Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết phá sản và giải thể?
Tiêu chí
Phá sản
Giải thể
Khái niệm
Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
Giải thể là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu (ý chí chủ quan) đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân
Doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:
+ Có phạm vi hẹp, doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
+ Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ DN mà không có quyết định gia hạn.
+ Theo quyết định của chủ sở hữu Doanh nghiệp.
+ Công ti không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục;
+ Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy CNĐKKD;
+ Doanh nghiệp bị thua lỗ nhiều nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; do ảnh hưởng của chính sách pháp luật hiện hành
(Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020)
Người có quyền yêu cầu
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
– Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
(Điều 5 Luật Phá sản 2014.)
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
– Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chủ thể giải quyết
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định tuyên bố phá sản và tham gia vào toàn bộ quá trình giải quyết.
(Điều 8 Luật Phá sản 2014)
Chính chủ doanh nghiệp quyết định và giải quyết trong toàn bộ quá trình, chỉ phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) khi kết thúc.
(Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
Cách thức thanh toán tài sản
Thông qua trung gian là Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án quyết định.
(Điều 16 Luật Phá Sản năm 2014 và Điều 45 Luật Phá Sản năm 2014.)
Do chính chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp (giải thể bắt buộc) trực tiếp thanh toán tài sản và giải quyết nợ.
Nguyên tắc trả nợ
Việc thanh toán các khoản nợ chỉ thực hiện khi đã mở thủ tục phá sản và thanh toán theo thứ tự luật định, không bắt buộc phải trả hết nợ nếu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn đủ để thanh toán.
Phải thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính rồi mới tiến hành thủ tục giải thể.
( Tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh Nghiệp năm 2020)
Hậu quả pháp lý đối với người quản lý, điều hành DN
Cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản (trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng).
( Điều 130 Luật Phá Sản 2014)
Chủ doanh nghiệp có thể thành lập ngay một doanh nghiệp mới; vẫn có thể tiếp tục làm người quản lý tại doanh nghiệp mới.