Phân biệt thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp – Luật Nguyễn – Chuyên tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán thuế

Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng?

phan-biet-thue-tncn-voi-thue-tndn

Rất đơn giản:.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019 thì Thuế là khoản nộp vào ngân sách nhà nước bắt buộc đối với tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Nói cách khác, Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội

Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.

Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…

Sau khi được Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành lập hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế theo quy định.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty

Những loại thuế phải nộp mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập công ty:

  • Lệ phí(thuế) môn bài

  • Thuế GTGT

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Thuế tài nguyên môi trường

Bảng tóm tắt các loại thuế

Loại thuế

Hộ gia đình, Cá nhân KD

Doanh nghiệp

Lệ phí môn bài

Doanh thu:

100 – 300 triệu/năm: 300.000đ/năm

300 – 500 triệu/năm: 500.000đ/năm

Từ 500 triệu trở lên: 1.000.000đ/năm

Vốn điều lệ:

Trên 10 tỷ:     Đóng 3.000.000đ/năm

Từ 10 tỷ trở xuống: Đóng 2.000.000đ/năm

Giá trị gia tăng

Thu nhập từ 100 triệu trở lên phải kê khai nộp thuế

Doanh nghiệp là người nộp thay cho người tiêu dùng dựa trên 2 hình thức Thuế GTGT trực tiếp và thuế GTGT khấu trừ

Thuế TNDN

Không phải nộp

Kê khai theo phương pháp trực tiếp hoặc khấu trừ

Thuế TNCN

Doanh thu dưới 100 triệu miễn thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và đóng thuế cho người lao động

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Phải đóng nếu có sản xuất, kinh doanh mặt hàng này

Phải đóng nếu có sản xuất, kinh doanh mặt hàng này

Thuế tài nguyên môi trường

Phải đóng nếu có khai thác tài nguyên, khoáng sản trong nhóm này

Phải đóng nếu có khai thác tài nguyên, khoáng sản trong nhóm này

Phân biệt thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Giống nhau

– Đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh

– Đều có đối tượng đánh thuế là thu nhập;

– Đều có tính phức tạp và không ổn định, quản lý thuế không hề đơn giản, gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại thuế không thường

Căn cứ pháp lý

– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân 2012;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế 2014

– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật về thuế 2014.

 

Đối tượng nộp thuế

Các cá nhân kinh doanh, nhân viên công ty có thu nhập chịu thuế phát sinh

Tổ chức kinh tế có thu nhập chịu thuế phát sinh

Thu nhập chịu thuế

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có chứng chỉ hành nghề (Doanh thu từ 100 triệu trở lên)

 

– Thu nhập từ tiền lương

 

– Thu nhập vốn đầu tư: lãi cho vay, lãi cổ tức

 

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản

– Thu nhập từ trúng thưởng (trên 10 triệu đồng)

– Thu nhập từ việc bán bản quyền

– Thu nhập từ các khoản chứng từ

thừa kế chứng khoán/các khoản vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế 

– Thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

– Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;…

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ trúng thưởng.

– Thu nhập từ bản quyền;

– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác

Trên đây là một số loại thuế daonh nghiệp cần nắm và thực hiện đầy đủ nhằm tránh bị phạt do chậm nộp thuế.

Xem thêm: >>> Mức xử phạt hành chính về chậm nộp hồ sơ khai thuế

Cáu hỏi thường gặp

Hỏi: Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào trong năm?

Trả lời: Tùy vào ngành nghề mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với từng loại thuế khác nhau. Có 4 loại thuế mà dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào cũng phải nộp sau khi thành lập là: lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.

Hỏi: Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

Trả lời: Doanh nghiệp co thể nộp thuế qua các cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế

  • Nộp thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng

  • Nộp thông qua chữ ký số (giao dịch điện tử)

Hỏi: Các phương pháp kê khai thuế GTGT là gì?

Trả lời:

  • Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

  • Đối với phương pháp trực tiếp sẽ được tính theo 2 cách là trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT

 

————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn