Phân loại quy mô doanh nghiệp và luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

quy mô công ty vừa và nhỏPhân loại công ty theo quy mô 2021

Năm 2021 hiện nay, có rất nhiều chủ kinh doanh, nhà đầu tư, thương gia,… còn gặp nhiều sai lầm khi phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệpquy mô doanh nghiệp

Thực tế, hai định nghĩa này hoàn toàn trái ngược nhau và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và hoạt động của một công ty hay một doanh nghiệp về sau này.

Vậy quy mô doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp bao gồm những loại hình nào? STARTUPLAND sẽ cùng đồng hành và hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho bạn trong 5 phút đọc bài viết này nhé!

Tham khảo bài viết:

Những lưu ý trước khi thành lập công ty 2021

Hướng dẫn đánh giá, xác định tiêu chí quy mô công ty, quy mô doanh nghiệp

Nội Dung Chính

1. Quy mô công ty là gì? 

quy mô công ty là gì Thế nào là quy mô công ty

Quy mô doanh nghiệp hay quy mô công ty được hiểu nôm na là kích thước của một đơn vị, tổ chức kinh doanh. 

Nó được chia thành 3 nhóm là:

  • Doanh nghiệp lớn
  • Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
  • Doanh nghiệp vừa 

Tùy thuộc vào khối lượng công việc hoạt động và các yếu tố như: nguồn vốn, nghiệp vụ chuyên môn, sản phẩm/dịch vụ hướng tới, kinh nghiệm…của chủ đầu tư. 

Từ đó, ta sẽ chọn cho mình được quy mô công ty, doanh nghiệp phù hợp.

Vậy quy mô doanh nghiệp Việt Nam khác gì với quy mô kinh doanh? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu sâu hơn nhé!

2. Quy mô kinh doanh, quy mô sản xuất là gì?

Thực chất, quy mô kinh doanh có cơ cấu giống như quy mô doanh nghiệp.

Nếu quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên kích thước của một đơn vị, số lượng lao động tham gia BHXH, tổng số vốn, doanh thu, các tổ chức kinh doanh

Thì quy mô kinh doanh dựa trên số lượng sản phẩm cung ra thị trường và khối lượng bán được hàng.

3. Tiêu chí xác định, phân loại quy mô doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước khi dựa vào tiêu chí để phân loại doanh nghiệp theo quy mô thì đầu tiên các chủ kinh doanh cần phải nắm một số khái niệm cơ bản như:

Tham khảo bài viết

Công ty mẹ là gì? Công ty con và chi nhánh khác nhau chỗ nào?

3.1 Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ?

công ty vừa và nhỏ là gì

Doanh nghiệp siêu nhỏ là loại quy mô công ty có số lượng lao động tham gia BHXH không quá 10 người, tổng nguồn vốn và doanh thu của doanh nghiệp không quá 3 tỷ đồng.

Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

3.2 Khái niệm và định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là quy mô của những doanh nghiệp, công ty có số lao động tham gia BHXH, tổng nguồn vốndoanh thu của doanh nghiệp tương đối nhỏ. 

Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia làm 2 loại là:

  • Quy mô doanh nghiệp, công ty nhỏ 
  • Quy mô doanh nghiệp vừa

Dựa vào các tiêu chí như nhóm ngành, số lao động tham gia BHXH, vốn và doanh thu sẽ xác định được doanh nghiệp đó là thuộc dạng vừa hoặc nhỏ.

Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp nhỏ khi:

  • Tổng nguồn vốn và doanh thu không quá 20 tỷ.
  • Số lao động tham gia BHXH không quá 50 người

Một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp vừa khi:

  • Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ
  • Số lao động tham gia BHXH không quá 100 người

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ mang vai trò vô cùng to lớn trên thị trường Việt Nam. Cung cấp nhiều loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm tăng thêm lợi nhuận không chỉ mỗi cá nhân chủ kinh doanh mà còn làm tăng GDP của quốc gia.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.3 Doanh nghiệp lớn là gì?

quy mô doanh nghiệp lớnDoanh nghiệp lớn là thế nào?

Doanh nghiệp lớn là các loại doanh nghiệp có số ao động tham gia BHXH và tổng nguồn vốn lớn. 

Thông thường tối thiểu 50 người tham gia BHXH và có tổng nguồn vốn tối thiểu là 10 tỷ trở lên đối với nhóm ngàn thương mại dịch vụ.

3.4 Dấu hiệu xác định, quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu chí xác định,nhận biết doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy môDoanh nghiệp nhỏDoanh nghiệp vừaLĩnh vựcSố lao động tham gia BHXHTổng doanh thuTổng nguồn vốnSố lao động tham gia BHXHTổng doanh thuTổng nguồn vốnNông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sảnKhông quá 100 ngườiKhông quá 20 tỷKhông quá 20 tỷKhông quá 200 ngườiKhông quá 200 tỷKhông quá 100 tỷCông nghiệp, xây dựngKhông quá 100 ngườiKhông quá 20 tỷKhông quá 20 tỷKhông quá 200 ngườiKhông quá 200 tỷKhông quá 100 tỷThương mại, dịch vụKhông quá 50 ngườiKhông quá 100 tỷKhông quá 50 tỷKhông quá 100 ngườiKhông quá 300 tỷKhông quá 100 tỷBảng thống kê doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.5 Dấu hiệu xác định quy mô doanh nghiệp lớn

Đối với doanh nghiệp lớn, chỉ cần xác định trên 2 tiêu chí là tổng số người lao động và tổng nguồn vốn. Cụ thể chi tiết tham khảo bảng phía dưới:

Lĩnh vựcSố lao động tham gia BHXHTổng nguồn vốnNông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sảnTừ 200 đến 300 ngườiTừ 20 tỷ đến 100 tỷCông nghiệp, xây dựngTừ 200 đến 300 ngườiTừ 20 tỷ đến 100 tỷThương mại, dịch vụTừ 50 đến 100 ngườiTừ 10 tỷ đến 50 tỷBảng dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lớn

4. Có nên lựa chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ

công ty nhỏ và cực nhỏDoanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

4.1 Vai trò, ưu điểm khi chọn quy mô công ty nhỏ và siêu nhỏ

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê đưa ra qua kết quả Tổng điều tra kinh tế thì thống kê số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017114,1 nghìn doanh nghiệp trên tổng số 517,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký tại năm đó. 

Cho ta thấy được công ty nhỏ chiếm một phần khá lớn trong nền kinh tế phát triển hiện nay của Việt Nam. 

4.2 Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ

Đa số các cá nhân/tổ chức thường chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ để khởi nghiệp vì nó có những ưu điểm đặc trưng như:

  • Doanh nghiệp nhỏ sẽ có ít lao động làm giảm bớt chi phí hoạt động ban đầu
  • Lượng nhân sự ít sẽ giúp việc quản lý và phân bổ công việc diễn ra dễ dàng hơn
  • Việc dễ phân bổ công việc tạo ra sự nhiệt huyết, khắng khít để thúc đẩy sự phát triển tốt hơn. 

Sau đây sẽ là một số ngành nghề phù hợp cho các nhóm hoạt động kinh doanh hợp lý với các công ty nhỏ: 

Đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất:

  • Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc…
  • Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như: bút bi, giấy vở học sinh; đồ sứ gia dụng; quần áo; giày dép; mây tre đan; sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

Đối với các hoạt động mua bán hàng hóa:

  • Đại lý bán hàng: vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.
  • Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo…

Đối với các hoạt động dịch vụ:

  • Dịch vụ internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí.
  • Dịch vụ bán, cho thuê (sách, đồ dùng sinh hoạt cưới hỏi…)
  • Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô…
  • Dịch vụ khác: vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe…

5. Có nên lựa chọn quy mô doanh nghiệp trung bình

quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏQuy mô doanh nghiệp vừa

Khi lựa chọn quy mô doanh nghiệp trung bình, bạn phải thỏa mãn yêu cầu về số lượng nhân viên từ 201 đến 1000 người. 

Số lượng nhân viên này có thể được xem ở mức tương đối đông, nên chủ doanh nghiệp phải là người có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý doanh nghiệp, phải biết cách sắp xếp và phân bổ công việc một cách hợp lý, chặt chẽ nhất. 

Quản lý cũng như nhân viên của doanh nghiệp này phải được sàng lọc và tuyển dụng kỹ càng về mặt chuyên môn, cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp. 

Đồng thời ở đó, chủ doanh nghiệp phải đưa ra tiêu chuẩn KPI cho từng vị trí công việc cụ thể, để người đảm nhận vị trí đó biết mình phải làm gì? Trách nhiệm của cá nhân mình sẽ đóng góp vai trò gì cho doanh nghiệp? 

Từ đó, sẽ dễ dàng quy ra trách nhiệm khi gặp sự cố và dễ dàng làm việc, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp này thường chi phí ban đầu rất cao, bao gồm chi phí nhân sự, chi phí hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho nhân sự, công việc, máy móc, nhà xưởng.

6. Lựa chọn quy mô doanh nghiệp lớn 

quy mô doanh nghiệp lớnQuy mô doanh nghiệp lớn

Quy mô doanh nghiệp lớn hiện nay được đăng ký kinh doanh vẫn còn là một con số ít ỏi tại thị trường Việt Nam

Chỉ chiếm 5% tổng số doanh nghiệp được đăng ký. Tuy nhiên, then chốt của việc thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung phần lớn lại phụ thuộc vào các doanh nghiệp này. 

Số lượng nhân sự của doanh nghiệp trên con số 1000 người, để chủ doanh nghiệp có thể vận hành được toàn bộ các quá trình hoạt động thì buộc phải là một người am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đang kinh doanh. 

Có khả năng thích nghi và thay đổi với thị trường, có nguồn vốn lớn, đặc biệt phải biết cách quản lý nguồn nhân lực của mình. 

Vì thế, khi lựa chọn mở công ty quy mô lớn bạn cần phải xem xét thật nhiều yếu tố, vừa bên trong, vừa bên ngoài. 

Từ đó, đưa ra đánh giá khách quan về khả năng của mình có thỏa mãn được các điều kiện đó không? Có đảm nhiệm và gánh vác được nhằm giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được sự an toàn trên thị trường.

7. Quy mô công ty nào phù hợp với công việc kinh doanh của bạn?

phân loại doanh nghiệp theo quy mô nào phù hợp với bạn

Việc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp và quy mô công ty là việc vô cùng quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trau dồi và phát triển của một công ty trong tương lai.

Để trả lời được câu hỏi này bạn phải nắm rõ giúp mình 2 vấn đề: 

Với vấn đề 1: Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Bạn có thể tham khảo bài viết: “Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp năm 2021” (https://startupland.vn/so-sanh-cac-loai-hinh-doanh-nghiep-va-cong-ty/) 

Với vấn đề 2: Nên chọn quy mô công ty nào?

Để có thể chọn được một mô hình công ty phù hợp đầu tiên là một chủ kinh doanh, bạn phải xác định được khả năng phát triển của một công ty trong vòng 2,3 năm sắp tới.

Dựa vào số lượng nhân viên, số vốn đầu tư và tổng doanh thu có thể thu về sẽ giúp bạn lựa chọn một mô hình doanh nghiệp phù hợp.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể dựa vào loại hình doanh nghiệp để có thể lựa chọn một quy mô công ty phù hợp như: 

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên với số lượng góp vốn là 1 thành viên thì bạn có thể tham khảo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ.
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần với số lượng thành viên góp vốn từ 2 trở lên thì bạn có thể tham khảo quy mô doanh nghiệp vừa và lớn.

