Phân biệt doanh nghiệp và công ty – So sánh sự khác nhau
Trước nay vẫn có luôn có người nghĩ rằng giữa doanh nghiệp và công ty chỉ khác nhau ở tên gọi, nhưng thực chất đây là 2 loại hình kinh doanh khác nhau. Chúng khác nhau không nhiều thêm với cách sử dụng từ của chúng ta luôn thường xuyên sử dụng đa dạng từ ngữ, từ sát nghĩa nên mọi người nhầm lẫn cũng là chuyện bình thường. Vậy chúng ta cần hiểu rõ để có thể phân biệt doanh nghiệp và công ty, hãy cùng luật Minh Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Công ty và doanh nghiệp có gì khác nhau?
Công ty và doanh nghiệp có một số điểm tương đồng, tuy nhiên nếu xét về một số phương diện khác thì ta lại thấy được nhiều điểm riêng biệt giữa chúng. Về hình thức, quy mô thì doanh nghiệp và công ty là khác nhau tùy từng loại hình.
Công ty và doanh nghiệp có nhiều điểm riêng biệt
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai siêu tốc
Thực chất, doanh nghiệp rộng hơn công ty về nhiều mặt, công ty chỉ là tập con của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công ty sở hữu nhiều đặc điểm của doanh nghiệp, và cũng có những thứ mà chỉ doanh nghiệp mới có còn công ty thì không.
Vậy nên, là một người am hiểu về kinh doanh chúng ta không nên nhầm lẫn mà cần phải phân biệt doanh nghiệp và công ty một cách rõ ràng. Để làm được điều đó không khó, chỉ cần chúng ta hiểu rõ về khái niệm và nắm bắt một số đặc điểm nổi bật của chúng.
2. Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức có tên riêng, có trụ sở làm việc, có tài sản, được đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp được hưởng mọi quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp được chia thành 5 hình thức chính
Doanh nghiệp gồm 5 hình thức, đó là:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn,
- Hộ kinh doanh,
- Công ty cổ phần,
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân.
Để phân biệt doanh nghiệp và công ty, chúng ta sẽ tìm hiểu từng hình thức cụ thể.
Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn gồm 2 loại hình chính là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Đúng như tên gọi, loại hình doanh nghiệp này có mức độ chịu trách nhiệm là hữu hạn. Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm phải chịu các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp.
Đối với từng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay 2 thành viên trở lên đều có những hạn chế khác nhau. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không có quyền được phát hành cổ phiếu, dẫn đến khả năng huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng thành viên không vượt quá 50 người là điểm hạn chế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
Loại hình doanh nghiệp thứ 2 mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là hộ kinh doanh. Loại hình này được hình thành do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kí thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của bản thân.
Tiếp theo đó chính là hình thức công ty cổ phần. Số thành viên ít nhất của loại hình doanh nghiệp này là 3 người và không giới hạn cao nhất, cổ phần là số vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 người và tối đa không giới hạn.
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần chính thức có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Thứ 4 chính là công ty hợp danh, loại hình doanh nghiệp này yêu cầu phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung nên được gọi là công ty hợp danh, và thành viên bắt buộc phải là cá nhân. Thành viên có trách nhiệm về tất cả các nghĩa vụ của công ty.
Công ty hợp danh không được phép phát hành cổ phần. Thành viên góp vốn chỉ có trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào công ty.
Cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân, là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mỗi cá nhân chỉ được lập một và chỉ một doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như toàn quyền sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân vốn không có điều lệ công ty và chủ doanh nghiệp có quyền thuê người khác làm giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
3. Công ty là gì?
Công ty được tách biệt và là chủ thể pháp lý hoàn toàn độc lập đối với chủ sở hữu
Ngoài việc hiểu rõ về doanh nghiệp, để phân biệt doanh nghiệp và công ty chúng ta cũng cần năm bắt một số đặc điểm cơ bản của công ty. Công ty là một tập con của doanh nghiệp và có các điểm nổi bật sau:
- Công ty được xem là một pháp nhân
- Công ty được tách biệt và là chủ thể pháp lý hoàn toàn độc lập đối với chủ sở hữu
- Tuy nhiên, chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
- Cổ phần hay số vốn góp trong công ty có thể chuyển nhượng được
- Công ty có mô hình quản lý tập trung và thống nhất
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn đọc hiệu rõ cũng như phân biệt doanh nghiệp và công ty một cách chi tiết cụ thể, mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho khách hàng. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi bằng cách truy cập website https://ketoanminhchau.com/ hoặc hotline 0937967242 để được tư vấn miễn phí.
>>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai