Phân loại tài liệu nghiên cứu

Phân loại tài liệu nghiên cứu

Mục đích thu thập tài liệu nghiên cứu

  • Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho NCKH. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm:

  • Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.

  • Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

  • Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn.

  • Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.

  • Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đở mất thời gian, công sức và tài chính.

  • Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết NCKH.

Có thể chia ra 2 loại tài liệu: tài liệu sơ cấp (hay tài liệu liệu gốc) và tài liệu thứ cấp.

  • Tài liệu sơ cấp, tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.

  • Tài liệu thứ cấp, nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải.