Phân biệt đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp

Có thể nói, đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp là những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay khi các chủ thể, cá nhân tham gia thị trường, và tìm kiếm doanh nghiệp. Để biết sự giống và khác giữa hai khái niệm này. Luật ACC giải đáp cho các bạn với các nội dung chính như sau:

THIẾU HÌNH 

1. Đăng ký kinh doanh là gì?

Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Trong khi đó, chủ thể kinh doanh lại là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lại lợi nhuận trên thị trường.

Đăng ký kinh doanh sẽ áp dụng cho cả cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.

2. Đăng ký doanh nghiệp là gì?

Luật doanh nghiệp năm 2020, quy định khái niệm  đăng ký doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

3. Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp có khác nhau không?

Trước đây, ở các Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp 1999 và cả Luật doanh nghiệp 2005 đều sử dụng “đăng ký kinh doanh” thay vì “đăng ký doanh nghiệp” như hiện nay. Quá trình chuyển từ sử dụng thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” sang “đăng ký doanh nghiệp” mang ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự tiến bộ trong tư duy lập pháp nước nhà.

Về bản chất, hai thuật ngữ này được sử dụng giống nhau đề là thủ tục đăng ký khai sinh ra doanh nghiệp, điều chỉnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng xét về mặt câu chữ, có có sự khác biệt trên một số phương diện như:

– Đăng ký kinh doanh đề cập đến mục đích hoạt động quản lý của nhà nước;

– Đăng ký doanh nghiệp hướng đến hậu quả trực tiếp là doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có thể thấy, phạm vi áp dụng của đăng ký kinh doanh rộng hơn đăng ký doanh nghiệp bởi chủ thể muốn thành lập doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh. Mà bên cạnh đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể cũng phải đăng ký kinh doanh. Do đó:

– Đăng ký kinh doanh áp dụng với 03 đối tượng: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp;

– Đăng ký doanh nghiệp áp dụng với doanh nghiệp, cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

4. Phân biệt đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

Nếu như giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp giống nhau về bản chất thì giấy chứng nhận đăng ký doang nghiệp và giấy phép kinh doanh có sự khác nhau như sau:

Tiêu chí phân biệt

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh

Định nghĩa

 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp

Giấy chứng nhận doanh nghiệp là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

(Khoản 15, Điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2020)

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh

Đối tượng được cấp

Người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập quy định tại Điều 17, Luật doanh nghiệp năm 2020

Tùy các loại giấy phép cụ thể thì đối tượng được cấp có sự khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, chủ thể được cấp là chủ thể đã đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền cấp

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trong từng lĩnh vực tương ứng thuộc các bộ ban ngành khác như Bộ Nông nghiệp có thẩm quyền cấp giấy phép trong lĩnh vực nông nghiệp,…

Điều kiện cấp

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt đúng quy định;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

 

– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng

Thời hạn sử dụng

– Không có thời hạn sử dụng

– Thời hạn của giấy chứng nhận tùy thuộc vào sự tồn tại của doanh nghiệp và quyết định của doanh nghiệp.

– Có thời hạn sử dụng và được thể hiện trong Giấy phép kinh doanh.

– Thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Quyền của Nhà nước

– Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ hồ sơ hợp lệ và đóng lệ phí theo quy định

– Nhà nước vẫn có quyền từ chối nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng dù doanh nghiệp đã nộp hồ sơ hợp lệ và đóng phí xin cấp

Ý nghĩa pháp lý

Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.

Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

– Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.

– Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).

 

5. Một số câu hỏi thường gặp

– Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

Việc đăng ký kinh doanh mang nhiều ý nghĩa nhưng quan trọng nhất đó là cơ sở cho sự ra đời của một tổ chức hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ kinh doanh

– Đăng ký kinh doanh được quy định ở đâu?

Các vấn đề đăng ký kinh doanh được quy định tại Luật Doanh nghiệp, luật hợp tác xã tương ứng với các loại hình thành lập

– Đăng ký doanh nghiệp được quy định ở đâu?

Đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Tiêu chí phân biệt đăng ký doang nghiệp và giấy phép kinh doanh là gì?

Các tiêu chí bao gồm: Định nghĩa; Đối tượng được cấp; Cơ quan có thẩm quyền cấp; Điều kiện cấp; Thời hạn sử dụng; Quyền của Nhà nước; Ý nghĩa pháp lý.

Block “bang-lien-he” not found

1/5 – (1 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin