Phân tích bức tranh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ

Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam là một hình ảnh nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về Phân tích bức tranh phố huyện lúc đêm khuya để làm rõ hơn điều này.

1. Nội dung văn học lãng mạn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám:

Phát triển trong bối cảnh của đất nước thuộc địa, chịu sự chi phối của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam hình thành hai bộ phận tiêu biểu như: công khai và không công khai. Trong đó văn học lãng mạn là nơi tiếng gọi của cá thể được biểu hiện với cảm xúc khác nhau đồng thời cũng diễn tả sâu sắc những khát vọng, ước mơ với “cái tôi” độc lập cá nhân, Họ có cái nhìn sâu sắc về con người thế tục với số phận khổ cực để từ đó đi sâu vào thế giới nội tâm của từng nhân vật.

2.

Nội dung văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

:

Văn học hiện thực giai đoạn này tập trung phơi bày thực trạng thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh tình cảnh của các tầng lớp nhân dân với một thái độ cảm thông nhân văn. Nó lên với những áp bức giai cấp, khắc họa mâu thuẫn, xung đột giữa nhân dân lao động với bọn thống trị, với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ nhân đạo, chú trọng miêu tả chính xác hiện thực xã hội. Nhìn chung các nhà văn hiện đi theo chủ nghĩa thực phê phán tập trung khai thác tác động của hoàn cảnh  với con người, với cái nhìn con người là nạn nhân của hoàn cảnh.

3. Nội dung tác phẩm Hai đứa trẻ:

Như đã nói ở trên đây là một câu chuyện nhưng không có cốt chuyện.

Truyện ngắn chỉ xoay quanh hai đứa trẻ Liên và An. Chúng từng có cuộc sống đầy đủ tại Hà Nội do gia đình sa sút nên hai đứa trẻ phải sống nghèo khổ, đơn điệu. Xung quanh nhân vật chị em Liên còn có cuộc sống của chị Tí, bác Siêu, bác Sẩm…. Trong bóng tối ở nơi đây vẫn có cái gì đó tươi sáng hơn được thể hiện qua chi tiết chuyến tàu đêm chạy từ Hà Nội về.

4. Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ:

4.1. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm:

Giới thiệu nội dung đề bài yêu cầu phân tích: bức tranh phố huyện lúc đêm khuya.

4.2. Thân bài:

Khung cảnh của thiên nhiên phố huyện mang vẻ mộc mạc, chứa đựng nhiều giá trị cuộc sống. Từ đó khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, và mang nhiều tầng ý nghĩa cho tác phẩm.

Hình ảnh nơi phố huyện mang nhiều xúc cảm của không gian với sự nhẹ nhàng phản ánh hiện thực sâu sắc.

Phố huyện được miêu tả với vẻ nghèo đói, xơ xác phản ánh cuộc sống  xã hội lúc bấy giờ, không gian chứa đựng nhiều cảm xúc, tình người.

Trước bức tranh của cuộc sống, con người hiện thật nhỏ bé vô cùng:  tối đến mẹ con chị Tý dọn hàng nước vắng khách, Đêm về là lúc hàng phở bác Siêu xuất hiện; gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn; bà cụ Thi điên mua rượu uống, còn chị em Liên ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ tàu. Cuộc sống đơn diệu, buồn tẻ cứ lặp đi lặp lại, những động tác quen thuộc ngày nào cũng thế. Vì vậy người ta mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”

Hình ảnh ngọn đèn dầu nơi phố huyện mang tính nghệ thuật cao. Ngọn đèn dầu được nhắc đến hơn 10 lần nhưng không đủ chiếu sáng để phá tan màn đêm, ngược lại càng làm đêm tối thêm mênh mông, tàn tạ, hắt hiu hơn. Ngọn đèn dầu là đại diện cho kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt. Một kiếp sống không hạnh phúc, cũng không tương lai như cát bụi. Cuộc sống đó ngày càng đè nặng lên đôi vai con người nơi phố huyện

Bức tranh đen tối theo cả hai chiều nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tâm trạng của Liên nhớ lại những ngày tươi đẹp ở Hà Nội. Liên và An lặng lẽ quan sát những gì diễn ra và xót xa, chia sẻ với những  người sống lay lắt trong cơ cực đói nghèo. Nỗi buồn đã tràn ngập trong Liên, nhưng cô bé vẫn dành chỗ cho một sự đợi chờ trong đêm.

 Lúc chuyến tàu đêm đi qua:

– Con tàu xuất hiện 10 lần trong tác phẩm.

– Là niềm vui duy nhất với chị em Liên mang đến những ánh sáng xa lạ, âm thanh ồn ào của khách đối lập với sự buồn tẻ nơi đây. Chuyến tàu trở đầy ký ức của hai chị như con thoi xuyên thủng bóng đêm, xua tan cái ánh sáng mờ ảo của phố huyện.

– Liên chờ tàu vừa là để đợi khách mua hàng vừa để nhìn thấy những điều khác với cuộc đời thường ngày của hai chị em. Con tàu ấy đánh thức hồi ức về quá khứ tươi đẹp mà chị em cô đã từng được sống, giúp Liên biết ước mơ về cuộc sống.

– Chuyến tàu đêm là hình ảnh biểu tượng của một thế giới đáng sống giàu sang rực rỡ ánh sáng đối lập với cuộc sống nghèo nàn, quẩn quanh ở phố huyện. Tác giả muốn lay tỉnh những người đang có cuộc sống quẩn quanh, không lối thoát và hướng họ tới tương lai tốt đẹp. Đó là giá trị nhân văn của truyện ngắn này.

4.4 Kết bài:

Khẳng định lại nội dung đề bài yêu cầu phân tích và nêu quan điểm cá nhân về đề tài đó.

5. Bài văn mẫu:

Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, nhà văn Thạch Lam là một cây bút đa tài năng của nền văn học nước nhà. Với truyện ngắn Hai đứa trẻ trong tập Nắng trong vườn (sáng tác năm 1938) là một tác phẩm tiêu biểu của ông sử dụng chất liệu lãng mạn, như một bài thơ trữ tình mang nỗi buồn nhưng đầy tính nhân văn. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ nét trong bức tranh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ.

Phố Huyện hiện ra trong hiện thức một buổi chiều xác xơ và nghèo khổ – sự kết thúc của một ngày. Màu trời thay đổi từ nắng chói chang chuyển sang màu đỏ khuất dần sau lũy tre. Cảnh tượng có dấu hiệu của bóng tối với sự u ám dần lan tỏa khắp nơi, từ con đường nhỏ đến khu chợ chiều. Những âm thanh gợi lên não nề bằng tiếng trống thu không như mọi ngày. Màu sắc chuyển mình từ đỏ rực như lửa cháy cùng đám mây hồng như than sắp tàn nhường chỗ cho bóng đêm. Nhà văn vận dụng những màu sắc, thanh âm, từ ngữ gợi hình để khắc họa nên cảnh phố huyện lúc chiều tàn thật buồn. Cái buồn và nghèo ấy còn được diễn ra thông qua hình ảnh con người. Đó là những cuộc đời đang quẩn quang không tìm ra lối thoát, những đứa trẻ rủ nhau tranh thủ bới tìm đồ trong đống rác, mẹ con chị tối đến đội cái chõng che đơn sơ ra sân ga bày bán, bà cụ Thi hơi điện hiện lên trong bóng tối rồi khuất dần vào bóng tối, gánh hàng phở nghi ngút khói xa xỉ. Xung quanh chị em Liên là những con người nghèo xơ xác, như những cái xác không hồn, nhặt từng đồng sống qua ngày trong khó khăn. Cảnh chiều tàn cùng cuộc sống thê lương càng khiến Liên mang một nỗi buồn man mác, cái buồn ấy thấm thía vào tâm hồn của cô. Cô thương cảm vô cùng với những đứa trẻ con nghèo nhưng bản thân cũng không có gì để cho.

Một ngày tàn đã qua, dù buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn thức đợi chuyến tàu đêm. Đó là hi vọng duy nhất của hai chị em Liên và những người tại nơi phố huyện nghèo. Nhà văn diễn tả từ cảnh đợi tàu đến cảnh tàu qua để khắc họa tâm trạng đi từ háo hức đến hi vọng rồi hụt hẫng.

Những âm thanh là dấu hiệu tàu sắp đến đểLiên và An tỉnh ngủ. Hình ảnh  ngọn lửa xanh biếc cùng với tiếng còi réo khiến Liên và An cũng háo hức về niềm hi vọng mới. Thứ ánh sáng từ các toa tàu là thứ ánh sáng hi vọng và hạnh phúc, cảnh phố huyện trở nên xôn xao hơn cả. Khách xuống mua hàng khiến cảnh buôn bán tấp nập khiến hai đứa trẻ nhớ về Hà Nội, một nơi náo nhiệt như thế. Và đoàn tàu đi niềm vui, khoảng khắc hạnh phúc của Liên và An cũng vụt tắt. Khung cảnh phố huyện chìm vào màn đêm, mọi người dọn hàng và một ngày buôn bán chính thức kết thúc. Đoàn tàu đi là dấu mốc kết thúc trong ngày. Đó không chỉ là mong ước nhỏ nhoi được bán thêm hàng mà còn là khao khát về cuộc sống mới rực rỡ hơn. Người dân phố huyện lại trở về cuộc sống nghèo khổ xác xơ trước khi đoàn tàu đến. Chị Tí sửa soạn lại đồ, bác Xẩm đã ngủ gục sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc và Liên, An chìm dần vào trong giấc ngủ.

Phân cảnh phố huyện đêm khuya chi tiết là biểu hiện rõ nhất tấm lòng của nhà văn Thạch Lam luôn yêu thương con người thế nào. Ông đồng cảm cho cuộc sống chỉ quẩn quanh trong cái nghèo của những con người cùng khổ nơi đây. Khi mà thế giới ngoài kia rực rỡ, tươi đẹp cũng là lúc trong những người dân nghèo này lóe lên những hy vọng nhỏ nhoi.

Có thể thấy “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam là bức tranh về đời sống cơ cực của con người trong phố huyện. Cuộc sống ấy được tác giả miêu tả qua sự tăm tối của cảnh vật, không gian chỉ náo nhiệt trong khoảnh khắc rồi lại im lặng trở lại nơi phố huyện.