Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Về điều kiện để được cấp Giấy phép/ Giấy chứng nhận

Một số người vẫn thường hiểu nhầm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh; thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp cũng là một loại giấy phép kinh doanh. Nhưng về bản chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Do đó, hãy cùng Bộ phận hỏi đáp luật doanh nghiệp của Luật sư X phân biệt hai khái niệm này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Nội dung tư vấn

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”

Như vậy, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư; và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện; thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định; hoặc yêu cầu khác.

Thế nào là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Căn cứ Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước; ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp; và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Về ý nghĩa pháp lý

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước; là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước; là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.

Về điều kiện để được cấp Giấy phép/ Giấy chứng nhận

+ Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

+ Đối với Giấy phép kinh doanh:

  • Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất; về vốn pháp định; về chứng chỉ hành nghề;…

Về thủ tục

+ Đối với Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.
  • Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

+ Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp; hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về thời hạn tồn tại

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh: Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Các doanh nghiệp có phải đổi Giấy chứng nhận ĐKDN đã cấp theo Luật cũ để được cấp theo Luật mới không?” answer-0=”Không. Giấy chứng nhận ĐKDN được cấp theo các Luật cũ sẽ còn nguyên giá trị. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung ĐKKD hoặc có nhu cầu đổi sang Giấy chứng nhận theo Luật mới thì sẽ cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN theo Luật mới.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mất Giấy chứng nhận ĐKDN phải làm như thế nào?” answer-0=”Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thời gian cấp Giấy chứng nhận ĐKDN là bao lâu?” answer-0=”Trong thời gian 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ công ty bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đã quá 3 ngày mà công ty bạn vẫn chưa được cấp giấy và trường hợp thiếu hồ sơ mà Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh bạn không nói rõ phải sửa đổi, bổ sung bằng văn bản thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo về vấn đề này để được giải quyết.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết