Phả độ gia tiên – Tu tập chữa bệnh
Năm 2005 sau khi được gặp và nói chuyện với cha mình (ông mất năm 2003 hưởng thọ 84 tuổi) tôi bắt đầu tin vào cõi bên kia là hoàn toàn có thật. Ông dẫn chứng những điều có thể kiểm nghiệm được về những người mà chúng tôi quen biết hay họ hàng bên nội, bên ngoại. Đạo đức của họ thế nào, quả báo hay những phúc lộc mà họ được hưởng… Sau đó các cụ tổ tiên báo mộng, mong muốn tôi lập đàn cầu siêu cho tất cả các vong linh trong dòng họ từ nhiều đời trước. 3 năm liên tiếp, lập đàn, mỗi đàn lễ 50 – 70 triệu, 7 vị sư, trụ trì 7 chùa, tụng kinh niệm phật. Thầy giải thích là tiền nhiều để về chùa thầy còn lễ cho đến hết năm (thực tế là nói phét, ra khỏi nhà họ đã quên mình là ai). Đến lúc tôi hiểu là LỄ PHẢ ĐỘ GIA TIÊN phải làm ở chùa thì đã mất vài trăm triệu.
Vậy lễ phả độ gia tiên được hiểu nôm na là lễ cầu xin Trời, Phật, Mẫu, Tiên, Thánh… gia hộ, độ trì, che trở cho các vong linh, dòng họ nhà mình được nương tựa nơi của Phật, cửa Mẫu, cho họ sớm được siêu thoát. Nhất là những vong linh còn nặng nghiệp, nhiều tội lỗi, còn vương vấn nhiều ở cõi trần.
Ở nhà, ban thờ thì sơ sài, hương khói chẳng được tôn nghiêm, thỉnh được ai về mà cầu, mà phả độ kia chứ. Họa chăng là các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại, nhà mình, cùng các quan thân linh mà thôi. Nhưng nếu đến chùa, mà chùa đó thầy cũng chỉ tiền, vừa lễ vừa nghĩ cách mơi tiền gia chủ, nghĩ hôm nay có tiền rồi mua sắm gì, ăn gì, chơi con lô, con đề số mấy, gái gia chủ này xinh quá, ngon quá… thì cũng chỉ mất toi tiền mà thôi.
Gặp được chùa tốt, thầy tốt mà gia chủ ngồi sau không chú tâm vào việc lễ soi mói việc nọ, việc kia, nghĩ chiều nay đi nhậu với thằng nào, vào quán nào, gọi món gì… Hay tự nhiên nghĩ đến, cầu cho đứa này, đứa kia tai nạn, quả báo… thì cũng vậy. Nhưng nếu làm được LỄ PHẢ ĐỘ GIA TIÊN các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, các hương hồn, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ được nương tựa nơi cửa Phật, của Mẫu… Họ được nghe kinh giảng pháp, được hưởng lộc các ngày nhà chùa, nhà đền cúng lễ, được nhẹ nhàng, được siêu thoát… Không chỉ tốt cho họ, mà tốt cả cho mình nhiều hơn, vì lúc này họ đã hiểu về Phật, Pháp,có nhiều bạn bè trong chùa nên cũng trở nên linh thiêng hơn. Muốn phù hộ cho con cháu cùng dễ hơn Họ luôn theo và mách bảo cho con cháu những linh cảm tốt để nhận, và xấu để tránh được. Họ hiểu rằng chỉ có làm điều thiện, điều tốt mới sớm quay trở lại làm kiếp người, tu tiếp lên thành tiên, thành phật. Hoặc ít ra được làm người còn sướng hơn muôn ngàn lần làm vong, làm ma.
Mỗi đàn lễ này thường mất từ 60 – 100 triệu. Hương, hoa bánh kẹo, đàn chay, vàng mã tiền vàng để gia chủ dâng cúng thần linh, các hương linh nhà mình để họ trả nợ các cung các cõi… Các thầy thường làm riêng cho từng nhà vô cùng tốn kém.
Cách nghĩ của tôi: Hương, hoa, oản quả, bánh kẹo… đúng là phải đủ. Nhưng tại sao không góp chung, làm lễ cho nhiều nhà cùng một lúc cho đỡ tốn kém, cho gia chủ. (vì dụ 10-20 nhà thì mỗi nhà 6 – 7 triệu). Vì có bao nhiêu người cũng chỉ cần một đàn lễ thôi chứ, vì thế, chắc chắn đàn lễ sẽ nhiều và to hơn. Có nhiều người, nhiều gia đình, cùng khởi tâm với thầy, thỉnh các Ngài, các cung, các cõi, về chứng lễ, chứng đàn, chứng lời cầu xin, chắc chắn các ngài động tâm giáng hạ, hơn là có vài ba người trong một gia đình lập riêng một đàn lễ.
Đằng nào cũng đã lập đàn lễ lớn rồi sao không cầu luôn nhiều việc cùng lúc. Vì vậy nên thầy hiểu biết và có đẳng cấp cao thường cầu luôn một thể:
– Cầu cho gia tiên tiền tổ, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ được vào chùa nương tựa nơi cửa phật, cửa mẫu…
– Các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của các vong linh nhà mình, của các thành viên trong gia chủ được Phật độ để không còn thù hận, đẻ tâm được nhẹ nhàng siêu thoát.
– Các vong linh hương hồn đang lần quất quanh nhà mình, hay trong nhà mình, các vong linh, hương hồn, chết đường, chết chợ theo một ai đó quấy quả, làm cho không lấy được vợ được chồng… Cầu cho họ được giải thoát thì họ xẽ biết ơn, mà phù hộ ngược lại, cho gia chủ gia đình được yên ổn, sớm tìm dược ý chung nhân, nên vợ nên chồng.
Các thầy thường xé lẻ riêng từng đàn lễ khác nhau, để được moi được nhiều lần tiền của gia chủ. Kết quả là họ sợ quá chạy mất, nên các thầy thường đói, mà càng đói càng tìm cách lừa lọc con nhang đệ tử.