Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp – Dịch vụ giải thể

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Giải thể và phá sản doanh nghiệp là biện pháp chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý lẫn thực tế của doanh nghiệp. Nhìn chung, giải thể và phá sản có một số điểm giống nhau nhưng về đặc điểm, bản chất pháp lý thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Bài viết này, AZTAX sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt giải thể và phá sản.

1. Phân biệt giải thể và phá sản

Phân biệt giải thể và phá sản

Tiêu chí

Giải thể

Phá sản

Điều kiện

Doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ và đồng thời không

trong thời gian tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn và đ

ược Tòa án tuyên bố phá sản.

Về thẩm quyền giải quyết

Chính chủ thể cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện hoặc cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định

Tòa án và các chủ thể có liên quan

Tính chất thủ tục

Thủ tục hành chính

Thủ tục tư pháp, Tố tụng

Xử lý quan hệ tài sản

Thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ trực tiếp thực hiện bởi chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Về hậu quả pháp lý

Hậu quả với chủ Doanh nghiệp

Chấm dứt hoạt động, xóa tên Doanh nghiệp.

Sau khi giải thể không bị hạn chế, được tự do thành lập các doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp có thể phục hồi hoặc chấm dứt hoạt động. Sau này, c

ó thể bị cấm thành lập, tham gia thành lập, quản lý Doanh nghiệp mới.

Căn cứ

Xuất phát từ sự tự nguyện của chủ sở hữu hoặc bắt buộc do pháp luật quy định

Do sự bắt buộc của pháp luật

2. So sánh phá sản và giải thể doanh nghiệp

So sánh giải thể và phá sản

Điểm giống nhau giữa phá sản và giải thể

Giải thể doanh nghiệp và phá sản:

– Giải thể và phá sản đều chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp (trừ trường hợp phục hồi sau phá sản)

– Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi hoàn tất thủ tục

– Doanh nghiệp buộc phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

Điểm khác nhau:

STT

Tiêu chí

Giải thể

Phá sản

1

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2014 

Luật Phá sản 2014 

2

Bản chất

Là một thủ tục hành chính

Là một thủ tục đòi nợ đặc biệt

3

Nguyên nhân

  • Giải thể tự nguyện

– Doanh nghiệp hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của người đứng đầu trong doanh nghiệp.

  • Giải thể bắt buộc

– Công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục;

– Do bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

4

Người có quyền nộp đơn yêu cầu

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Hội đồng thành viên;

– Chủ sở hữu công ty;

– Đại hội đồng cổ đông;

– Tất cả các thành viên hợp danh.

 

– Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên;

– Cổ đông/ nhóm cổ đông (từ 20% vốn liên tục trong 06 tháng);

– Công đoàn, người lao động;

– Chủ nợ;

– Người đại diện theo pháp luật;

– Thành viên hợp danh.

5

Thứ tự thanh toán tài sản

1- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động

2- Nợ thuế;

3- Các khoản nợ khác.

 

 

1- Chi phí phá sản;

2- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,

3- Bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động

4- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

5- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

6- Khoản nợ phải trả cho chủ nợ.

6

Hậu quả pháp lý

Chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động khi có đơn vị khác mua lại.

7

Thái độ của Nhà nước

Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành không bị hạn chế.

Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành

3. Tuyên bố phá sản có lợi gì? Những điểm mới về tuyên bố phá sản

Tuyên bố phá sản có lợi gì

Trong bối cảnh thời đại kinh tế phát triển, có những doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, thì cũng có một số công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Hiểu được điều đó, Luật pháp nước ta có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ có điều kiện hội nhập trong quá trình phát triển như hiện nay. Từ đó, Luật phá sản 2014 được ban hành và được đưa vào áp dụng từ 01/01/2015. Dưới đây sẽ tổng hợp các điểm mới có lợi cho doanh nghiệp:

(1) Gia hạn thời gian thanh toán nợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

(2) Thông báo sai doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sẽ phải bồi thường thiệt hại

(3) Quy định mới về vai trò và điều kiện của Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

(4) Quy định quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

(5) Cho phép thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

(6) Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

(7) Quy định thêm về việc thông báo quyết định không mở thủ tục phá sản

(8) Quy định mới về việc xác định tiền lãi đối với khoản nợ

(9) Quy định mới về các giao dịch

(10) Nguyên tắc mới về tiến hành Hội nghị chủ nợ

(11) Quy định thêm về thủ tục phá sản cho tổ chức tín dụng

(12) Tăng thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

(13) Điều chỉnh thời hạn giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

4. Dịch vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp

Dịch vụ giải thể và phá sản doanh nghiệp

Hiểu được nỗi băn khoăn của doanh nghiệp về các thủ tục, quy trình cũng như các hồ sơ cần thiết để tiến hành giải thể hoặc phá sản, với kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, giải thể trong nhiều năm qua, AZTAX giới thiệu đến doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh, giải thể, tạm ngừng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tiến hành một cách thuận lợi hơn với mức chi phí tối thiểu và tối ưu hiệu quả.

Tham khảo ngay dịch vụ của AZTAX tại: Dịch vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ thực hiện thủ tục thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được tư vấn 24/24 một cách miễn phí và nhanh chóng.