Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Khách hàng đang muốn thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật. Vậy điều đầu tiên quý khách cần phải làm là xin giấy phép kinh doanh cũng như tìm hiểu về quy trình cấp giấy phép. Vậy giấy phép thành lập doanh nghiệp là gì? Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh như thế nào? Luật A+ sẽ giải đáp toàn bộ thông qua bài viết sau.
1. Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
1.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
-
a) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
-
b) Địa chỉ trụ sở hanh của doanh nghiệp;
-
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với hanh viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở hanh của hanh viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
-
d) Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân
1.2 Giấy phép kinh doanh là gì
Hiểu một cách đơn giản thì giấy phép kinh doanh là giấy phép của nhà nước cấp cho doanh nghiệp được tiến hành kinh doanh một lĩnh vực khi doanh nghiệp đó đã đủ điều kiện theo luật định. Ngoài giấy phép kinh doanh còn có một số tên gọi khác cùng nội dung và giá trị pháp lý như giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản chấp thuận, chứng chỉ, chứng nhận (sau đây gọi chung là giấy phép kinh doanh). Đối với những ngành nghề có điều kiện thì sau khi cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp tục chứng minh những điều kiện minh đáp ứng theo luật để cơ quan quản lý chuyên ngành tiếp tục cấp giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo giấy phép kinh doanh và cơ quan quản lý dựa vào giấy phép để quản lý thị trường.
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
-
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
-
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
-
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
-
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
-
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
-
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
-
a) Giấy phép;
-
b) Giấy chứng nhận;
-
c) Chứng chỉ;
-
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
-
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Những ngành phải xin giấy phép kinh doanh có 227 ngành được quy định ở Phụ lục IV của Luật đầu tư, xem tại đây
2. Ý nghĩa từng loại giấy phép
Mỗi loại giấy chứng nhận, giấy phép có một ý nghĩa và tác dụng khác nhau.
2.1. Ý nghĩa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp. (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Giấy chứng nhận doanh nghiệp là giấy khai sinh ra doanh nghiệp, nó chứng tỏ sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp ấy. Từ giấy chứng nhận doanh nghiệp này, thì doanh nghiệp tiến hành các giao dịch với cá nhân, tổ chức, cơ quan khác. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh. Lúc đó tư cách của chủ thể kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với cá nhân kinh doanh. Mặt khác, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại.
2.2. Ý nghĩa giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi cấp phép cho những đối tượng này, Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Giấy phép kinh doanh là sự chứng nhận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể kinh doanh đủ điều kiện..
3. Điều kiện cấp giấy phép
3.1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp đăng ký khai sinh một doanh nghiệp thì chủ sở hữu, cổ đông sáng lập (gọi chung là chủ doanh nghiệp)cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Tư cách pháp lý của chủ doanh nghiệp: Đối với cá nhân cần có CMND, CCCD, passport. Đối với chủ doanh nghiệp là công ty thì cần có Giấy chứng nhận doanh nghiệp. Hiện tại Luật chưa cho phép cá nhân không quốc tịch có thể tiến hành việc lập công ty
Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được cấp phép thành lập
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
-
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
-
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
-
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
-
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
-
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
-
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
-
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
-
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
(Luật doanh nghiệp 2020)
Địa chỉ doanh nghiệp: Chủ công ty cần chuẩn bị địa chỉ để đặt trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty không nằm ở khu nhà tập thể, khu chung cư chỉ được cơ quan quản lý xây dựng cho phép ở.
Vốn điều lệ: Chủ công ty cần đăng ký một mức vốn điều lệ và cam kết góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp không được phép kinh doanh ngành nghề cấm kinh doanh.
Điều 16: Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
-
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
-
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
-
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
-
d) Kinh doanh mại dâm;
-
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
-
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
-
g) Kinh doanh pháo nổ;
-
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3.2 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh một lĩnh vực cụ thể sẽ tuân theo quy định chuyên ngành lĩnh vực đó, nhưng có thể tóm lược thành các điều kiện chung như sau:
-
Vốn: được hiểu là vốn pháp định, ký quỹ đảm bảo số tiền tối thiểu để thực hiện hoạt động kinh doanh. Thông thường số tiền quy định này để đảm bảo rủi ro cho khách hàng trong trường hợp việc kinh doanh không thuận lợi
-
Trình độ chuyên môn: Người thực hiện một số hoạt động kinh doanh sẽ được yêu cầu đáp ứng trình độ chuyên môn nhất định, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho xã hội và cũng giảm rủi ro cho hoạt động đó tác động tiêu cực đến xã hội.
-
Cơ sở vật chất: Yêu cầu về cơ sở vật chất để đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến việc tổ chức hoạt động lĩnh vực kinh doanh cần xin phép.
4. Hướng dẫn lập hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy phép
4.1 Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp cần cung cấp hồ sơ sau:
-
Bản sao y chứng thực pháp lý cá nhân hoặc tổ chức lập doanh nghiệp
-
Đơn đăng ký thành lập
-
Điều lệ công ty
-
Danh sách thành viên hoặc cổ đông (đối với doanh nghiệp TNHH 2 TV hoặc Công ty cổ phần)
4.2 Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để chứng minh các yêu cầu liên quan đến các điều kiện, ví dụ:
-
Xác nhận số dư tài khoản, Báo cáo tài chinh, xác nhận ký quỹ
-
Bằng cấp liên quan chuyên môn
-
Danh sách cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện kinh doanh
Ngoài ra tùy vào điều kiện kinh doanh của ngành nghề cụ thể để doanh nghiệp đáp ứng điều kiện khác.
5. Thời hạn tồn tại của giấy chứng nhận
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: vô thời hạn
– Giấy phép kinh doanh:Phụ thuộc vào quy định của ngành nghề đó, thông thường là 5 năm.
6. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2021 mới nhất
Xem mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại đây
7. Câu hỏi phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Câu số 1:
Công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Hiện đã có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, vừa thành lập thêm địa điểm kinh doanh. Khi làm hồ sơ, bên sở phản hồi phải chuyển đổi giấy phép sang Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì mới lập địa điểm kinh doanh. Phía công ty chưa phân biệt rõ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có khác gì với Giấy phép Kinh doanh hay không. Và quyền lợi cũng như nghĩa vụ của hai loại này là như thế nào. Mong nhận được sự tư vấn của Quý Luật sư.
Luật sư A+: trường hợp của doanh nghiệp minh được thành lập theo luật đầu tư trước 2015 (luật đầu tư 2015). Theo luật đầu tư cũ thì doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó bao gồm cả nội dung chứng nhận doanh nghiệp. Sau khi luật đầu tư 2015 ra đời thì yêu cầu tách hai nội dung chứng nhận đầu tư và chứng nhận doanh nghiệp làm hai giấy chứng nhận riêng và theo thủ tục khác nhau.
Các trường hợp đã cấp theo luật cũ sẽ làm thủ tục cấp đổi theo luật mới để tách thành Giấy đăng ký dự án đầu tư và Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi gì cả, vì thực chất cũng chỉ tách hai nội dung trong một Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy đăng ký dự án đầu tư và Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Câu số 2:
Tôi có thành lập hai công ty: một công ty do tôi quản lý chính, một công ty do vợ tôi quản lý chính, hai công ty đều đứng tên tôi. Hiện nay, hai vợ chồng tôi ly hôn và vợ tôi sang nước ngoài bỏ mặc công ty đến nay cũng được hơn 1 năm nay và tôi cũng quên công ty đó rồi. Hiện nay, công ty tôi bị sở kế hoạch và thuế gọi đến với ly do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời sẽ bị xử phạt về việc không nộp tờ khai, báo cáo. Vậy, tôi xin hỏi tôi không kinh doanh gì thì có bị phạt thuế không?
Luật sư A+: Căn cứ vào Luật quản lý thuế thì doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai thuế cho dù không phát sinh hoạt động kinh doanh. Trường hợp tạm ngưng hoạt động hoặc chấm dứt kinh doanh thì phải làm thủ tục thông báo với thuế thì việc tạm ngưng hoặc chấm dứt đó mới phát sinh hiệu lực pháp lý
Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
-
Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
-
Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
-
Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
-
Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
-
Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
-
Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
-
Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
-
Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
-
Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
-
Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
-
Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
-
Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
-
Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
(Luật quản lý thuế 2019)
Doanh nghiệp không tiến hành kê khai thuế sẽ bi xử phạt theo Nghị định 125/2020 xử phạt vi phạm lĩnh vực thuế
Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
-
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
-
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
-
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
-
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
-
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
8. Dịch vụ tư vấn đăng ký Giấy phép thành lập doanh nghiệp của APLUS LAW
Trong hơn 10 năm hành nghề, các Luật sư A+ luôn tâm niệm nghề nghiệp của mình sinh ra để cống hiến cho khách hàng và cho xã hội. Với từng vụ việc cụ thể, chúng tôi đều hướng đến việc đem lại kết quả bền vững cho khách hàng, giúp môi trường pháp luật ngày càng công chính hơn. Bằng việc nắm chắc cơ sở pháp ý của vụ việc, hiểu rõ cơ chế phối hợp làm việc, cơ chế giám sát của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước, Luật sư A+ nắm rõ con đường để đạt được mục tiêu cho vụ việc pháp lý mình đảm nhận. Các Luật sư của chúng tôi đã thực hiện hơn 4.500+ vụ, và hơn 1.500+ khách hàng với những kết quả đáng tự hào. Ngoài việc đăng ký giấy phép kinh doanh, Luật A+ cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn như:
-
Mã số thuế.
-
Tư vấn pháp lý.
-
Soạn thảo, trực tiếp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng kiểm, giấy đăng ký lưu hành thuốc và các giấy tờ, thủ tục hành chính khác.
-
Đại diện ủy quyền doanh nghiệp thực hiện thủ tục.
-
Hỗ trợ tư vấn các quy định khác trong quá trình kinh doanh.
-
Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người già, trẻ vị thành niên, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Luật A+ hoạt động dựa trên giá trị lâu dài. Chúng tôi cam kết chịu 100% trách nhiệm về những việc đã làm bằng chính uy tín công ty cũng như trước pháp luật. Mọi hoạt động, dịch vụ tư vấn đều theo đúng quy định pháp luật và mang lại lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Giấy phép thành lập doanh nghiệp là gì? Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.