8. Cách xác định số lao động tham gia BHXH bình quân năm

8.1 Khái niệm

Theo Điều 8 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, số lao động tham gia BHXH là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia BHXH theo quy định pháp luật về BHXH.

8.2 Cách tính số lao động thao gia BHXH bình quân năm

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm= Tổng số lao động tham gia BHXH của nămSố tháng trong năm

Cách tính trên được xác định trên chứng từ nộp BHXH của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm

Số lao động tham gia BHXH bình quân=Tổng số lao động tham gia BHXH của các tháng hoạt độngSố tháng hoạt động

9. Cách xác định tổng nguồn vốn của các công ty vừa và nhỏ

Điều 9 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

10. Cách xác định tổng doanh thu của công ty vừa và nhỏ

Theo Điều 10 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

11. Cách kê khai doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN)

Điều 11 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

Nếu doanh nghiệp tự phát hiện kê khai không chính xác, sẽ thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp hưởng nội dung hỗ trợ.

Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.

12. Câu hỏi thường gặp về quy mô doanh nghiệp

12.1 Các loại quy mô doanh nghiệp Việt Nam?

Quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam được chia làm 3 loại: 

  • Quy mô doanh nghiêp siêu nhỏ và nhỏ.
  • Quy mô doanh nghiệp vừa.
  • Quy mô doanh nghiệp lớn.

12.2 Tiêu chí để quyết định doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ?

Tiêu chí để quyết định một doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ là:

  1. Đối với quy mô doanh nghiệp lớn
    • Tiêu chí dựa trên số lao động tham gia BHXH, ngành kinh doanh và tổng nguồn vốn. 
    • Cụ thể chi tiết bạn có thể tham khảo tại mục 3.2 
  2. Đối với quy mô doanh nghiệp lớn:
    • Tiêu chí dựa trên số lao động tham gia BHXH,ngành kinh doanh, tổng nguồn vốn và tổng doanh thu.
    • Cụ thể chi tiết bạn có thể tham khảo tại mục 3.1

12.3 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp năm 2021

Tiêu chí đánh giá và xác định quy mô doanh nghiệp Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí:

  • Số lao động tham gia BHXH
  • Ngành nghề mà chủ kinh doanh đang hoạt động
  • Tổng số nguồn vốn
  • Tổng số doanh thu( đối với doanh nghiệp lớn thì không cần thông số này) 

12.4 Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam về vốn đăng kí kinh doanh là bao nhiêu?

Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam về vốn đăng ký kinh doanh: 

  • Đối với doanh nghiệp nhỏ thì nguồn vốn đăng ký không quá 20 tỷ
  • Đối với doanh nghiệp vừa thì nguồn vốn đăng ký không quá 100 tỷ

12.5 Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thông tư nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

13. Tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp và nhanh chóng

Để giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các quy trình thủ tục thành lập, dịch vụ tư vấn giải pháp doanh nghiệp đã ra đời.

Bạn sẽ không còn đau đầu với việc tìm hiểu các thủ tục, chạy đôn đáo khắp nơi làm hồ sơ. Chưa kể đến việc nguy cơ không được cấp phép rất cao.

Với sự am hiểu về chuyên môn và pháp luật, STARTUPLAND là đơn vị cung cấp giải pháp tư vấn doanh nghiệp hàng đầu.

Chúng tôi luôn cam kết thành công trong mọi dự án, hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp.

Sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, bạn sẽ:

  • Tiết kiệm thời gian cho các thủ tục pháp lý

  • Được đảm bảo thành công xin cấp phép từ lần đầu tiên

  • Hợp pháp hóa mọi hoạt động doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

14. Kết luận

Vậy là STARTUPLAND đã giải quyết mọi vấn đề của các bạn về quy mô doanh nghiệp, quy mô công ty Việt Nam. Còn bạn? Bạn còn gặp thắc mắc nào nữa hay không? Nếu có thì hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!