Phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp?

Phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp?

Trong quá trình hoạt động thương mại; nhiều doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức lại để phù hợp với thực tiễn và mục đích kinh doanh mới của mình. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thông qua bài viết này; Luật Việt Phát sẽ giúp cho các bạn “phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp”

Phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp? – Luật Việt Phát.

1. Khái niệm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp:

Trước hết, để biết được những điểm khác nhau của các cách tổ chức lại doanh nghiệp này; cần hiểu rõ khái niệm. 

Chia doanh nghiệp được hiểu là; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia thành hai hoặc nhiều công ty mới.

Tách doanh nghiệp được hiểu là; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tách thành một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới.

Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu là; hai hay một số công ty hợp nhất thành một công ty mới.

Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là; một hoặc một số công ty sáp nhập vào một công ty khác.

2. Hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp:

Đối với việc chia doanh nghiệp; các cổ đông, thành viên và tài sản công ty được chia để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Đối với việc tách doanh nghiệp; một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có được chuyển để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới.

Đối với hợp nhất doanh nghiệp; những doanh nghiệp mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập 1 doanh nghiệp mới.

Đối với sáp nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.

3. Hệ quả pháp lý của chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; hệ quả pháp lý của chúng cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

Khi chia doanh nghiệp; doanh nghiệp bị chia sẽ chấm dứt sự tồn tại; hình thành nên hai hoặc nhiều pháp nhân mới.

Khi tách doanh nghiệp; doanh nghiệp bị tách vẫn sẽ tồn tại song song với doanh nghiệp mới được tách ra.

Khi hợp nhất doanh nghiệp; một doanh nghiệp mới được hình thành và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Khi sáp nhập doanh nghiệp; chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Trên đây là những sự “phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp”.

Nếu còn thắc mắc về

“phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp”

; Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt Phát để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng             Email: [email protected]

TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – LUẬT VIỆT PHÁT

A 91A Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

T 0965 709 968

E [email protected] | [email protected]

W http://luatvietphat.com/