Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ?

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia Tài chính – Bảo hiểm, thời gian gần đây nhiều bạn đặt những câu hỏi về việc xem xét phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng đồng thời trong quá trình đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì các bạn không biết được những chỉ số trọng tâm nào cần chú ý để đánh giá chính xác, cũng như có thể nhiễu loạn bởi các thông tin khác nhau.  Các chỉ số đánh giá mình nêu dưới đây sẽ phản ánh tính an toàn, tính lợi nhuận, tính hiệu quả và tính tăng trưởng của một công ty

  1. Tỷ số thanh toán hiện hành để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Công thức tính: (Tài sản lưu động (ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn)

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là chỉ số dùng để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng cách chia tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn (Tài sản lưu động hoặc tài sản ngắn hạn) cho toàn bộ các khoản nợ phải chi trả dưới 1 năm (hay còn gọi là nợ ngắn hạn). Nếu kết quả thu được dưới 1, điều đó có nghĩa doanh nghiệp thiếu tiền mặt (Có khả năng không hoàn trả được khi cần). Ngược lại nếu chỉ số này cao trên 2, tính an toàn của doanh nghiệp khá lớn, chưa tối ưu được cơ cấu vốn. Thông thường con số an toàn là 1.4 – 1.5

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản nợ và các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước (Là những chi phí ứng trước như thuê văn phòng), đầu tư ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn hạn hay nợ lưu động (current liabilities) là khái niệm để chi các khoản nợ ngắn hạn đối với các nhà cung cấp, ngân hàng v.v…trong phạm vi một năm. Nợ ngắn hạn thường gồm vay ngắn hạn, khoản nợ đến hạn phải trả, các khoản phải trả người bán ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả người lao động, các khoản phải trả cho người lao động, các khoản chi phí phải trả cho người lao động, các khoản chi phí phải trả ngắn hạn, các khoản nhận ký quỹ, cược ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn khác.

2. Hệ số thích ứng dài hạn để đo khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp

Công thức: Tài sản cố định / (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là chỉ số dùng để đo khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tài sản cố định sử dụng dài hạn được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu là doanh nghiệp có tính an toàn cao. Theo công thức trên thì ít nhất tổng số nợ có kỳ hợn hơn 1 năm và vốn chủ sở hữu phải tương đương số tài sản cố định. Con số an toàn của chỉ số này là dưới 1

Tài sản cố định là tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên một năm. Tài sản cố định có hai loại là hữu hình (nhà xưởng, phương tiện) và vô hình (Quyền sử dụng, bằng sáng chế ..)

Nợ dài hạn Là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo như: khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.

Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông và phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.

3. Số ngày phải thu đánh giá hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu

Công thức tính: 365 X (Phải thu khách hàng bình quân)/ Doanh thu thuần

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là chỉ số để đánh giá hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu (Bao gồm phải thu khách hàng và thương phiếu phải thu). Nó chỉ ra rằng doanh nghiệp có tổng các khoản phải thu bằng bao nhiêu tháng doanh thu của mình (Để xem xét doanh nghiệp mất bao nhiêu tháng để thu hồi khoản phải thu). Một doanh nghiệp luôn mong muốn có thể thu hồi được các khoản phải thu sớm nhất có thể. Vì vậy, họ sẽ cần điều tra xem tình trạng không thu hồi được kéo dài trong bao lâu.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quản lý các khoản phải thu không bị tồn đọng trong thời gian dài. Nếu việc thu hồi bị chậm hơn so với điều kiện cho phép, họ có thể cẩn phải chấm dứt giao dịch.

Số ngày phải thu càng thấp cho thấy khả năng quản lý công nợ của doanh nghiệp càng tốt. Mỗi ngành kinh doanh sẽ có số ngày tồn kho bình quân khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính của ngành đó.

Ở các doanh nghiệp sản xuất, số ngày phải thu trung binh khoảng 30 đến 90 ngày. Trung bình của Top 200 doanh nghiệp trên thị trường có chỉ số phải thu là 46, trung bình ngành hóa chất là 47. Phải thu khách hàng bình quân bằng trung bình cộng giá trị phải thu khách hàng kỳ này và kỳ trước gần nhất

4. Thời gian quay vòng hàng tồn kho / Thời gian tồn kho bình quân phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

Công thức tính: Hàng tồn kho / Doanh thu trung bình 1 tháng

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là chỉ số này phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp hiệu quả và hợp lý hay không. Nó cho thấy doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho bằng bao nhiêu tháng doanh thu (để xem doanh nghiệp cần bao nhiêu tháng để giải phóng lượng hàng tồn kho trong hiện tại) Cũng có trường hợp nhà sản xuất sử dụng giá vốn bán hàng thay vì doanh thu ở mẫu số. Số dư hàng tồn kho càng nhiều có nghĩa là đồng tiền của bạn càng nhàn rỗi, nên nếu có thể, lý tưởng nhất là thực hiện việc phân phối hàng hóa mà không có hàng tồn kho. Con số an toàn của chỉ số này là từ 0.5 – 1 tháng.

5. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tổng nguồn vốn

Công thức tính: Lợi nhuận ròng (LN Sau thuế) / Tổng tài sản bình quân (Tổng nguồn vốn)

Tổng tài sản bình quân bằng trong bình cộng tổng tài sản kỳ này và kỳ trước gần nhất.

Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN.

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tổng nguồn vốn (Tổng tài sản) đầu tư để sinh lợi nhuận. Nó cho thấy lợi nhuận sau thuế sinh ra là bao nhiêu khi doanh nghiệp đầu tư toàn bộ tài sản đã bao gồm các khoản nợ như tiền vay. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện việc một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Nếu tỷ số này thấp, doanh nghiệp có thể nên dừng việc kinh doanh lại và đầu tư vào những mảng có lợi nhuận cao như chứng khoán (Thực tế thì không dễ như vậy). Trung bình Top 200 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường có ROA là 5.2% , nghành hóa chất là 3.8%

6. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu (%) – Biên lợi nhuận hoạt động 

Công thức tính: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Doanh thu X 100

loi-nhuan-doanh-nghiep

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Trong đó:

– Doanh thu thuần: là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ những khoản giảm trừ như: các khoản giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế xuất nhập khẩu.

– Giá vốn hàng bán: được hiểu một cách đơn giản nhất là toàn bộ khoản chi phí bỏ ra để cấu thành nên sản phẩm.

– Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công trực tiếp.

– Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm lãi vay tài chính, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

– Chi phí tài chính: là các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động tài chính. Đây là chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh (bao gồm cả các hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh chính như các hoạt động tài chính) của công ty.

Biên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán, cắt giảm chi phí, cải thiện tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, cải thiện các khoản thu tài chính thì ỷ suất này chắc chắn sẽ tăng. Các bạn hãy cố gắng coi trọng không chỉ doanh thu mà cả tỷ suất lợi nhuận nữa. Trung bình Top 200 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường có biên lợi nhuận hoạt động là 29.3% và ngành hóa chất khoảng 20%

7. Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu – Hệ số tự tài trợ 

Công thức tính: Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) là tổng hợp tài sản từ khoản tiền đầu tư của các cổ đông (tiền vốn cổ đông) và khoản lợi nhuận ròng dược doanh nghiệp giữ lại (lợi nhuận giữ lại). Chỉ số này cho thấy vốn chủ sở hữu có tỷ lệ bao nhiêu so với tổng tài sản. Người ta cũng gọi chỉ số này là tỷ suất vốn chủ sở hữu.

Tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp càng nhiều càng có thể nói rằng tình trạng tài chính của công ty đó tốt bởi vì khi đó doanh nghiệp không bị vướng mắc đến các khoản nợ phải trả lãi suất hay trái phiếu (cần phải trả lãi cho người mua trái phiếu công ty).

Tỷ lệ này cũng thể hiện cơ cấu và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ này <2 thường được xem là an toàn nhưng những doanh nghiệp ngành bất động sản, ngành sản xuất sử dụng nhiều vốn thường có tỷ lệ >2. Trung bình của top 200 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường là 2.1. Ngành hóa chất là 1.6

8. Vòng quay tổng tài sản (lần)

Công thức: Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân 

Tổng tài sản bình quân bằng trung bình cộng giá trị tổng tài sản kỳ này và kỳ trước gần nhất. Chỉ số này đánh giá năng suất của tổng nguồn vốn (tổng tài sản). Tức là với mỗi đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Nếu doanh nghiệp nào có khả năng kiếm được càng nhiều doanh thu với tổng tài sản có hạn, thì doanh nghiệp đó càng kinh doanh hiệu quả. Tỷ số này càng cao thì tỷ lệ quay vòng càng cao, có nghĩa tổng tài sản có năng suất tốt

Chỉ số này có sự khác biệt lớn tùy thuộc vào doanh nghiệp có nắm giữ nhiều tài sản cố định hay không, hoặc là tùy thuộc vào ngành sản xuất kinh doanh. Trung bình top 200 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường có vòng quay tài sản là 0.4. Trung bình ngành hóa chất là 1.

9. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%) phản ánh sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Công thức: (Doanh thu kỳ này – Doanh thu kỳ trước) / Doanh thu kỳ trước X100

QoQ%: Tăng trưởng so với quý liền trước

Y0Y%: Tăng trưởng so với năm liền trước.

Chỉ số tài chính này phản ánh tăng trưởng của một doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng đồng nghĩa với khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng cao. Việc nhìn nhận xem công ty có tiếp tục tăng trưởng hay không là một việc khó, tuy nhiên, nếu tỷ số tăng trưởng doanh thu trong hơn 3 năm liên tiếp , chúng ta có thể xác định mức độ tăng trưởng ấy. Tuy vậy, nếu tổng tài sản tăng lên thì đó lại là dấu hiệu nguy hiểm. Điều quan trọng là các bạn cần giữ cho tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản ở dưới mức của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Con số an toàn của chỉ số này là trên 10% – 20%

10. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Công thức: (Lợi nhuận thuần HĐ SXKD kỳ này – Lợi nhuận thuần HĐSXKD kỳ trước) / Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước X100

QoQ%: Tăng trưởng so với quý liền trước

Y0Y%: Tăng trưởng so với năm liền trước.

Tỷ lệ này cùng với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ở mục trên sẽ là căn cứ giúp chúng ta phán đoán tính lợi nhuận cũng như tính tăng trưởng của một doanh nghiệp. Trong một cơ cấu lợi nhuận cơ bản, sự thắng bại nằm ở việc có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến đâu. Ở chỉ số này, còn số mong muốn là trên 10%

11. Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) và P/E 

Công thức: Lợi nhuận ròng / Số cổ phiếu phát hành

Là lợi nhuận trên một cổ phiếu. Chỉ số này là chìa khóa giúp các nhà đầu tư đánh giá một doanh nghiệp. Chỉ số này cho ta biết nếu như chia lợi nhuận sau thuế cho số lượng cổ phiếu đã phát hành, phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần là bao nhiêu. Tùy thuộc vào số cổ phiếu phát hành mà chỉ số này sẽ có sự khác biệt, vì vậy việc đưa ra một con số mong muốn cho chỉ số này là khó. Đối với các công ty trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ so sánh giá cổ phiếu với chỉ số này – P/E để làm cơ sở đánh giá xem có nên đầu tư chứng khoán hay không ?

P/E = Giá thị trường của một cổ phiếu / EPS. 

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu được (EPS) , nhà đầu tư sẵn sàng bỏ bao nhiêu đồng cho giá của một cổ phiếu doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể hiểu một cách đơn giản khác về P/E đó là số năm để thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp này. Cổ phiếu có P/E < 8-10 lần thường được xem là hợp lý, nhưng với doanh nghiệp có EPS dự kiến tăng trưởng cao trong tương lai (kỳ vọng nhà đầu tư quá cao) thì có thể sẽ có mức P/E cao hơn trung bình ngành. Top 200 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường có P/E là 15.4. Trung bình ngành hóa chất là 12.6

12. Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu – BVPS 

Công thức: Tài sản thuần (Vốn CSH) / Số cổ phiếu phát hành

Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì đây là chỉ số tài chính dành cho các nhà đầu tư. Chỉ số này cho ta biết nếu như bây giờ một công ty giải thể và cần phải phân chia tài sản cho các cổ đông, một cổ phần sẽ tương ứng bao nhiêu tiền. Khi so sánh với khoản tiền đầu tư của bạn thì bạn sẽ biết được mình lỗ hay lãi. BVPS là giá trị của phần vốn chủ sở hữu trên một cổ phiếu theo sổ sách của báo cáo tài chính kỳ gần nhất hay còn gọi là giá trị sổ sách của một cổ phiếu.

Theo quan điểm của Trần Việt, BVPS khi so sánh với giá trị trường của một cổ phiếu, chúng ta sẽ thấy được phần vốn chủ sở hữu được thể hiện trong giá thị trường của một cổ phiếu, phần còn lại là kỳ vọng và cảm xúc của nhà đầu tư.

13. ROE – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Công thức: Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân. 

Vốn chủ sở hữu bình quân bằng trung bình cộng giá trị vốn chủ sở hữu kỳ này và kỳ trước gần nhất. Chỉ tiêu ROE cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, thể hiện qua việc một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Con số này sẽ thay đổi tùy theo ngành và tỷ lệ đòn bẩy tài chính (A/E) được doanh nghiệp sử dụng.

Khi tìm kiếm doanh nghiệp để đầu tư thì nên quan tâm đến các doanh nghiệp có ROE cao hơn mức trung bình ngành. Trung bình của Top 200 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường có ROE là 10.9%. Ngành hóa chất là 7.2%

Bài viết này đã giúp quý độc giả có cái nhìn rút gọn và tập trung hơn đối với các chỉ số đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Quý anh chị có thể gửi các câu hỏi hoặc các vấn đề thắc mắc vào các kênh liên hệ phía dưới.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

  • Gương mặt tư vấn tài chính xuất sắc trên Website MB Ageas: Tại đây 
  • Vietnamnet: Tại đây

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

4. Coaching Tư vấn Tài chính

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: [email protected] / [email protected].

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB