HS.+ Phù hợp với tâm sinh lý của HS lớp 2.Câu hỏi: hầu hết rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu+ Giúp HS tìm ra kiến thức mới.+ Đảm bảo tính vừa sức cho HS.+ Giúp HS nắm vững nội dung bài học.+ Phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS.3. Các nguyên tắc xây dựng chương trình3.1. Tính khoa họcNguyên tắc khoa học yêu cầu xem xét một cách nghiêm túc cả cấu trúclẫn nội dung của môn học. Mỗi khoa học điều có logic riêng, không thể đưanó vào một cách tùy tiện. cấu trúc chương trình phải phù hợp với logic pháttriển của khoa học Tiếng Việt, đồng thời hệ thống các tri thức của môn học,trật tự sắp xếp các tài liệu phải phù hợp với logic phát triển tâm lý và khảnăng nhận thức của học sinh. Vì vậy, không thể đưa kiến thức vào chươngtrình một cách thiếu hệ thống.SGK Tiếng Việt 2 đã thể hiện tính khoa học, hệ thống thông qua các phânmôn, cụ thể như:Phân môn tập đọc: Các chủ điểm được sắp xếp theo hệ thống từ gần gũiđến lạ dần. Từ tuần 1 đến tuần 8 là các chủ điểm nói về trường lớp (học sinh,bạn bè, trường học, thầy cô). Từ tuần 10 đến tuần 17 là các chủ điểm nói vềgia đình (ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà). Từ tuần 19 đến tuần 29 làcác chủ điểm nói về tự nhiên (muông thú, sông biển, cây cối). Từ tuần 30 đếntuần 34 là các chủ điểm nói về đất nước (Bác Hồ, nhân dân).Phân môn LTVC: Các đơn vị bài học được sắp xếp hợp lý. Trước khi HShọc từ ngữ theo chủ đề như từ ngữ về học tập, từ chỉ sự vật… thì đã được họcvề từ . Trước khi HS học kiểu câu “ai là gì?” thì đã được học về câu và dấuchấm hỏi.Phân môn chính tả: HS được dạy phân biệt những âm, vần từ dễ đến khó.Đầu tiên là phân biệt c/k, sau đó là những âm, vần khó hơn như an/ang,ăng/ăn, ngh/ng, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã…3.2. Tính sư phạmNguyên tắc sư phạm đòi hỏi chương trình môn học phải thống nhất vớinhững mục tiêu giáo dục chung mà đích cuối cùng là hình thành cho học sinhnhững phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới. chương trình tiếng việtphải chỉ dẫn phạm vi ngữ liệu cần lựa chọn để tiến hành dạy học. Nội dungcác văn bản được chọn điều hướng đến giáo dục lý tưởng sống và nhữngphẩm chất tốt đẹp của học sinh.SGK tiếng Việt 2 cũng đã thể hiện nguyên tắc trên rất rõ thông qua cácphân môn: Các chủ đề, văn bản được chon điều hướng đến giáo dục nhữngphẩm chất đẹp cho hoc sinh như: Lòng kiên nhẫn (Có công mài sắt, có ngàynên kim). Tính siêng năng chăm chỉ (Phần thưởng). Tình bạn (bạn của NaiNhỏ, Bím tóc đuôi sam). Nhơ ơn và vâng lời thầy cô (Người thầy cũ, Ngườimẹ hiền). Lòng kính trọng ông bà cha mẹ (Sáng kiến của bé Hoa, bà cháu, Sựtích cây vú sữa…). Tình yêu thiên nhiên đất nước (Chuyện bốn mùa, Chimsơn ca và bong cúc trắng, Cây dừa, Cây và hoa bên lăng Bác, Bóp nát quảcam…)3.3. Tính thực tiễnChương trình xác định được chuẩn tối thiểu của môn học đồng thời có độmềm dẻo để thực thi ở những vùng miền khác nhau.Ví dụ:Tiếng Việt lớp 2 : Đọc đúng, rõ ràng toàn bài,… (Tập đọc) ; không mắcquá 5 lỗi trong bài (Chính tả), chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳnghàng… (Tập viết).Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ các vănbản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GDĐT.GiaiđoạnGiữaCuốiGiữaCuốihọc kì Ihọc kì Ihọc kì IIhọc kì IITốc độ(Cuối nămhọc)cần đạtĐọcKhoảng35 tiếng/phútKhoảng40 tiếng/phútKhoảng45 tiếng/phútKhoảng50tiếng/phútViếtKhoảngKhoảngKhoảngKhoảng35chữ/15phút40 chữ/15phút45 chữ/15phút50 chữ/15phútTuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độquy định ghi trong bảng ở những thời điểm khác nhau.Còn về chính tả: đối với khu vực Bắc Trung Bộ GV cần chú trọng hơntrong việc cho HS phân biệt rõ hai thanh hỏi và ngã. Còn khu vực Nam BộHS dễ nhầm lẫn cặp phụ âm cuối t/c vì vậy việc phân biệt cặp phụ âm t/c sẽGV chú trọng hơn khi dạy,..4. Quan điểm xây dựng chương trình4.1. Quan điểm giao tiếpQuan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dungvà phương pháp dạy học.− Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từvà câu, Chính tả, Tập làm văn, môn Tiếng Việt tạo ra những môitrường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo địnhhướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụngtiếng Việt trong giao tiếp. SGK dạy HS từ những nghi thức lời nói nhưchào hỏi, cám ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối…đến các kĩ năng làm việc vàgiao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thờikhóa biểu, lập thời gian biểu, gọi điện,…− Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thôngqua nhiều bài tập, phù hợp với những tình huống giao tiếp mang tính tựnhiên.Bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụngtiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ – Ngữpháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn.− Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọcthầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệthống bài đọc theo chủ điểm và các câu hỏi, những bài tập khai thácnội dung bài học, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biếtvề thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt,những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhânvật,..) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS.− Phân môn Từ ngữ – Ngữ pháp, được gọi bằng tên mới là Luyện từ vàcâu, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đườngquy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọccho HS.− Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ Chínhtả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn (nhìn- viết, nghe- viết,nhớ- viết) và làm những bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năngsử dụng ngôn ngữ. Các bài viết chính tả còn cung cấp cho HS vốn từ,vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.− Phân môn Tập viết chủ yếu rèn luyện kĩ năng viết chữ.− Phân môn Kể chuyện rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ Kểchuyện, HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các emđã học (trong SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạnkể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghilại những chi tiết chính của câu chuyện đó.− Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Tronggiờ Tập làm văn, HS được cung cấp kiến thức về cách làm bài và cáchlàm bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấuthành của văn bản.4.2. Quan điểm tích hợpTích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết họchay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằmtăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.Quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 được thể hiện ở haiyêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm).a. Tích hợp ngang:− Tích hợp ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thứcvề văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.