Phải làm gì khi bị nhức chân?

Đau nhức chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vận động nhiều, vận động sai tư thế, chấn thương,…Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm. Vậy phải làm gì khi bị đau nhức chân?

Đau nhức mỏi tay chân là một tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là những người lao động nặng và những người trong độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây đau nhức có thể xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc những tác động từ bên ngoài. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau như đau thần kinh với những cơn đau râm ran như điện giật, hoặc những cơn đau tê buốt và nóng rát. Các nguyên nhân gây đau nhức chân cụ thể như sau:

Làm gì khi bị nhức chân? là vấn đề nhiều người quan tâm. Đau nhức chân khiến bệnh nhân khó chịu và ảnh hưởng tới công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu bệnh nhân đang thắc mắc làm gì khi bị nhức mỏi tay chân thì hãy thử áp dụng các biện pháp sau đây:

2.1. Ngâm chân

Bệnh nhân nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút mỗi ngày, tốt nhất là ngâm trong nước muối ấm. Nước ấm sẽ giúp làm thư giãn các cơ ở chân. Ngoài ra, muối còn có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, do vậy nước muối ấm có thể giúp loại bỏ mùi hôi ở chân.

2.2. Lăn bóng

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức chân là do gân bàn chân bị căng, gân này chạy dọc từ ngón chân tới gót chân. Khi gân này bị viêm sẽ gây ra viêm cân gan bàn chân. Do đó, bệnh nhân nên thư giãn gân bằng cách lăn một quả bóng tennis quanh gót chân.

2.3. Đặt chân lên đá

Đặt bàn chân lên một chai nước lạnh có phủ khăn cũng là một biện pháp đơn giản giúp giảm nhanh các cơn đau nhức chân. Nhiệt độ lạnh còn có thể làm giảm nhanh một số triệu chứng viêm.

2.4. Massage

Massage chân giúp tăng cường lưu thông máu tới chân. Có thể sử dụng kem dưỡng da để mát-xa chân. Đặt ngón tay cái lên đầu bàn chân và ngón tay trỏ lên gót chân, mát- xa bàn chân theo chiều kim đồng hồ, từ ngón chân tới gót chân và mắt cá chân. Sau đó làm ngược lại chiều kim đồng hồ.

2.5. Kéo giãn mắt cá chân

Bệnh nhân nên xoay mắt cá chân một vòng theo chiều kim đồng hồ 10 lần, tiếp theo đổi chiều ngược lại. Thực hiện tương tự đối với bên chân còn lại, mỗi bên chân 10 lần. Những động tác này không chỉ giúp thư giãn mắt cá chân mà còn củng cố các cơ ở khớp.

2.6. Kéo khăn

Trong khi ngồi, bệnh nhân đặt một chân lên bàn cà phê hoặc ghế nệm trước mặt sao cho chân thẳng. Vòng một chiếc khăn hay áo phông quanh bàn chân, nắm chặt hai đầu với hai bàn tay, sau đó nhẹ nhàng kéo nó về phía người sao cho bắp chân và gót chân căng ra. Giữ nguyên khoảng 15 giây sau đó thả lỏng và đổi chân.

2.7 Thay đổi lối sống

Để giảm thiểu tình trạng nhức mỏi tay chân, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức hoặc mang vác vật nặng để hạn chế chế các cơn đau. Bệnh nhân cũng nên tập thể dục thường xuyên, khởi động kỹ trước khi tập luyện hay chơi thể thao để tránh căng cơ, giãn cơ, trật khớp, bong gân…Lựa chọn những môn thể thao phù hợp, vừa sức để tập luyện cũng sẽ giúp hệ cơ xương quen với việc vận động và ít bị đau nhức. Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và các khoáng chất như canxi cũng rất tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp.

Trên đây là một số giải pháp giúp giảm đau nhức mỏi tay chân tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức chân kéo dài không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.