Phạm Hoài Nhân: Hà Tiên thập cảnh

Trước đây, khi Phú Quốc chưa nổi lên như một điểm đến hấp dẫn thì khi nói đến du lịch Kiên Giang người ta nghĩ ngay đến Hà Tiên. Và nói đến Hà Tiên người ta lại nghĩ đến Hà Tiên thập cảnh. Đây là 10 cảnh đẹp Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ xướng lên trong 10 bài thơ do ông sáng tác, sau đó 31 văn nhân thi sĩ khác cùng họa lại, in trong tập Hà Tiên thập vịnh năm 1737.

Thạch động, một trong Hà Tiên thập cảnh. Ảnh: PHN

Theo nhà thơ Đông Hồ, Hà Tiên thập cảnh gắn liền với Hà Tiên thập vịnh gồm: 

  1. Kim Dự lan đào (đảo vàng chắn sóng – núi Pháo Đài).

  2. Bình San điệp thúy (núi một màu xanh – núi Bình San). 

  3. Tiêu Tự thần chung (cảnh chuông chùa tịch mịch – chùa Tam Bảo)

  4. Giang Thành dạ cổ (trống đêm Giang Thành – lũy Giang Thành)

  5. Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây – núi Thạch Động).

  6. Châu Nham lạc lộ (cò đậu Châu Nham – núi Đá Dựng)

  7. Đông Hồ ấn nguyệt (trăng soi Đông Hồ – đầm Đông Hồ)

  8. Nam Phố trừng ba (bãi Nam sóng lặn, tục danh: Bãi Ớt)

  9. Lộc Trĩ thôn cư (xóm Mũi Nai).

  10. Lư Khê ngư bạc (Rạch Vượt).

Hiện giờ, sau gần 300 năm, một số thắng cảnh trên đã đổi thay theo thời gian khiến nó không còn là thắng cảnh nữa. Thí dụ như: đảo Kim Dự ngăn sóng gió giờ đã nối với đất liền, không còn là đảo và nơi ấy giờ là nhà nghỉ Pháo Đài với khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, quán cà phê; Lư Khê vốn là Rạch Vượt, là nơi thuyền ngư đỗ bến thì giờ đã bị lấp…

Theo ông Lê Minh Hoàng – nguyên giám đốc Sở VHTT & DL Kiên Giang, Hà Tiên thập cảnh chỉ còn ngũ cảnh gồm các cảnh số 2, 3, 5, 6, 9 trong bảng nêu trên.

Mộ Mạc Thiên Tứ trên núi Bình San. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Châu Nham lạc lộ gây tranh cãi khi một số nhà nghiên cứu cho rằng nó không phải Núi Đá Dựng, cụ thể là lập luận của nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, mà bạn có thể đọc

Trong 5 cảnh còn lại thì cảnh số 6 làgây tranh cãi khi một số nhà nghiên cứu cho rằng nó không phải, cụ thể là lập luận của nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, mà bạn có thể đọc tại đây

Tiêu tự thần chung, vốn miêu tả tiếng chuông chùa tịch mịch của chùa Tam Bảo, tức thiên về cảm nhận nhiều hơn là cảnh sắc, thì hiện nay chùa Tam Bảo vẫn còn đó nhưng cái cảm nhận tiếng chuông chùa không như ngày xưa nữa. Một chi tiết đáng chú ý: nhiều người, kể cả các trang web hướng dẫn du lịch, thường nhầm lẫn chùa Tam Bảo (Hà Tiên) với chùa Tam Bảo (Rạch Giá). Sở dĩ như vậy vì ngôi chùa Tam Bảo ở Rạch Giá khá nổi tiếng, được nhà nước công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia nhưng không phải Di tích Kiến trúc Nghệ thuật (có kiến trúc độc đáo, tính nghệ thuật cao), mà là Di tích Lịch sử Văn hóa. Đó là những di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng nào đó. Và sự kiện lịch sử khiến cho chùa được Bộ Văn hóa Thể thao công nhận di tích là sự kiện liên quan đến… đảng cộng sản! Bạn có thể đọc thêm

Một cảnh khác là, vốn miêu tả tiếng chuông chùa tịch mịch của, tức thiên về cảm nhận nhiều hơn là cảnh sắc, thì hiện nay chùa Tam Bảo vẫn còn đó nhưng cái cảm nhận tiếng chuông chùa không như ngày xưa nữa. Một chi tiết đáng chú ý: nhiều người, kể cả các trang web hướng dẫn du lịch, thường nhầm lẫn chùa Tam Bảo (Hà Tiên) với chùa Tam Bảo (Rạch Giá). Sở dĩ như vậy vì ngôi chùa Tam Bảo ở Rạch Giá khá nổi tiếng, được nhà nước công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia nhưng không phải(có kiến trúc độc đáo, tính nghệ thuật cao), mà là. Đó là những di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng nào đó. Và sự kiện lịch sử khiến cho chùa được Bộ Văn hóa Thể thao công nhận di tích là sự kiện liên quan đến… đảng cộng sản! Bạn có thể đọc thêm tại đây