− SGK thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thông qua hệ thống các chủđiểm học tập, các kiến thức được tích hợp với kỹ năng, tích hợp các kỹnăng đọc, viết, nghe, nói với nhau. Tức là bằng việc tổ chức các bàiđọc, bài học theo chủ điểm, SGK dắt dẫn HS đi dần vào các lĩnh vựccủa đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em vềnhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời cũng mở rộng cánh cửa chocác em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn củachính mình.− Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chínhtả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó vớinhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc;các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặtchẽ với nhau hơn trước.Ví dụ: Chủ điểm “Trường học” học trong hai tuần (tuần 5 và tuần 6),các phân môn mà học sinh được học đều liên quan,tập trung xoay quanhchủ điểm. Cụ thể như: Ở phân môn tập đọc sẽ được học các bài: Chiếc bút mực, mục lụcsách, cái trống trường em, mấu giấy vụn, ngôi trường mới, muakính → nội dung bài đọc xoay quanh vấn đề học tập, nhữngchuyện diễn ra ở trường ở lớp, luôn tập trung xung quanh chủđiểm.10 Ở phân môn kể chuyện: Truyện kể chính là bài Tập đọc vừa họctrong giờ tập đọc trước đó. Ở phân môn chính tả: Dựa trên bài tập đọc ở tiết học trước trongtuần để cho học sinh tập chép hoặc nghe – viết. Ở phân môn tập viết: Ngoài viết các chữ cái viết hoa, học sinh cònviết từ ứng dụng liên quan đến trường lớp như “đẹp trường đẹplớp”. Ở phân môn luyện từ và câu: Học sinh được mở rộng vốn từ về“từ ngữ về đồ dùng học tập”. Ở phân môn tập làm văn: Học sinh được tìm hiểu về cách đặt têncho bài, tìm hiểu về mục lục sách.b. Tích hợp dọc:Tích hợp dọc là tích hợp mà ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới cũngtích hợp những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồngtâm: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớpdưới nhưng cao hơn, sâu hơn.Ví dụ: Ở lớp 1, chưa có phân môn tập làm văn mà chỉ dạy cho HS cáchnói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học; cách đặt một số câu hỏiđơn giản (theo mẫu); nói về mình và người thân bằng một vài câu;…. Khi lênlớp 2, HS bắt đầu được học phân môn tập làm văn, dựa trên những kiến thứcđã được học ở lớp 1 nhưng mở rộng hơn như tự giới thiệu, đáp lời chào hỏi,chia tay, viết đoạn văn ngắn,…c. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của HS:− Xây dựng chương trình theo quan điểm này nhằm tạo điều kiện chogiáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt độngcủa người học, trong đó GV đóng vai trò là người tổ chức hoạt độngcủa HS; mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình vàđược phát triển.+ Hoạt động của HS được hiểu là:• Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt)• Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết… (như ở cácmôn học khác)+ Cả hai hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thứckhác nhau:• Làm việc độc lập.• Làm việc theo nhóm.• Làm việc theo lớp.11− Theo nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGKkhông trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệthống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằmchiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Ngoàira, SGK cũng dựa vào đặc điểm tâm lý và nhu cầu giao tiếp của lứatuổi HS lớp 2, cụ thể như:+ HS được học nhiều chủ điểm (một chủ điểm được học trong haituần) phù hợp với sự phát triển nhận thức của lứa tuổi giúp các emduy trì hứng thú học tập, loại trừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khihọc một chủ điểm trong một thời gian quá dài.+ Hình ảnh trong SGK phong phú, đa dạng làm cho bài học thêm sinhđộng.+ Chú ý đến tính đa dạng của bài tập để tránh sự đơn điệu, nhàmchán, đồng thời hình thành cách nói, cách nghĩ, cách làm mềm dẻo,linh hoạt ở HS.5. So sánh chương trình cũ và mới5.1. Tập đọc− SGK mới đã kế thừa những ưu điểm của SGK cũ:+ Dùng lại những bài đọc hay trong SGK Tiếng Việt và sách Truyệnđọc cũ.+ Sắp xếp các “văn bản đọc” gần gũi, thiết thực với trẻ theo chủđiểm để cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hộivà con người; tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt…− Những đổi mới của chương trình SGK mới:+ SGK mới xem HS là trung tâm của quá trình dạy học, coi trọngnhững PPDH phát huy tính tích cực của HS, tổ chức các hoạtđộng đọc của HS theo quan điểm thực hành giao tiếp.+ Các chủ điểm được chia nhỏ hơn với thời lượng dành cho mỗi chủđiểm ít hơn phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ, giúp trẻduy trì hứng thú, loại trừ cảm giác nhàm chán khi học một chủđiểm trong thời gian quá dài.+ Các bài tập đọc trở thành nguyên liệu để cho các phân môn: KC,CT, LT&C, thậm chí cả Tập Viết khai thác. Đặc biệt, hàng loạtbài Tập Đọc đã được dùng làm mẫu để tạo lập văn bản trong phânmôn Tập làm văn. Ví dụ: Các văn bản thông thường được dạytrong phân môn Tập đọc như Tự thuật, Bưu thiếp, Nhắn tin, Mụclục sách, Điện thoại,… trang bị cho HS những hiểu biết ban đầu;12trên cơ sở đó rèn HS các kĩ năng viết tự thuật, bưu thiếp, nhắn tin,tra mục lục sách, nhận và gọi điện thoại.+ Kiểu loại văn bản phong phú: nghệ thuật, báo chí, khoa học (bạncó biết,..), hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu,mục lục sách…) …giúp HS biết đọc nhiều kiểu loại văn bản.+ Có nhiều văn bản vui, khôi hài giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc thôngminh, khiếu hài hước. (Cá sấu sợ cá mập, Mít làm thơ,..)+ Văn bản có tính nghệ thuật cao hơn (sử dụng nhiều biện pháp tutừ). Đó là nguồn ngữ liệu sinh động giúp HS tiếp xúc với vẻ đẹpcủa Tiếng Việt trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, từ đóhọc được cách sử dụng Tiếng Việt chính xác, tinh tế, biểu cảm,…Cũng do có tính nghệ thuật cao hơn, các văn bản này có tác độnggiáo dục sâu hơn, thấm thía hơn.+ SGK mới dạy Tập đọc theo quan điểm giao tiếp nhằm thực hiệnmục tiêu của Chương trình “hình thành và phát triển ở HS các kĩnăng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)”. Phân môn Tậpđọc có nhiệm vụ rèn các kĩ năng đọc, nghe và nói, trọng tâm là kĩnăng đọc (đọc thành tiếng, đọc – hiểu, đọc thầm).+ Câu hỏi khai thác bài có khả năng phát triển tư duy, khơi gợi suynghĩ của trẻ nhiều hơn.+ Câu hỏi thường được sắp xếp theo trình tự nội dung bài học (gồmnhững câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi bộc lộ ý kiến cánhân,..) không có câu hỏi phân loại HS như SGK cũ.+ Rèn cho HS các kĩ năng: đọc trơn, đọc đồng thanh, đọc thầm, đọcdiễn cảm, đọc thuộc lòng, các biện pháp giải nghĩa từ…+ Trong văn bản Tập đọc là truyện kể có ghi số (1,2,3,..) ở từngđoạn truyện nhằm giúp HS nắm được bố cục, đọc – hiểu nội dungđể trả lời câu hỏi, đồng thời chuẩn bị cho yêu cầu luyện nói tronggiờ Kể chuyện sau.− Hạn chế của chương trình cũ:Phương pháp dạy Tập đọc trong SGK cũ lại nặng về thuyết trình,giảng giải, chú trọng hoạt động của GV, chưa đề cao vai trò chủ độngtích cực của HS. Trong giờ Tập đọc, chỉ một số ít HS được luyện đọcvà phát biểu ý kiến về nội dung bài đọc. Quy trình dạy học chưa hợplí: nhiều GV sa đà vào nhiệm vụ day HS đọc diễn cảm trước khi các13em hiểu bài. Khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy bị coi nhẹ: HS chỉluyện đọc qua loa trước khi tìm hiểu nội dung bài. Khi hướng dẫn HShiểu bài, GV cũng nặng về giảng từ ngữ, giảng bài, chưa chú ý tổchức cho HS hoạt động để rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản.5.2. Kể chuyện− Chương trình SGK mới:+ Nội dung phân môn KC gắn bó chặt chẽ với phân môn TĐ và chủđiểm của từng tuần học, không có quyển Truyện đọc riêng.+ Nội dung truyện kể là những câu chuyện các em vừa học đọctrong tiết TĐ trước đó.+ Các kiểu bài tập KC trong SGK mới rất đa dạng, phong phú: Kểlại một đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo tranh minh họa; KCtheo gợi ý (trang 105 tập 1, trang 84 tập 2); kể chuyện phân vai,KC bằng lời của mình, KC theo lời một nhân vật (trang 102 tập2),…− Chương trình SGK cũ:+ Kể chuyện đươc tách biệt với môn Tiếng Việt, có quyển sách Kểchuyện riêng.+ Toàn bộ là nội dung câu chuyện, không có tranh minh họa chotừng đoạn.+ Chủ yếu do giáo viên kể trước, học sinh nghe và kể lại toàn bộ câuchuyện theo lời văn của SGK5.3. Chính tả− Nội dung phân môn CT trong bộ SGK mới và SGK cũ đều gắn bóchặt chẽ với phân môn TĐ và chủ điểm của từng tuần học. Các văn bảnđể tập chép và nghe – viết thường được trích hoặc tóm tắt từ các bàiTĐ trong tuần. Văn bản nhớ – viết là một đoạn thơ hoặc đoạn văn HSđã học thuộc lòng. Bên cạnh đó, SGK mới cũng sử dụng một số vănbản mới có nội dung phù hợp với chủ điểm đang học để viết chính tả.Ngay các bài tập điền chữ, điền vần hay tìm tiếng có âm, vần cho trướcnhiều khi cũng gắn với chủ điểm, góp phần làm rõ thêm chủ điểm.− SGK mới kế thừa một số bài tập của SGK cũ nhưng đưa thêm rất nhiềukiểu bài tập mới phong phú, đa dạng. Nhiều mẩu chuyện vui (trang 85tập 2) được dùng làm vật liệu cho các bài tập chính tả, góp phần làmcho sách thêm thú vị, hấp dẫn. Bên cạnh kiểu bài tập chính tả bắt buộc,trong SGK mới còn có kiểu bài tập lựa chọn (bài tập mở) đưa ra nhiềuphương án luyện tập khác nhau để GV và HS lựa chọn theo đặc điểm14phát âm của địa phương hay của bản thân HS và những loại lỗi CT màHS địa phương thường mắc phải.− SGK mới tổ chức cho HS luyện tập bằng nhiều hình thức hoạt động,nhiều trò chơi sinh động,…5.4. Tập viết− Hình dạng các chữ cái viết hoa về cơ bản đã kế thừa có chỉnh sửa lại từBảng chữ hoa giới thiệu cho HS các lớp cuối cấp I (ban hành theoThông tư số 29/TT ngày 25-9-1986). Chữ cái viết hoa thường cónhững nét cong, nét lượn, tạo dáng thẩm mĩ cho chữ cái, giúp cho HScó thể viết liền nét, hạn chế số lần nhấc bút. Các nét cơ bản của chữ cáiviết hoa thường có biến điệu so với chữ cái viết thường.− Nội dung tập viết trong tiết học luôn bám sát nội dung bài học trongSGK. HS được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa.− Trong vở Tập Viết, sau chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểmđặt bút (dấu chấm) nhằm giúp HS xác định rõ số lần viết theo mẫu,giúp các em viết đúng hình dạng, quy trình, đảm bảo khoảng cách đềunhau giữa các chữ, tăng tính thẩm mĩ cho trang vở.− Chữ viết mẫu có kích thước phù hợp và có những mũi tên giúp cho HSdễ nhớ và viết đúng quy trình.5.5. Luyện từ và câu− Trong SGK mới, phân môn Từ ngữ – Ngữ pháp được gọi bằng tên mớilà Luyện từ và câu. Phân môn này có nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho HStheo các chủ điểm của sách, cung cấp những kiến thức sơ giản vềTiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặtcâu (nói, viết), kĩ năng nghe và đọc cho HS. Thông qua đó, bồi dưỡngcho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết câu theo một số mục đíchnói thông thường, dùng một số dấu câu phổ biến khi viết.