Phân tích các chức năng quản trị doanh nghiệp – Johnson’s Blog
4.7/5 – (6 bình chọn)
Quản trị doanh nghiệp là một cụm từ không mấy xa lạ trong thời điểm hiện nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp ngày càng mọc lên rất nhiều. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại lâu dài thì không thể nào thiếu đi một hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Bài viết dưới đây, hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu qua bài viết phân tích các chức năng quản trị doanh nghiệp.
Tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì?
Nội Dung Chính
Tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì?
Hoạt động quản trị doanh nghiệp là hệ thống không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh. Đó là hệ thống những điều lệ, chính sách giúp cho việc quản lý cũng như điều hành các hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp cũng hướng tới việc cân đối lợi ích của nhiều bên có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như cổ đông, cơ quan nhà nước, các đối tác hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng, môi trường, cộng đồng…
Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp còn được xem như là một quá trình của sự tác động liên tục và mang tính chất tổ chức, có mục đích từ phía doanh nghiệp tới người lao động.
Hoạt động quản trị doanh nghiệp có tác dụng giúp cho doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả các tiềm năng, cơ hội để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả phù hợp với những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
>>>Xem thêm: Dịch vụ tập huấn và Chuyển giao công nghệ
Phân tích chức năng của quản trị doanh nghiệp
Sau khi đã tìm hiểu rõ được các hoạt động của việc quản trị trong doanh nghiệp thì bạn nên tìm hiểu về quản trị doanh nghiệp có chức năng gì?. Dưới đây, Johnson Vu sẽ chia sẻ phân tích các chức năng của quản trị doanh nghiệp.
Tìm hiểu về các chức năng của quản trị doanh nghiệp
Chức năng hoạch định chiến lược
Quản trị doanh nghiệp được cho là đóng vai trò rất lớn không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp. Một chức năng quan trọng cần nhắc đến chính là chức năng hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Đây là công việc của đội ngũ sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp đã thành công khi kêu gọi được sự tham gia tích cực của nhân viên và các cấp quản lý tham gia.
Chức năng hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp được xem là chức năng có vai trò quyết định tới hướng phát triển, mục tiêu hoạt động cũng như sự thành công của doanh nghiệp.
Khi có bản hoạch định chiến lược kinh tế cụ thể sẽ giúp cho nhà lãnh đạo nắm rõ được tình hình, bối cảnh kinh doanh của thị trường bên ngoài doanh nghiệp, nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.
Hoạt động hoạch định trong khi quản trị doanh nghiệp cần hai yếu tố là thời gian và cách thức thực hiện. Việc lên kế hoạch phải được liên kết và phối hợp giữa các phòng ban và quản lý xuyên suốt.
Kế hoạch trong việc quản trị doanh nghiệp phải tận dụng nguồn lực sẵn có và điều động linh hoạt nhân sự để thực hiện triển khai việc quản trị doanh nghiệp được tối ưu nhất.
Không chỉ vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp xác định được nguồn lực cần có, cần chuẩn bị, chỉ rõ các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian sẵn để hoàn thành được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra trước đó.
>>>Xem thêm: Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp
Chức năng tổ chức của quản trị doanh nghiệp
Chức năng tổ chức phần lớn liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhân sự,quản lý. chức năng này yêu cầu xác định những việc phải làm, những ai phụ trách, trách nhiệm đó sẽ do bộ phận nào chịu trách nhiệm và thực hiện.
Khi đã thiết lập được một cơ cấu nhân sự tốt thì doanh nghiệp có thể vận hành và phát triển ổn định những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ khi quản trị doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng khi thực hiện các chức năng và nhiệm vụ xứng tầm nhìn trong tương lai.
Khi muốn phát triển hay mở rộng quy mô của doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp nên đầu tư về số lượng phòng ban và nhân sự để có thể phát triển từ bên trong lẫn bên ngoài. Đặc biệt là sự thay đổi trong phương thức lãnh đạo khi quản trị doanh nghiệp cũng rất quan trọng không kém cạnh gì việc điều động nhân lực phù hợp với từng ngành ban.
Chức năng tổ chức của quản trị doanh nghiệp
Chức năng tổ chức của quản trị doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến 3 mảng chính. Một là, tổ chức bộ máy và xây dựng kết cấu doanh nghiệp với các cấp, thứ tự, vị trí. Trong đó sẽ chỉ rõ được các quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của mỗi vị trí.
Hai là, doanh nghiệp đó sẽ tổ chức phân công về mặt nhân sự, phân công công tác và phân bố các nguồn lực cho các phòng ban một cách hợp lý nhất.
Ba là, chức năng tổ chức sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiến hành xây dựng và ban hành những chính sách, cơ chế phối hợp trong doanh nghiệp để đảm bảo toàn bộ hoạt động một cách hiệu quả nhất.
>>>Xem thêm: Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP
Chức năng điều khiển của quản trị doanh nghiệp
Sau khi đưa ra kế hoạch hoạch định và tổ chức các công việc một cách ổn định thì doanh nghiệp sẽ thực hiện chức năng điều khiển có vai trò kích thích động viên, chỉ huy, phối hợp các nhân sự để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã được đề ra.
Đây là một trong những chức năng cần thiết khi bạn muốn quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Chức năng chỉ đạo và hướng dẫn chi tiết các công việc sẽ giúp cho nhân viên biết được họ nên làm những việc gì để đáp ứng được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Một người quản lý tốt sẽ đem đến kết quả công việc của từng nhân viên một cách tối ưu nhất khi có những định hướng hợp lý và rõ ràng trong việc phân chia nhiệm vụ, công việc. Họ là người có thái độ giao tiếp cởi mở khả năng truyền đạt minh bạch. Đồng thời họ phải có khả năng xem xét và thảo luận quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp để có thể khuyến khích tạo động lực cho nhân viên sáng tạo và hăng say làm việc.
Chức năng điều khiển bao gồm các công việc cần được thực hiện như: hướng dẫn lãnh đạo nhân sự hoạt động như thế nào?
Việc thực hiện chức năng điều khiển sẽ giúp cho những người lao động làm việc tại doanh nghiệp làm việc một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất, tránh tình trạng chậm trễ công việc.
Chức năng điều khiển của quản trị doanh nghiệp
>>>Xem thêm: 3 mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Chức năng kiểm soát và điều chỉnh trong quản trị doanh nghiệp
Trong quá trình làm việc thì chức năng kiểm soát sẽ giúp cho công việc được đảm bảo thực hiện theo như kế hoạch đề ra, giúp các nhà quản trị theo dõi được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào? thu nhập kết quả thực hiện thực tế để so sánh với các mục tiêu để phát hiện và điều chỉnh nếu có sai lệch.
Chức năng kiểm soát về mục tiêu cũng như quy trình vận hành để đạt được mục tiêu đó khi quản trị doanh nghiệp cần thực hiện theo 4 bước như sau :
Theo dõi hoạt động của doanh nghiệp
- Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động dựa trên mục tiêu.
- Lập báo cáo và đo lường hoạt động thực tế.
- So sánh kết quả giữa chỉ tiêu và báo cáo thực tế.
- Thêm hoặc bổ sung những thay đổi hay biện pháp phòng ngừa.
Bởi vậy, kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá, đồng thời cũng sẽ điều chỉnh hoạt động công việc. Chức năng này sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể đánh giá một cách khách quan nhất, nắm bắt được các điểm mạnh, điểm hạn chế, điểm bất cập còn tồn tại trong doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những phương pháp điều chỉnh để giúp cho hoạt động của doanh nghiệp của mình phát triển mạnh, thành công hơn hơn.
>>>Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp có thể bạn chưa biết
Chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp
Khi quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì khả năng điều phối phải được thực hiện ăn ý và linh hoạt để cơ cấu của doanh nghiệp vận hành được tốt hơn. Khi phối hợp giữa các phòng ban thì vai trò ảnh hưởng tích cực nhất đó là thái độ và cách ứng xử của nhân viên.
Vì vậy chức năng điều phối phải thực hiện được khả năng khuyến khích và duy trì được kỷ luật của công ty.
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải thể hiện được sự trung thực và cởi mở khi liên kết nội bộ để thực hiện chức năng điều phối tốt nhất và đạt được mục tiêu đặt ra.
>>>Xem thêm: Khóa học quản trị doanh nghiệp
Lời kết
Bài viết trên, Johnson’s Blog đã chia sẻ với bạn đọc về những chức năng của quản trị doanh nghiệp, phân tích được rõ nét từng chức năng của quản trị doanh nghiệp từ đó giúp cho người đọc hiểu rõ được bản chất của nó.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com