− Do hệ thống chủ điểm trong bộ sách Tiếng Việt mới phong phú hơnnên vốn từ của HS cũng được mở rộng hơn. Sách Tiếng Việt mớikhông cung cấp cho HS bảng từ cho trước mà huy động vốn từ của cácem để tạo nên bảng từ này. Cách làm này sẽ tạo được nhiều cơ hội đểcác em có thể tích cực hóa vốn từ đã có của mình cũng như vốn từ mớiđược trang bị.− Phân môn Luyện từ và câu không có bài học lí thuyết. Các kiến thức từngữ và ngữ pháp được thể hiện qua các bài tập thực hành. HS chủ yếuluyện tập, thực hành để từ đó dần hình thành một cách tự nhiên cácnhận thức ban đầu về các kiến thức sẽ học ở các lớp trên. GV có thểtóm lược một số ý thật ngắn gọn để HS nắm chắc bài, không sa vàodạy lí thuyết.5.6. Tập làm văn15− SGK mới vẫn có nội dung rèn kĩ năng KC và miêu tả cho HS, song nộidung và hình thức luyện tập phong phú hơn. Đặc biệt, HS còn đượcluyện kĩ năng quan sát tranh để kể chuyện hoặc miêu tả sự vật, sự việctheo cách cảm nhận của riêng mình.− SGK mới cung cấp, trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phụcvụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày với nội dung khá đa dạng.HS được học cách lập danh sách, viết tin nhắn, viết thời gian biểu, viếtnội quy,…− SGK chú ý luyện kĩ năng nói cho HS, đặc biệt là dạy các nghi thức lờinói tối thiểu gắn với những tình huống giao tiếp mà các em thường gặptrong đời sống hằng ngày: các em được luyện nói lời tự giới thiệu, xinlỗi, khẳng định, phủ định, nói lời chia vui, đồng ý, khen ngợi; đáp lờitự giới thiệu, đáp lời đồng ý, đáp lời từ chối, đáp lời an ủi, đáp lờikhẳng định, phủ định, đáp lời chia vui, đáp lời khen ngợi,….Các bàitập đã đưa ra những tình huống giao tiếp đa dạng, phù hợp với HS , tạođược hứng thú học tập cho các em. Đây là nội dung dạy học mới mẻcủa phân môn TLV, nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp thể hiện thái độlịch sự, tế nhị trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội.− Nội dung các bài học của phân môn TLV đều thông qua hệ thống bàitập (bài tập miệng và bài tập viết). Như vậy, hầu như tiết học nào cácem cũng được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và quan sát. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhóm, SGK Tiếng Việt 2 còn tồntại một số vấn đề:Tập đọc:+“Quà của bố” (trang 106 TV2 tập 1) bài này HS còn phải luyệnđọc quá nhiều từ khó (cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy tóenước, con muỗm,…).+“Đôi giày” (trang 68 TV2 tập 1) là câu chuyện vui có nội dungkhó hiểu.+Những bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 2 nếu đã giảm tải thì khôngnên đưa vào nội dung của sách nữaChính tả+Các bài chính tả tập chép ở sách TV tập 2 nên thay bằng ngheviết. Vì trong học kì II HS đã được rèn kĩ năng nghe- viết. Nếu đểHS tập nhìn chép dễ dẫn đến cẩu thả, một số HS không viết theocở chữ.16+Một số bài tập chính tả khá khó so với HS: bài tập 3 trang 136 tập1.Tập làm văn:+Phải có gợi ý đối với thể loại tả ngắn.+Khối lượng kiến thức tương đối nhiều, các mảng kiến thức trongmột số bài không quan hệ chặt chẽ. Ví dụ: tiết TLV tuần 16 trang137. Bài 1 yêu cầu đặt 1 câu tỏ ý khen ngợi. Bài 2: kể về một convật nuôi trong nhà mà em biết. Bài 3: lập thời gian biểu buổi tốicủa em.Lượng kiến thức quá nhiều so với lứa tuổi HS lớp 2.17